Thị trường tài chính 24h: Ồ ạt xả hàng

(ĐTCK) VN-Index thêm một phiên lao dốc; Vàng đã mất vai trò phòng tránh rủi ro; Thị trường cổ phiếu có thể xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật; Tháng 6, chứng khoán sẽ lạc quan hơn?; Vốn gián tiếp: Cần tăng kiểm soát để chảy ổn định hơn; Chứng khoán châu Á vẫn gặp khó;  Nhiều thử thách tháng 6 dành cho nhân dân tệ...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Ảnh: Shutterstock. Ảnh: Shutterstock.

VN-Index lao mạnh xuống dưới 950 điểm

Áp lực bán khá lớn ngay khi mở cửa khiến thị trường chìm trong sắc đỏ. Tuy nhiên, ngay khi bị đẩy về dưới mốc 950 điểm, lực cầu bắt đáy giúp thị trường bật ngược đi lên.

Bước sang phiên chiều,, sau khoảng 1 giờ giao dịch cầm cự, bên nắm ồ ạt xả hàng khiến VN-Index lao thẳng đứng. Mặc dù sau đó đà giảm có được thu hẹp nhưng với áp lực bán trên diện rộng khiến thị trường chia tay mốc 950 điểm.  

Nhóm Vn30 chỉ có 3 mã giữ được sắc xanh gồm DPM +0,84%, EIB +5,08%, SAB +1,2% lên, còn lại đều giảm.

Gánh nặng chính là nhóm ngân hàng với TCB -4,9%, VCB -1%, CTG -2%, BID -2,9%, MBB -2,4%, STB -1,3%, HDB -2%, VPB -1,1%.

Cổ phiếu dầu khí cũng tăng sức ép với GAS -2,8%, PLX -2,9%, PVD -5,1%, PVT -2,1%, PXS -3,1% …

Một số mã bluechip khác cũng thiếu tích cực như VHM -1,7%, VNM -1,2%, VJC 2-%, VRE -2,9%, DHG -2%, PNJ -2,2%, REE -3,1%, HVN -5,4%.

Các cổ phiếu vừa và nhỏ cũng chìm trong biển lửa với hầu hết các mã quen thuộc như HSG, ITA, FLC, AAA, HAG, SCR, TTG, KBC… nới rộng biên độ giảm trong phiên giao dịch chiều.

Tính chung trên toàn thị trườngnhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 4,37 triệu đơn vị. Tổng giá trị vẫn là mua ròng 2,99 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 3/6: VN-Index giảm 13,41 điểm (-1,4%), xuống 946,47 điểm; HNX-Index giảm 1,07 điểm (-1,03%), xuống 103,28 điểm; UPCoM-Index giảm 0,32 điểm (-0,59%), xuống 54,8 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Trong khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thì một cuộc chiến mới lại được châm ngòi khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định đánh thuế 5% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mexico từ ngày 10/6.

Ngoài ra, theo thông báo được đưa ra từ Nhà trắng, mức thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico sẽ tăng lên 10% vào ngày 1/7; 15% vào 1/8; 20% vào ngày 1/9 và 25% vào 1/10 cho tới khi dòng người nhập cư từ nước này ngừng vượt qua biên giới tiến vào nước Mỹ.

Dù chưa có động thái trả đũa chính thức từ Mexico, nhưng với việc hiện có khá nhiều tập đoàn đa quốc gia có hoạt động chính tại Mexico, trong đó có Ford, General Motors, John Deere, IBM và Coca Cola…, quyết định của ông Trump đã khiến giới đầu tư hốt hoảng bán mạnh ra trong phiên cuối tuần, kéo theo nhiều nhóm cổ phiếu lao dốc, nhất là nhóm cổ phiếu ô tô.

Nhiều nhà đầu tư chỉ chú ý đến cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, hoặc có thể giữa Mỹ và EU, nhưng không ngờ tới một cuộc chiến thương mại khác diễn ra với Mexico.

