Thị trường tài chính 24h: Không dễ có sóng cổ phiếu

(ĐTCK) VN-Index lùi về sát 960 điểm; USD suy yếu tác động tới xu hướng tỷ giá VND/USD; Điểm hòa vốn của chứng quyền; Phát hành trái phiếu: Phải “nói dối” cho... đúng luật; Không dễ có sóng cổ phiếu từ chứng quyền; Chứng khoán châu Á điều chỉnh; Huawei được ân xá: Tin tốt với cổ phiếu công nghệ...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Thị trường tài chính 24h: Không dễ có sóng cổ phiếu

VN-Index tiếp tục giảm nhẹ

Trong phiên sáng, sự thận trọng, cùng áp lực chốt lời ở một số mã lớn khiến VN-Index chao đảo và khi vừa xuống dưới 957 điểm, lực cầu bắt đáy xuất hiện, đẩy chỉ số về sát tham chiếu trước khi thoái lui trở lại.

Trong phiên chiều, VN-Index bị đẩy lại mức 957 điểm và cũng giống như phiên sáng, lực cầu bắt đáy một lần kéo chỉ số trở lại, nhưng không thể giúp VN-Index có được sắc xanh, mà chỉ giúp chỉ số này trở lại mốc 960 điểm.

Trong nhóm cổ phiếu lớn, sắc xanh đã xuất hiện nhiều hơn với VHM +1,11%, VNM +0,72%, SAB +0,29%, BID +0,16%, CTG +1,2%.

Các mã khác giảm như VCB-1,28%, NVL -2,49%, EIB -2,14%, PNJ -1,47% và HPG -1,99%.

Khởi sắc về giá trong nhóm cổ phiếu nhỏ là SJF và HAI khi đóng cửa với sắc tím, trong đó SJF khớp 2,7 triệu đơn vị và HAI khớp 1,75 triệu đơn vị.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 1,86 triệu đơn vị. Tổng giá trị là mua ròng 1,21 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 3/7: VN-Index giảm 1,59 điểm (-0,17%), xuống 960,39 điểm; HNX-Index tăng 0,21 điểm (+0,2%), lên 103,67 điểm; UPCoM-Index tăng 0,33 điểm (+0,60%), lên 55,29 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Sau phiên tăng vọt đầu tuần mới khi phản ứng tích cực với việc Mỹ - Trung ngừng chiến để ngồi lại vào bàn đàm phán thương mại, phố Wall đã lình xình trở lại trong phiên thứ Ba khi tâm lý nhà đầu tư thận trọng trở lại.

Dù Mỹ - Trung đã tuyên bộ tạm ngừng chiến để quay lại bàn đàm phán, Mỹ cũng đã cởi dần lệnh cấm vận với Huawei, nhưng giới đầu tư nghi ngờ về khả năng 2 bên sẽ đạt được thỏa thuận lâu dài.

Trong khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa được xoa dịu, thì giới đầu lại nhận thông tin kém khả quan khi Mỹ đe dọa đánh thuế lên 4 tỷ USD hàng hóa từ Liên minh châu Âu (EU) trong tranh chấp về bảo hộ nhà sản xuất máy bay Airbus.

Dù lình xình đi ngang quanh tham chiếu trong phần lớn thời gian của phiên giao dịch, nhưng 3 chỉ số chính của phố Wall đã đồng loạt quay đầu tăng điểm trong ít phút cuối phiên khi giới đầu tư đặt kỳ vọng vào khả năng Fed giảm lãi suất sau giữ liệu kinh tế vừa công bố có dấu hiệu chậm lại.

Kết thúc phiên 2/7, chỉ số Dow Jones tăng 69,25 điểm (+0,26%), lên 26.786,68 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 8,68 điểm (+0,29%), lên 2.973,01 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 17,93 điểm (+0,22%), lên 8.109,09 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm do bị ảnh hưởng bởi việc chốt lời nhóm cổ phiếu xuất khẩu và sự tăng giá của đồng yên.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 mất 0,53% xuống 21.638,16 điểm. Topix giảm 0,65% xuống 1.579,54 điểm.

"Thị trường đã mất đi sức hấp dẫn, vì sự phấn khích sau thông tin Mỹ-Trung có thể thỏa thuận thương mại đã phai nhạt", Yasuo Sakuma.

Trên thị trường ngoại hối, đồng yên tăng 0,21% lên 107,65 yên/USD đã khiến áp lực chốt lời gia tăng đến nhóm cổ phiếu xuất khẩu với  Nissan Motor mất 2,25% và Tokyo Electron giảm 1,04%.

Đi ngược xu hướng, Fast Retailing tăng 2,5%. sau khi thông báo doanh số của các cửa hàng Uniqlo tăng 27,3% trong tháng 6 vừa qua.

Chứng khoán Trung Quốc giảmm trong bối cảnh các nhà đầu tư thận trọng với tiến trình đàm phán thương mại với Mỹ dự báo sẽ còn khó khăn, và dữ liệu mới từ ngành dịch vụ suy yếu.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,94% xuống 3.015,26 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 1,11% xuống 3.893,53 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính mất 0,72%, ngành tiêu dùng giảm 2,92%, y tế

Nhưng chỉ số phụ ngành bất động sản tăng 1,15% nhờ được trợ giúp bởi China Vanke Co Ltd, sau khi cho biết doanh số tăng 9,6% trong nửa đầu năm.

Tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp trong bốn tháng vào tháng 6 vừa qua, khi lượng du khách hàng nước ngoài suy giảm, thêm vào những dấu hiệu bất ổn đối với nền kinh tế khi cuộc chiến thương mại với Mỹ kéo dài.

Thêm vào những lo ngại, ông Peter Navarro, cố vấn thương mại của Nhà Trắng cho biết hôm thứ Ba rằng, các cuộc đàm phán với Trung Quốc đã diễn ra theo hướng rất tốt, nhưng để có một thỏa thuận sẽ mất thời gian.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu tăng cao nhất là  Beijing Capital Co Ltd, tăng 10,06%; Zhejiang Tuna Environmental Science & Technology Co Ltd, tăng 10,04% và Harbin High-Tech Group Co Ltd,, tăng 10,03%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất có Panda Financial Holding Corp Ltd giảm 10,01%, TKD Science and Technology Co Ltd mất 10% và Jiangsu Guomao Reducer Co Ltd, giảm 9,61%.

Chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ, và cũng như giới đầu tư Đại lục, thị trường thành phố cũng nghi ngờ về thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung sẽ suôn sẻ.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,07% xuống 28.855,14 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,54% xuống 10.922,41 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm 1,1%, ngành CNTT giảm 0,8% và tài chính giảm 0,19%.

Cũng như thị trường Đại lục, chỉ số phụ theo dõ ngành bất động sản đi ngược, khi tăng 1,33% và cũng nhờ 2 ông lớn China Vanke Co Ltd tăng 2,33% và China Aoyuan Group Ltd tăng 1,53%, chạm mức cao nhất lịch sử giá cổ phiếu.

Cổ phiếu tăng cao nhất phiên hôm nay là CSPC Pharmaceutical Group Ltd, tăng 2,5%, trong khi thua lỗ lớn nhất là Sunny Quang Technology Group Co Ltd, giảm 3%.

Nhóm cổ phiếu H tăng tốt nhất CSPC Pharmaceutical Group Ltd tăng 2,5%, China Vanke Co Ltd, tăng 2,33% và China Resources Land Ltd, tăng 1,88%.

Nhóm cổ phiếu H giảm sâu nhất gồm  CITIC Securities Co Ltd, giảm 2,41%, Shenzhou International Group Holdings Ltd, giảm 1,88% và New China Life Insurance Co Ltd, giảm 1,79%.

Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 1,23% xuống 2.096,02 điểm, khi công bố cắt giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế và việc Nhật Bản hạn chế xuất khẩu một số vật liệu cao cấp có hiệu lực từ thứ Năm đã đánh sập nhóm cổ phiếu sản xuất chip lớn.

Hàn Quốc đã cắt giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay xuống mức thấp nhất trong bảy năm. Theo đó, mục tiêu mới từ 2,4% đến 2,5%, thấp hơn so với mức 2,6% đến 2,7% trước đó đề ra.

Kết thúc phiên 3/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 116,11 điểm (-0,53%), xuống 21.638,16 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 28,68 điểm (-0,94%), xuống 3.015,26 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông  giảm 20,42 điểm (-0,07%), xuống 28.855,14 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC giảm nhẹ về cuối ngày. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.305 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 650.000 đồng/lượng chiều mua vào và 750.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 38,85 - 39,17 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.056 đồng/USD, tăng 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.185 - 23.305 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

USD suy yếu tác động tới xu hướng tỷ giá VND/USD

Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục cân nhắc giảm lãi suất USD được cho là yếu tố tác động tiêu cực lên sức khỏe đồng bạc xanh và tác động tích cực lên tỷ giá VND/USD..>> Chi tiết

Điểm hòa vốn của chứng quyền

Để quyết định chọn mua sản phẩm chứng quyền (CW) kỳ hạn nào, nhà đầu tư cần quan tâm hoạt động của doanh nghiệp có cổ phiếu gốc làm chứng quyền, những doanh nghiệp được kỳ vọng có nhiều thông tin tích cực trong tương lai là vùng đáng quan tâm của chứng quyền..>> Chi tiết

Phát hành trái phiếu: Phải “nói dối” cho... đúng luật

Nghị định 163/2018 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp yêu cầu gia tăng minh bạch thông tin phát hành trái phiếu, nhưng doanh nghiệp đang phải… “nói dối” do quy định tại đây chưa phù hợp với đặc tính của loại hình phát hành riêng lẻ..>> Chi tiết

Không dễ có sóng cổ phiếu từ chứng quyền

Trong 6 mã chứng khoán cơ sở của 10 chứng quyền có bảo đảm (CW) vừa được niêm yết, 2 mã có “sóng” trong 2 tuần gần đây là FPT và MWG, 4 mã còn lại gồm MBB, HPG, PNJ, VNM dao động trong biên độ hẹp..>> Chi tiết

Toàn cảnh các FTA Việt Nam đã tham gia

Tính tới tháng 6/2019, Việt Nam tham gia tổng cộng 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong đó, có 12 FTA đã có hiệu lực, 2 FTA đã ký nhưng chưa có hiệu lực và 3 FTA đang trong quá trình đàm phán..>> Chi tiết

Huawei được ân xá: Tin tốt với cổ phiếu công nghệ

Thị trường chứng khoán châu Á đã có phiên giao dịch khởi sắc ngày đầu tuần, sau khi 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đưa ra quyết định hòa hoãn trong cuộc chiến tranh thương mại đang diễn ra..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,290.18 7.09 0.55% 258,687 tỷ
HNX 243.92 1.07 0.44% 1,863 tỷ
UPCOM 91.48 0.35 0.39% 587 tỷ