Thị trường tài chính 24h: Choáng váng

(ĐTCK) VN-Index thủng ngưỡng 960 điểm; Ngân hàng nỗ lực xử lý nợ xấu trong năm 2019; Hai kịch bản cho chứng khoán tháng 5; Doanh nghiệp thép lộ diện nhiều thách thức; Giá cổ phiếu lệch pha với hiệu quả doanh nghiệp; Chứng khoán châu Á bị bán tháo; Công ty của tỷ phú Warren Buffett đặt cược vào bất động sản...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Ảnh Shutterstock. Ảnh Shutterstock.

VN-Index giảm sâu cùng với chứng khoán thế giới

Ngay trước khi bước vào phiên 6/5, thông tin không mấy tích cực từ tình hình thế giới đã tác động mạnh tới diễn biến chứng khoán quốc tế nói chung và thị trường trong nước nói riêng.

Trong phiên sáng, số mã giảm chiếm áp đảo, gấp 4-5 lần số mã tăng, cùng gánh nặng chính đến từ nhóm bluechip và vốn hóa lớn đã đẩy các chỉ số chính giảm sâu.

Bước sang phiên chiều, lực bán vẫn dâng cao và lan rộng. Mặc dù lực cầu hấp thụ gia tăng sau đó đã giúp thị trường bật ngược đi lên. Tuy nhiên, dòng tiền khá yếu khiến VN-Index không đủ sức để dành lại được mốc 960 điểm.

Trong nhóm VN30, chỉ có 2 mã giữ được sắc xanh là CII tăng 2,17% và DHG tăng gần 1%, còn lại đều giao dịch dưới tham chiếu.

Đáng kể một số mã giảm khá mạnh như VHM giảm 1,55%, GAS giảm 4,1%, VNM giảm 1,5%, MSN giảm 1,8%, VRE giảm 2,5%.

Nhóm ngân hàng cũng gia tăng gánh nặng với TCB giảm 2,9%, BID giảm 3,2%, CTG giảm 2,2%, VCB giảm 0,6%, STB giảm 2,4%, VPB giảm 2,6%, MBB giảm 2,7%, HDB giảm 2,5%.

BVH đã thoát giá sàn, nhưng vẫn giảm khá sâu gần 5% xuống 72.900 đồng.

Nhóm cổ phiếu thị trường, DXG bất ngờ giảm giảm 6,8% xuống 19.150 đồng, khớp lệnh 2,47 triệu đơn vị. Một số mã khác cũng kết phiên nằm sàn như HAR, HVG, VHG…

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 1,39 triệu đơn vị, giá trị 70,47 tỷ đồng, gấp hơn 3,3 lần về lượng và tăng 43,46% về giá trị so với phiên cuối tuần trước.

Kết thúc phiên giao dịch 6/5: VN-Index giảm 16,17 điểm (-1,66%), xuống 957,97 điểm; HNX-Index giảm 1,46 điểm (-1,36%), xuống 105,42 điểm; UPCoM-Index giảm 0,49 điểm (-0,88%), xuống 55,28 điểm.

Chứng khoán Mỹ 

Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ mới công bố cho biết, lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ tạo thêm 263.000 việc làm trong tháng 4, được trải đều trên hầu hết các ngành công nghiệp.

Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,6%, mức thấp nhất 49 năm cho thấy sức mạnh bền vững của nền kinh tế Mỹ. Ngoài ra, thu nhập trung bình mỗi giờ chỉ trong kỳ vọng, cho thấy áp lực lạm phát giảm, ủng hộ cho việc không tăng lãi suất của Fed.

Sau dữ liệu kinh tế trên, phố Wall đã đồng loạt quay đầu tăng mạnh sau phiên giảm điểm trước đó.

Dù tăng tốt trong phiên cuối tuần, nhưng Dow Jones vẫn không thoát khỏi tuần giảm thứ 2 liên tiếp khi mất 0,14%, trong khi S&P 500 tăng tuần thứ 2 liên tiếp với mức tăng nhẹ 0,20% và đặc biệt Nasdaq có tuần tăng thứ 5 liên tiếp với mức tăng 0,22%.

Kết thúc phiên 3/5, chỉ số Dow Jones tăng 197,16 điểm (+0,75%), lên 26.504,95 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 28,12 điểm (+0,96%), lên 2.945,64 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 127,22 điểm (+1,58%), lên 8.164,00 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản nghỉ đến hết ngày 6/5.

Chứng khoán Trung Quốc bị bán tháo và cả đồng nhân dân tệ trong phiên giao dịch sáng đầu tuần mới (6/5), sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tăng thêm thuế đối hàng hóa Trung Quốc.