Nỗi lo chiến tranh thương mại tiếp tục khiến Dow Jones có tuần giảm thứ 6 liên tiếp khi mất 3,01% trong tuần qua. Chỉ số S&P 500 giảm tuần thứ 4 liên tiếp khi mất 2,62%. Nasdaq giảm 2,41% tuần giảm thứ 4 liên tiếp.

Trong tháng 5, chỉ số Dow Jones giảm 6,69%, chỉ số S&P 500 giảm 6,58% và Nasdaq giảm 7,93%. Đây là tháng giảm đầu tiên của phố Wall trong năm 2019.

Kết thúc phiên 31/5, chỉ số Dow Jones giảm 354,84 điểm (-1,41%), xuống 24.815,04 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 36,80 điểm (-1,32%), xuống 2.752,06 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 114,57 điểm (-1,51%), xuống 7.453,15 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản suy yếu, khi các nhà đầu tư lo ngại về những rủi ro gia tăng đối với tăng trưởng toàn cầu và trong nước do cuộc chiến thuế quan kéo dài giữa Mỹ và các đối tác thương mại lớn.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,92% xuống 20.410,88 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 9/2. Topix giảm 0,9% xuống 1.498,96 điểm.

Đồng yên tăng lên 108,19 yên/USD đã kích hoạt lệnh bán khá lớn đối với nhóm cổ phiếu xuất khẩu với Fanuc Corp giảm 3,3%, Yaskawa Electric giảm 1,8%, Tokyo Electron giảm 2,1% và Komatsu Ltd giảm 1,8%.

Các cổ phiếu năng lượng cũng mất điểm, sau khi giá dầu hôm thứ Hai giảm hơn 5% với Inpex Corp vấp ngã 1,9%, và Japan Petroleum Exploration Co giảm 3,7%.

Ông lớn Softbank Group gây thất vọng và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường, giảm 6,22%, sau khi việc kêu gọi huy động vốn thành lập quỹ đầu tư lớn thứ 2 sau Vision Fund với trị giá khoảng 100 tỷ USD đã không được các nhà đầu tư quan tâm, do lo ngại về sự  thiếu sự minh bạch và quản trị.

Nhóm cổ phiếu phòng thủ được mua vào trong bối cảnh nhà đầu tư hạn chế rủi ro, theo đó, Tokyo Electric Power và Mitsubishi Estate đều tăng 2,3%.

Cổ phiếu đáng chú ý là Cocokara Fine đã tăng 16,6%, sau khi cho biết đang thảo luận về việc sáp nhập với Sugi Holdings.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, do lo ngại căng thẳng thương mại leo thang có thể làm tăng rủi ro suy thoái toàn cầu, và các biện pháp phòng ngừa của Bắc Kinh có thể ảnh hưởng đến thanh khoản.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,3% xuống 2.890,08 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,06% lên 3.632,01 điểm.

Tháng 5 vừa qua, chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông đều ghi nhận mức giảm hàng tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 10 năm ngoái, khi căng thẳng thương mại Trung-Mỹ gia tăng.

Đồng thời, cũng là tháng chứng kiến dòng vốn nước ngoài chảy ra ngoài mạnh nhất, khi 50 tỷ nhân dân tệ cổ phiếu bị bán ròng (7,24 tỷ USD).

Trong tháng 6 này, vẫn còn các yếu tố bên trong và bên ngoài có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của thị trường cổ phiếu hạng A, ngay cả khi định giá cho rằng mức giá hiện tại đã ở vùng thấp, một báo cáo của ngân hàng đầu tư China International Capital Corporation Limited (CICC) cho thấy.

Hiện tại, giới đầu tư đang lo ngại về các biện pháp ngăn ngừa rủi ro trên thị trường tài chính của Bắc Kinh với việc quốc hữu hóa các ngân hàng vừa và nhỏ có thể tác động đến thanh khoản thị trường, bất chấp việc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Trung Quốc đã tìm cách trấn an các nhà đầu tư sau việc tiếp quản Ngân hàng Baoshang vào hồi tuần trước.

