Thị trường tài chính 24h: Các thị trường chứng khoán yếu đà

(ĐTCK) VN-Index xuống dưới 915 điểm; Cận cảnh bức tranh nợ xấu tại một số ngân hàng; Ông lớn “lướt lát” đẩy mạnh đầu tư chứng khoán phái sinh; “Đại gia” cũng khổ vì nợ; Thời gian gần cạn, nhiều doanh nghiệp vẫn ở vạch xuất phát; Chứng khoán châu Á phân hóa; Trung Quốc lần đầu công khai lo ngại về hậu quả cuộc chiến thương mại với Mỹ...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua. 
Ảnh Shutterstock. Ảnh Shutterstock.

VN-Index giảm trở lại

Phiên sáng nay, bên cạnh dòng tiền tham gia có phần thận trọng, áp lực bán gia tăng khiến thị trường rung lắc và quay đầu điều chỉnh về sát 910 điểm.

Sang phiên chiều, ngay khi đẩy về dưới 910 điểm, lực cầu được kích hoạt đã giúp đà giảm thu hẹp đáng kể.

Tuy nhiên, lực bán gia tăng mạnh sau đó đã dập tắt nỗ lực thị trường. Sắc đỏ tràn ngập bảng điện tử, nhóm bluechip là gánh nặng chính đẩy chỉ số chìm sâu.

Gần như toàn bộ các cổ phiếu trong nhóm VN30 đều giảm điểm, ngoại trừ CTD, GMD và VJC tăng nhẹ; SBT đứng giá tham chiếu.

Top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất hầu hết thiếu tích cực như VIC giảm 1,7% xuống 95.500 đồng; VNM giảm 1,6% xuống 114.300 đồng, VCB giảm 1,1% xuống 55.000 đồng, GAS giảm 2,4% xuống 101.500 đồng, SAB giảm 0,2% xuống 222.000 đồng; BID, MSN giảm 1,2% xuống 82.000 đồng, TCB giảm 3% xuống 26.100 đồng, CTG giảm 2,4% xuống 22.850 đồng.

Ngoại trừ BID và VHM có được sắc xanh với mức tăng tương ứng 2,9% lên 30.350 đồng và 3,9% lên 69.000 đồng.

HSG tiếp tục giảm sàn thứ 2 liên tiếp, -6,9% xuống 8.590 đồng, khớp lệnh dẫn đầu sàn HOSE với 7,71 triệu đơn vị.

Cổ phiếu khác ngành thép là NKG chưa thoát khỏi những ngày đen tối, khi giảm thứ 11 phiên liên tiếp và là phiên giảm sàn thứ 2 liên tiếp. Chỉ tính trong tháng 10, cổ phiếu NKG đã giảm tới 37,79%.

Các thành viên khác trong nhóm thép cũng giảm khá sâu như HPG giảm 1,6% xuống 39.600 đồng, POM giảm 2,2% xuống 11.000 đồng, TLH giảm 3,3% xuống 6.200 đồng.

Trong phiên này, trên sàn HOSE khối ngoại mua ròng 24,91 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng lên tới 2.138,28 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 174.314 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 2,81 tỷ đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 135.208 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 15,8 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 1/11: VN-Index tăng 26,07 điểm (+2,93%), lên 914,76 điểm; HNX-Index tăng 3,63 điểm (+3,57%), lên 105,35 điểm; UPCoM-Index tăng 0,57 điểm (+1,12%), lên 51,78 điểm.

Chứng khoán thế giới

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tiếp tục có phiên tăng điểm ấn tượng trong ngày thứ Tư khi giới đầu tư tiếp tục rót tiền mạnh vào nhóm cổ phiếu chip và internet, cùng kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp vừa công bố tích cực, đặc biệt là General Motors.

Theo dữ liệu kinh tế vừa công bố, bảng lương trong lĩnh vực tư nhân của Mỹ tăng thêm 227.000 việc làm trong tháng 10, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 2 và vượt qua dự báo 189.000 việc làm của giới phân tích.

Trong khi con số của tháng 9 đươc điều chỉnh xuống mức 218.000 việc làm so với mức 230.000 việc làm công bố ban đầu.

Dù hồi phục tốt trong 2 phiên cuối tháng, nhưng trong tháng 10, với nỗi lo chiến tranh thương mại, lãi suất tăng cao và suy giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, phố Wall vẫn có tháng giảm mạnh nhất trong nhiều năm.

Trong đó, Dow Jones giảm 5,07%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2016, S&P 500 giảm 6,94%, mức giảm mạnh nhất 7 năm và Nasdaq mất tới 9,20%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2008.

Báo cáo chỉ số chi phí lao động cho thấy, tiền lương và tiền công, chiếm 70% chi phí nhân công, tăng 0,9% trong quý III sau khi tăng 0,5% trong giai đoạn trước.

