Thị trường tài chính 24h: Kiên nhẫn chờ hay mua?

(ĐTCK) VN-Index gặp khó ở vùng 900 điểm; Các nhà băng “rũ áo” với trái phiếu VAMC; P/E 15 lần, kiên nhẫn chờ hay mua?; Vốn ngoại khoái cổ phiếu chứng khoán; Lãi suất tăng, doanh nghiệp lo lắng; Chứng khoán châu Á cùng nhau tăng nhẹ; Giá dầu lao dốc, OPEC chịu áp lực vì quá lạc quan...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Ảnh Shutterstock. Ảnh Shutterstock.

VN-Index phục hồi nhẹ

Trong phiên sáng, dù gặp chút khó khăn, nhưng VN-Index đảo chiều thành công nhờ sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng.

Trong phiên chiều, VN-Index tiếp tục đi lên vùng 900 điểm nhờ nhóm cổ phiếu bluechip và ngân hàng. Tuy nhiên, đà tăng đột ngột thu hẹp trong hơn 10 phút cuối phiên, đã dập tắt tia hy vọng của nhà đầu tư.

Nhóm ngân hàng đồng loạt đua nhau tăng mạnh, ngoại trừ VCB lình xình và quay đầu giảm nhẹ. Các mã lớn BID, CTG, TCB đều có mức tăng trên 1-3%, đáng kể là cặp đôi HDB và VPB cùng được kéo lên trần.

Bên cạnh dòng bank, nhóm dầu khí cũng nới rộng khoảng cách, đáng kể là GAS tăng hơn 5% lên 95.000 đồng.

Trái lại, VNM sau diễn biến giằng co đã quay đầu đi xuống. Kết phiên, VNM giảm 1,7% xuống 115.000 đồng/CP.

Thêm vào đó là giao dịch thiếu tích cực của họ Vingroup với VIC giảm 1,7% xuống 90.100 đồng, VRE giảm 1,3% xuống 30.000 đồng, VHM giảm 5,7% xuống 71.200 đồng.

Ở nhóm cổ phiếu thị trường, FLC cũng đã đảo chiều thanh công khi tăng nhẹ 0,8% lên 5.260 đồng với khối lượng khớp lệnh 19,43 triệu đơn vị.

Trên sàn HOSE, khối ngoại bán ròng 3,67 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 128,12 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 42.500 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 2,36 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng 367.720 đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 2,47 tỷ đồng

Kết thúc phiên giao dịch 16/11: VN-Index tăng 1,04 điểm (+0,12%), lên 898,19 điểm; HNX-Index tăng 2 điểm (+1,98%), lên 103,01 điểm; UPCoM-Index tăng 0,76 điểm (+1,49%), lên 52,01 điểm.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Sau khi giảm mạnh phiên đầu tuần do tác động của nhóm cổ phiếu ngân hàng và công nghệ với 2 tác nhân chính là Goldman Sachs với thông tin liên quan đến vụ bê bối tham nhũng tại Quỹ 1MDB của Malaysia và Apple với dự báo doanh số iPhone giảm, phố Wall đã lấy lạ sự cân bằng trong phiên thứ Ba.

Trong phiên thứ Ba, nhóm công nghệ hồi phục, cùng kỳ vọng về việc cuộc chiến thương mại sẽ được giải quyết khi Mỹ - Trung nối lại đàm phán, đã giúp phố Wall lấy lại được sự cân bằng trước sức ép của nhóm cổ phiếu công nghệ và Boeing.

Tưởng chừng phiên giao dịch này sẽ là điểm tựa để phố Wall đi lên trong phiên thứ Tư, nhưng niêm vui chưa kịp đến thì nỗi lo mới xuất hiện.

Trong phiên thứ Tư, các chỉ số chính của phố Wall đồng loạt giảm khá mạnh trở lại khi nhà đầu tư lo lắng các quy định về lĩnh vực ngân hàng sẽ bị thắt chặt lại khi Đảng Dân chủ nắm Hạ viện.

Nhóm cổ phiếu tài chính giảm sau khi Nghị sĩ Đảng Dân chủ Maxine Waters, người dự kiến sẽ trở thành chủ tịch Ủy ban Dịch vụ tài chính của Hạ viên Mỹ cho rằng, bà có ý định đẩy mạnh các quy định chặt chẽ hơn với lĩnh vực ngân hàng.