Chứng khoán Hồng Kông hồi về cuối phiên, nhờ được hỗ bởi nhóm cổ phiếu viễn thông sau khi có tin Bắc Kinh sẽ thúc đẩy sự phát triển 5G, mặc dù các nhà đầu tư vẫn lo ngại rằng căng thẳng thương mại leo thang có thể làm tăng nguy cơ suy thoái toàn cầu.

Đóng cửa, Hang Seng-Index gần như không thay đổi ở mức 26.893,86 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,4%, lên 10.430,64 điểm.

Nhóm cổ phiếu viễn thông là điểm sáng của thị trường khi chỉ số phụ tăng 2,5%, mức tăng cao nhất kể từ ngày 4/1, sau khi Bộ Công nghiệp và Thông tin Trung Quốc (MIIT) sẽ triển khai cấp giấy phép 5G thương mại trong tương lai gần, Tân Hoa Xã đưa tin.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu H tăng cao nhất là Guangdong Investment Ltd tăng 4,28%; China Tower Corp Ltd, tăng 3,98% và China Telecom Corp Ltd, tăng 3,01%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất gồm China Minsheng Banking Corp Ltd, giảm 2,28%, China Vanke Co Ltd, giảm 2,2% và China Citic Bank Corp Ltd, giảm 1,8%.

Kết thúc phiên 3/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 190,31 điểm (-0,92%), xuống 20.410,88 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 8,62 điểm (-0,30%), xuống 2.890,08 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 7,23 điểm (-0,03%), xuống 26.893,86 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tiếp tục tăng mạnh. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.470 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 80.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,64 - 36,83 triệu đồng/lượng, tăng thêm 40.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.060 đồng/USD, giảm 5 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.350 - 23.470 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Vàng đã mất vai trò phòng tránh rủi ro

Thương chiến Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng, diễn biến địa chính trị nhiều khu vực vẫn đang rất nóng, giá dầu và chứng khoán biến động mạnh… Ðây là những nhân tố khiến giá vàng tăng mạnh do nhà đầu tư chuyển vốn của mình sang thứ tài sản đảm bảo rủi ro là vàng..>> Chi tiết

Thị trường cổ phiếu có thể xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật

Sau tuần điều chỉnh vừa qua, thị trường cổ phiếu được đánh giá sẽ xuất hiện nhịp hội kỹ thuật trong tuần giao dịch này. Dù vậy, việc các kênh tài sản khác như trái phiếu, vàng... đang duy trì đà tăng cho thấy, áp lực rút ròng vẫn hiện hữu..>> Chi tiết

Tháng 6, chứng khoán sẽ lạc quan hơn?

Tháng 5 đã qua đi với diễn biến TTCK giảm điểm. Tháng 6, TTCK có nhiều điểm mới, kỳ vọng câu chuyện thị trường sẽ lạc quan hơn..>> Chi tiết

Vốn gián tiếp: Cần tăng kiểm soát để chảy ổn định hơn

Từ đầu năm 2019 đến nay, khối ngoại mua ròng 715 triệu USD (431 triệu USD cổ phiếu và 284 triệu USD trái phiếu), giảm 58% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó mua ròng cổ phiếu giảm 72%, còn mua ròng trái phiếu tăng 126%...>> Chi tiết

Nhập khẩu xăng dầu tăng mạnh

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến kỳ giữa tháng 5, nhập khẩu xăng dầu thuộc Top 10 mặt hàng nhập khẩu lớn nhất cả nước với kim ngạch 2,08 tỷ USD, trong đó nhập khẩu dầu thô tăng rất cao..>> Chi tiết

Nhiều thử thách tháng 6 dành cho nhân dân tệ

Tháng 5/2019 là quãng thời gian không lấy làm dễ chịu đối với nhân dân tệ (CNY), vậy nhưng còn nhiều “bất ngờ” ở phía trước..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,290.18 7.09 0.55% 258,687 tỷ
HNX 243.92 1.07 0.44% 1,863 tỷ
UPCOM 91.48 0.35 0.39% 587 tỷ