Thị trường tài chính 24h: Thót tim

(ĐTCK) VN-Index bị đánh úp trong phiên ATC; Tăng trưởng tín dụng: Đạt 17% không khó, song cần đảm bảo chất lượng tín dụng; Rốt ráo nâng hạng thị trường chứng khoán; Tâm điểm hút dòng tiền trở lại; Quý II, nhiều doanh nghiệp lãi đột biến nhờ… thanh lý tài sản; Chứng khoán Trung Quốc tăng vọt; Một loạt đồng tiền hạ giá mạnh vì chiến tranh thương mại...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Ảnh Internet. Ảnh Internet.

VN-Index lao dốc trong phiên ATC

Trong phiên sáng, áp lực chốt lời đã khiến cả 2 chỉ số chính giảm mạnh với thanh khoản giữ ở mức như phiên sáng trước đó.

Trong phiên chiều, VN-Index bị đẩy xuống sát mốc 930 điểm, nhưng ở mốc hỗ trợ này, lực cầu nhập cuộc tích cực giúp cả 2 chỉ số chính hồi phục trở lại.

Trong đó, HNX-Index vượt qua tham chiếu, bứt thẳng lên mức cao nhất ngày, còn VN-Index cũng lên gần mức tham chiếu và nhiều nhà đầu tư cũng đã nghĩ đến viễn cảnh tích cực về phiên đảo chiều ngoạn giống như HNX-Index.

Tuy nhiên, mọi kỳ vọng đã bị sụp đổ trong đợt ATC khi nhà đầu tư nước ngoài ra tay “đánh úp” nhóm VN30, kéo VN30-Index lao dốc thẳng đứng xuống mức thấp nhất ngày, và VN-Index lao theo.

Trong đợt ATC nhiều kéo nhiều mã giảm mạnh, nhất là VIC khi giảm 1,33%, xuống 103.600 đồng. SAB xuống mức giá sàn 200.000 đồng. VJC giảm mạnh 6,43% xuống 131.000 đồng. BVH giảm 5,96% xuống 71.000 đồng. ROS mất 6,59%, xuống 41.100 đồng.

Ngoài ra, VRE, BID, GAS, HPG, PLX, FPT, MWG, DHG cũng giảm trên dưới 2%.

Trong khi đó, lực cầu bắt đáy giúp CTG, MBB, SSI, HDB đảo chiều tăng với MBB tăng tốt nhất với 3,1%, lên 23.300 đồng. CTG tăng 1,23%, lên 24.700 đồng. HDB tăng 0,85%, lên 35.400 đồng, mức cao nhất ngày.

FLC vẫn giữ vững sắc tím, chốt phiên khớp 19,28 triệu đơn vị, dư mua giá trần 2,7 triệu đơn vị.

Đứng sau về thanh khoản là HAG với 16 triệu đơn vị, nhưng đóng cửa giảm nhẹ 1,18%, xuống 6.190 đồng.

Ngoài ra, FIT, TSC và GTN cũng duy trì được sắc tím và còn dư mua giá trần, trong đó GTN được khớp 3,65 triệu đơn vị, FIT khớp 1,9 triệu đơn vị và TSC hơn 1 triệu đơn vị.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại bán ròng hơn 1,52 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 220,93 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 326.111 đơn vị, giá trị mua ròng 8,14 tỷ đồng.

Trên sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng hơn 7,18 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 142,18 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 20/7: VN-Index giảm 10,58 điểm (-1,12%), xuống 933,39 điểm HNX-Index tăng 2,03 điểm (+1,93%), lên 107,62 điểm; UPCoM-Index giảm 0,03 điểm (-0,07%), xuống 50,55 điểm. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5.918 tỷ đồng.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Sau chuỗi tăng điểm ấn tượng trong đó Dow Jones có 5 phiên tăng liên tiếp và S&P 500 xác lập đỉnh cao 5 tháng nhờ kết quả kinh doanh tích cực của một số doanh nghiệp được công bố trước đó, phố Wall đã đồng loạt quay đầu điều chỉnh trong phiên thứ Năm sau khi một số doanh nghiệp vừa công bố kết quả kinh doanh thất vọng và giới đầu tư lo  EU sẽ áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ để trả đũa việc Mỹ áp thuế với xe ô tô của EU.

Cụ thể, trong phiên thứ Năm cổ phiếu của eBay giảm tới 10,1% sau báo cáo lợi nhuận thất vọng, cổ phiếu của American Express cũng mất 2,7% khi công ty thẻ tín dụng này báo cáo chi phí tăng.

Kết thúc phiên 19/7, chỉ số Dow Jones giảm 134,79 điểm (-0,53%), xuống 25.064,50 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 11,13 điểm (-0,40%), xuống 2.804,49 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 29,15 điểm (-0,37%), xuống 7.825,30 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục giảm, do lo ngại về đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đang mất dần giá trị, trong bối cảnh đang phải đối mặt với xung đột thương mại lớn với Mỹ.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,29% xuống 22.697,88 điểm. Topix giảm 0,26% xuống 1.744,98 điểm. Tuy nhiên, cả hai chỉ số đều có tuần tăng điểm thứ hai liên tiếp.

Các nhà sản xuất thép, các công ty kim loại màu và các công ty vận tải biển - nạn nhân của những lo ngại về chiến tranh thương mại đã dẫn đầu đà giảm với các chỉ số theo dõi lần lượt mất 1,3%, 1,7% và 1,4%.

Kobe Steel giảm 2,3% sau khi chính thức bị truy tố bởi vụ bê bối làm giả dữ liệu chất lượng thép vào năm ngoái.