Đà giảm của nhóm cổ phiếu tài chính khiến phố Wall giảm khá mạnh, nhưng nhờ thông tin Thủ tướng Anh Theresa May giành được sự ủng hộ về một thỏa thuận Brexit (Anh và Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về Brexit), giúp đà giảm của phố Wall được hãm bớt. Dù vậy, S&P 500 cũng đánh dấu chuỗi giảm 5 phiên liên tiếp.

Thông tin kinh tế mới công bố cho biết, lạm phát trong tháng 10 của Mỹ tăng 0,3%, phù hợp với dự báo, không có tác động nhiều tới thị trường.

Kết thúc phiên 14/11, chỉ số Dow Jones giảm 205,99 điểm (-0,81%), xuống 25.080,50 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 20,60 điểm (-0,76%), xuống 2.701,58 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 64,48 điểm (-0,90%), xuống 7.136,39 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục giảm trong phiên cuối tuần với ảnh hưởng lớn từ việc Nvidia trên phố Wall gây tác động mạnh.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 255 giảm 0,6% xuống mức 21.680,34 điểm.

Tính chung cả tuần Nikkei 255 mất 2,6%, chủ yếu do giá dầu thô giảm và các cổ phiếu của các nhà cung cấp linh kiện cho apple và công nghệ khác đi xuống.

Nvidia, nhà sản xuất card đồ họa lớn nhất thế giới đã đưa ra một dự báo doanh thu đáng thất vọng cho quý hiện tại, đổ lỗi do sự sụp đổ của ngành khai thác tiền điện tử.

Theo đó, doanh thu trong quý IV dự báo sẽ là 2,7 tỷ USD, cộng hoặc trừ 2%. Thấp hơn mức dự báo của các nhà phân tích là 3,4 tỷ USD.

Thông tin này đã kéo cổ phiếu của Nintendo Co, vốn sử dụng bộ vi xử lý Tegra của Nvidia cho thiết bị Switch giảm 9,1%, mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ tháng 7/2016.

Ông lớn SoftBank, vốn đầu tư vào Nvidia thông qua Quỹ Vision cũng đã giảm 3,4%.

Các cổ phiếu công nghệ liên đới với Advantest Corp lặn 7,6% và Tokyo Electron giảm 4,3%.

Thông tin đáng chú ý là tờ nhật báo Nikkei dẫn nguồn tin Bộ thương mại của Trung Quốc cho biết nước này có thể đã bắt đầu một cuộc điều tra bán phá giá máy móc của Fanuc Corp và bốn công ty khác của Nhật Bản bao gồm Okuma và Brother Industries.

Theo đó, Fanuc giảm 2%, trong khi Okuma và Brother giảm lần lượt 3,6% và 1,2%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, được hỗ trợ bởi tuyên bố của ngân hàng trung ương và cổ phiếu các công ty chứng khoán tăng vọt.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,4% lên 2.679,11 điểm. Tuần này, chỉ số tăng 3,1%.

Chỉ số CSI300 blue-chip tăng 0,47% lên 3.257,67 điểm và tính chung cả tuần tăng 2,8%.

Chỉ số theo dõi các công ty chứng khoán theo dõi tăng 2,33%. “Nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận của các công ty chứng khoán sẽ được cải thiện nhờ kết quả của các biện pháp hỗ trợ thanh khoản trên thị trường từ chính phủ”, Cao Xuefeng, người đứng đầu nghiên cứu tại Huaxi Securities tại Thành Đô cho biết.

Cổ phiếu của một số công ty có trụ sở tại Thượng Hải tăng sau khi Thời báo Chứng khoán đưa tin Trung Quốc dự kiến sẽ có một dự thảo kế hoạch trước cuối nhằm để mở rộng thương mại tự do Thượng Hải.

Theo đó, Shanghai Waigaoqiao Free Trade Zone Group tăng 7,6%, Shanghai Jinqiao Export Processing Zone Development tăng 10% và Shanghai Lujiazui Finance & Trade Zone Development tăng 9,8%.

Nhóm cổ phiếu tăng tốt nhất phiên hôm nay là Zhejiang Hugeleaf Co Ltd, tăng hơn 10%; Ningbo Yunsheng Co Ltd và Shang Gong Group Co Ltd, tăng 10,1%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là Shanghai index were Sichuan Minjiang Hydropower Co Ltd, giảm 10%; Huaxin Cement Co Ltd, giảm 7,3% và Shanghai Sunglow Packaging Technology Co Ltd giảm 4,8%.