Trong thông báo, ông cũng dọa sẽ sớm áp thuế 25% với 325 tỷ USD hàng Trung Quốc nữa. Tổng thống Mỹ khẳng định: "Thuế này ít có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất. Thiệt hại chủ yếu do Trung Quốc gánh. Đàm phán thương mại với Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn, nhưng quá chậm".

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 5,58% xuống 2.906,46 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 5,84% xuống 3.684,62 điểm. Cả 2 chỉ số đều có ngày giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2016.

Phiên hôm nay, có khoảng 1.000 cổ phiếu đã giảm tối đa cho phép -10%.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm choáng váng thị trường toàn cầu với một dòng tweet vào cuối ngày Chủ nhật, tuyên bố sẽ tăng thuế lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng của Trung Quốc trong tuần này.

Đồng nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất là 6,7994/USD, mức thấp nhất trong 3 tháng rưỡi qua, trong khi đồng nhân dân tệ ở nước ngoài giảm tới 1,3%.

Ngành nông nghiệp là điểm sáng duy nhất, với Hefei Fengle Seed Co và Great-Sun Food Co Ltd tăng 10% với kỳ vọng có thể hưởng lợi nếu Bắc Kinh trả đũa đánh thuế hàng nhập khẩu của Mỹ.

Sáng nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã quyết định sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng vừa và nhỏ, qua đó, có thể giải phóng khoảng 280 tỷ nhân dân tệ (41,25 tỷ USD) cho các khoản vai dài hạn, và đối tượng hướng đến các công ty nhỏ và công ty tư nhân. Hiện không rõ động thái mới của PBOC có phải là một biện pháp trấn an thị trường hay không.

Chứng khoán Hồng Kông chịu ảnh hưởng tiêu cực không kém, khi cũng giảm mạnh ngay khi mở cửa và áp lực bán luôn hiện diện cho đến hết phiên.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 2,9% xuống 29.209,82 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 2,95% xuống 11.233,66 điểm.

Kết thúc phiên 6/5:  Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 171,87 điểm (-5,58%), xuống 2.906,46 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 871,73 điểm (-2,9%), xuống 29,209,82 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tăng nhẹ. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.310 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay tăng 20.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,20 - 36,39 triệu đồng/lượng, không đổi so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 23.033 đồng/USD, không đổi so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.210 - 23.310 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Ngân hàng nỗ lực xử lý nợ xấu trong năm 2019

Kể từ khi có cơ chế xử lý nợ xấu là Nghị quyết 42/2017/QH14, nhiều ngân hàng đã và đang mua lại nợ xấu đã bán cho VAMC để có thể chủ động xử lý, qua đó giảm trích lập dự phòng rủi ro..>> Chi tiết

Hai kịch bản cho chứng khoán tháng 5

Trong tháng 5/2019, mặc dù hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp được đánh giá triển vọng, nhưng trước diễn biến khó lường từ các rủi ro bên ngoài, theo CTCK Yuanta Việt Nam, chứng khoán Việt Nam sẽ duy trì đà giảm với 2 kịch bản..>> Chi tiết

Doanh nghiệp thép lộ diện nhiều thách thức

Hàng loạt doanh nghiệp ngành thép đồng loạt công bố, lợi nhuận trong quý đầu năm 2019 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2018, thậm chí thua lỗ..>> Chi tiết

Giá cổ phiếu lệch pha với hiệu quả doanh nghiệp

Mùa công bố kết quả kinh doanh thường được nhiều nhà đầu tư chờ đón với mong muốn giá cổ phiếu tăng tương ứng với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thế nhưng, nghịch lý trên thị trường chứng khoán lại không hiếm..>> Chi tiết

“Cân đong” thuận - nghịch kinh tế 2019

Dù có nhiều yếu tố thuận lợi, song những rủi ro mà nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt không phải là nhỏ. Điều này có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2019..>> Chi tiết

Công ty của tỷ phú Warren Buffett đặt cược vào bất động sản

Nổi tiếng vì sự thận trọng, việc Berkshire Hathaway HomeServices mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn cầu cho thấy, công ty hoạt động trong lĩnh vực địa ốc của tỷ phú Warren Buffett này đang đặt nhiều kỳ vọng vào thị trường bất động sản..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,284.02 -6.16 -0.48% 108,400 tỷ
HNX 243.11 -0.8 -0.33% 977 tỷ
UPCOM 91.55 0.07 0.07% 353 tỷ