Nhóm cổ phiếu liên quan đến bán dẫn chịu sức ép sau khi TSMC, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới đã ước tính doanh thu giảm do nhu cầu khai thác ngành công nghiệp tiền ảo và điện thoại thông minh đi xuống, với Tokyo Electron giảm 3% và Sumco giảm 4,1%.

Công ty quảng cáo Dentsu đã giảm 7,5%, sau khi giới đầu tư có thông tin về doanh số bán hàng của công ty này thấp hơn so với đối thủ tại Pháp Publicis.

Mặt khác, một số cổ phiếu phòng thủ tiếp tục thu hút nhà đầu tư với Seven & I tăng 0,7% và East Japan Railways tăng 0,4%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng vọt hơn 2%, do các nhà đầu tư mua mạnh nhóm cổ phiếu tài chính sau khi các phương tiện truyền thông có thông tin  có khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ đề xuất các quy tắc quản lý tài sản nới lỏng hơn dự kiến.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 2% lên 2.829,27 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 1,9% lên 3.492,89 điểm.

The 21st Century Business Herald đưa tin, Trung Quốc sẽ sớm công bố các chi tiết về các sản phẩm quản lý tài sản của ngân hàng (WMPs).

Hiện vẫn chưa rõ liệu ngưỡng cho WMP sẽ bị hạ xuống hay liệu WMP có được phép đầu tư vào thị trường thứ cấp hay không.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư xem đây như một dấu hiệu cho thấy các quy tắc mới sẽ ít cứng nhắc hơn dự kiến, giúp nhóm cổ phiếu tài chính vọt 4%.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng tăng 3,79%, ngành tiêu dùng tăng 0,48%, bất động sản tăng 1,96% và y tế tăng 0,36%.

Nhóm cổ phiếu tăng giá cao nhất phiên hôm nay Bank of Chengdu Co Ltd tăng 10,06%; Fujian Start Group Co Ltd tăng 10,06% và Shandong Huapeng Glass Co Ltd tăng 10,06%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là Hainan Airlines Holding Co Ltd giảm 10,04%; Hainan Airlines Holding Co Ltd giảm 9,91% và Ningxia Xinri Hengli Steel Wire Rope Co Ltd giảm 8,68%.

Chứng khoán Hồng Kông cũng hồi phục khá tốt khi nhận được hiệu ứng tích cực từ đà tăng vọt của chứng khoán Thượng Hải.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng gần 0,8% lên 28.224,48 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,5% lên 10.682,64 điểm.

Hôm nay, chỉ số Hang Seng đã có thời điểm giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng qua, nhưng đã đảo chiều thành công khi chứng khoán Trung Quốc tăng trở lại. Tuy nhiên, trong cả tuần này, Hang Seng vẫn mất hơn 1%.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 1%, ngành CNTT tăng 0,17%, tài chính tăng 1,06% và bất động sản tăng 0,76%.

Cổ phiếu tăng điểm cao nhất Country Garden Holdings Co Ltd, tăng 3,08%, trong khi mất điểm lớn nhất là Sunny Optical Technology Group Co Ltd giảm 2,86%.

Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất gồm  New China Life Insurance Co Ltd tăng 5,01%; China Merchants Bank Co Ltd tăng 3,62% và Air China Ltd tăng 3,45%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất gồm China Huarong Asset Management Co Ltd giảm 2,05%; ZhongAn Online P & C Insurance Co Ltd giảm 1,2% và CRRC Corp Ltd giảm 1,2%.

Kết thúc phiên 20/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 66,80 điểm (-0,29%), xuống 22.697,88 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 231,62 điểm (+0,76%), lên 28.224,48 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 56,73 điểm (+2,05%), lên 2.829,27 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC phục hồi mạnh. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.085 đồng/USD.

 Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,65 - 36,85 triệu đồng/lượng, tăng 90.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.660 đồng/USD, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.015 - 23.085 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Tăng trưởng tín dụng: Đạt 17% không khó, song cần đảm bảo chất lượng tín dụng

Ngay cả khi hoàn thành chỉ tiêu đề ra mà chất lượng tín dụng không được đảm bảo thì cũng không đạt yêu cầu. Bởi vậy, số lượng và chất lượng tín dụng cần phải luôn song hành..>> Chi tiết

Rốt ráo nâng hạng thị trường chứng khoán

Một nhiệm vụ trọng tâm mà Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu lãnh đạo Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện là phải tập trung đôn đốc triển khai các giải pháp để thành công trong nâng hạng thị trường chứng khoán..>> Chi tiết

Tâm điểm hút dòng tiền trở lại

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018 của các doanh nghiệp lớn trong  nhóm cổ phiếu VN30 được kỳ vọng sẽ là tâm điểm hút dòng tiền trở lại, giúp thị trường chứng khoán sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và lấy lại đà tăng trưởng..>> Chi tiết

Quý II, nhiều doanh nghiệp lãi đột biến nhờ… thanh lý tài sản

Trong mùa công bố kết quả kinh doanh quý II năm nay, nhiều doanh nghiệp niêm yết báo lãi lớn nhờ chuyển nhượng dự án, thanh lý tài sản..>> Chi tiết

 Cán cân thương mại 6 tháng thặng dư 3,36 tỷ USD

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 6/2018 đạt 225,02 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước..>> Chi tiết

Một loạt đồng tiền hạ giá mạnh vì chiến tranh thương mại

Trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (17/7), USD một lần nữa chứng tỏ sức mạnh khi tăng giá so với phần lớn các đồng tiền trên thế giới, nhờ nhận định tích cực của tân Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,284.09 -6.09 -0.47% 232,038 tỷ
HNX 242.58 -1.33 -0.55% 1,769 tỷ
UPCOM 91.57 0.09 0.09% 657 tỷ