Chứng khoán Hồng Kông theo chân thị trường đại lục tăng nhẹ với điểm sáng thuộc về nhóm công ty viễn thông.

Đóng cửa, Hang Seng tăng 0,31% lên 26.183.53, và tăng 2,3% trong tuần. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,27% lên 10.583,77 điểm, và tăng 1,5% trong tuần.

Chỉ số theo dõi các công ty viễn thông tăng 2,8% nhờ đà dẫn dắt tăng 6,4% của ZTE Corp.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 0,6%, ngành CNTT tăng 0,9%, tài chính kết thúc tăng 0,4% và bất động sản tăng 0,2%.

Cổ phiếu tăng điểm cao nhất phiên hôm nay là BOC Hong Kong Holdings Ltd, tăng 2,2%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Shenzhou International Group Holdings Ltd, giảm 1,6%.

Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất có China Huarong Asset Management Co Ltd tăng 3.2%; Byd Co Ltd, tăng 2.4% và Haitong Securities Co Ltd, cũng tăng 2.4%.

Nhóm cổ phiếu H giẩm sâu nhất gồm Xi măng An Huy Conch Co Ltd, giảm 5,9%, Air China Ltd, giảm 2,6% và China Telecom Corp Ltd, giảm 2,2%.

Kết thúc phiên 16/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 123,28 điểm (-0,57%), xuống 21.680,34 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 10,94 điểm (+0,41%), lên 2.679,11 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 80,19 điểm (+0,31%), lên 26.183,52 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tiếp tục tăng. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.355 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng từ 60.000 đến 80.000 đồng/lượng so với chiều hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,48 - 36,66 triệu đồng/lượng, tăng thêm 30.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.721 đồng/USD, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.265 - 23.355 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Các nhà băng “rũ áo” với trái phiếu VAMC

Khi nợ của các ngân hàng còn “gửi” tại VAMC thì mỗi năm, các ngân hàng phải trả khoản lãi rất lớn của trái phiếu VAMC tương ứng với dư nợ xấu..>> Chi tiết

P/E 15 lần, kiên nhẫn chờ hay mua?

Sau giai đoạn thị trường chứng khoán phục hồi từ mức đáy vào cuối tháng 10, nhà đầu tư vẫn đang thận trọng đối với diễn biến của thị trường từ nay đến cuối năm..>> Chi tiết

- Vốn ngoại khoái cổ phiếu chứng khoán

Nếu như vốn ngoại đang trở thành lực đỡ thị giá cho nhiều cổ phiếu chứng khoán đầu ngành trong giai đoạn thị trường biến động, thì với một số công ty chứng khoán nhỏ, dòng vốn này cũng đang đem lại sự lột xác nhanh chóng, hứa hẹn trở thành những đối thủ đáng gờm trong cuộc cạnh tranh với những công ty Top đầu hiện nay..>> Chi tiết

Lãi suất tăng, doanh nghiệp lo lắng

Nhiều doanh nghiệp lo ngại chi phí lãi vay tăng sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, nhưng sử dụng vốn vay là việc đặng chẳng đừng..>> Chi tiết

Ngành ô tô dự báo tăng trưởng khả quan

Số lượng thống kê mới nhất của Bộ Công thương cho thấy, sản lượng sản xuất ô tô trong tháng 10/2018 ước đạt 24.000 chiếc, tăng 9,3% so với tháng 10/2017. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2018, sản lượng sản xuất ô tô đạt 208.100 chiếc, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2017..>> Chi tiết

Giá dầu lao dốc, OPEC chịu áp lực vì quá lạc quan

Giá dầu đáng lẽ phải đang trong đà leo dốc, với việc lệnh cấm vận của Mỹ lên Iran chính thức có hiệu lực vào đầu tháng 11/2018. Theo đó, lượng dầu mỏ xuất khẩu của Iran - nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ tư thế giới sẽ giảm dần về mức bằng 0..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,193.01 0.0 0.0% 0 tỷ
HNX 226.2 0.0 0.0% 1,701 tỷ
UPCOM 88.15 0.0 0.0% 623 tỷ