Kết thúc phiên 31/10, chỉ số Dow Jones tăng 241,12 điểm (+0,97%), lên 25.115,76 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 29,11 điểm (+1,09%), lên 2.711,74 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 144,25 điểm (+2,01%), lên 7.305,90 điểm.

Thị trường châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm điểm do ngành truyền thông gây lo ngại về triển vọng lợi nhuận.

Đóng cửa, Nikkei 255 giảm 1,1% xuống 21.687,65 điểm. Topix giảm 0,9% xuống 1.632,05 điểm.

Lĩnh vực truyền thông đã mất 8,3% và là nhóm ngành giảm sâu nhất trên thị trường. Thông tin tiêu cực đến tử việc NTT Docomo cho biết giảm chi phí dịch vụ từ 20-40% trong quý III vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập trong năm tài chính tiếp theo.

KDDI Corp giảm 16% xuống mức thấp nhất trong 4 năm, trong khi SoftBank giảm 8,2%.

Một số cổ phiếu đáng chú ý khác là Panasonic Corp, giảm 5,6% sau khi lợi nhuận hoạt động giảm 15% trong quý vừa qua do chi phí gia tăng tại nhà máy pin, nơi cung cấp pin cho Tesla.

Yamaha Motor giảm 15% sau khi cắt giảm dự báo lợi nhuận hoạt động trong năm tài chính do doanh số xe máy yếu đi ở các thị trường mới nổi.

Các công ty tài chính, vốn đầu tư khá nhiều vào trái phiếu chính phủ Mỹ, đã đi lên với Dai-ichi Life Holdings tăng 1,8% và T D Holdings tăng 1,4%.

Chứng khoán Trung Quốc chỉ còn tăng điểm nhẹ, bất chấp việc Bộ chính trị nước này công bố các chính sách để hỗ trợ thị trường vốn và nền kinh tế.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,1% lên 2.602,78 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,74% lên 3.177,03 điểm.

Chỉ số phụ ngành tài chính tăng 0,12%, ngành tiêu dùng tăng 1,98%, và y tế tăng 1%.

Bộ chính trị Trung QUốc, cơ quan ra quyết định hàng đầu trong Đảng cộng sản Trung Quốc cho biết hôm thứ tư rằng có nhiều "áp lực giảm" đối với nền kinh tế và đã hứa sẽ hành động để hỗ trợ các doanh nghiệp.

Phiên hôm nay, cổ phiếu tăng giá lớn nhất là Xinjiang Qingsong Building Materials and Chemicals Group Co Ltd, tăng 10,13%;  Beijing AriTime Intelligent Control Co Ltd và Ningbo Techmation Co Ltd, cùng tăng 10,07%.

Nhóm cổ phiếu giảm sâu nhất là Zhejiang Hugeleaf Co Ltd, giảm 10%; Jiangsu SINOJIT Wind Energy Technology Co Ltd, giảm 8,52% phần trăm Hunan Huasheng Co Ltd, giảm 5,66%.

Chứng khoán Hồng Kông tiếp tục phục hồi khá mạnh do các công ty bất động sản tăng tốt.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,75% lên 25.416,00 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,39% lên 10.279,32 điểm.

Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng tăng 0,6%, tài chính tăng 1,65%, ngành CNTT tăng 4,35%, dẫn đầu là cổ phiếu của Tencent Holdings.

Các cổ phiếu bất động sản hút lực sau khi Bộ chính trị Trung Quốc, tuyên bố sẽ triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nền kinh tế mà nhấn mạnh không cần thiết phải kiểm soát đòn bẩy của các công ty bất động sản.

Kết thúc phiên 1/11: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 232,81 điểm (-1,06%), xuống 21.687,65 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 3,45 điểm (+0,13%), lên 2.606,24 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 436,31 điểm (+1,75%), lên 25.416,00 điểm.

Thị trường vàng và ngoại tệ

- Vàng SJC tăng khá mạnh. Tỷ giá USD giao dịch quanh 23.380 đồng/USD

Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đứng ở mức 36,41 - 36,58 triệu đồng/lượng, tăng 60.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm ngày hôm nay được công bố ở mức 22.776 đồng/USD, tăng 1 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.290 - 23.380 đồng/USD.

Các thông tin đáng chú ý khác

Cận cảnh bức tranh nợ xấu tại một số ngân hàng

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ năm 2012 đến hết tháng 6/2018, hệ thống ngân hàng đã xử lý hơn 785.900 tỷ đồng nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống xuống còn 2,09%. Tuy nhiên, đối với một số ngân hàng, nợ xấu vẫn tăng..>> Chi tiết

Ông lớn “lướt lát” đẩy mạnh đầu tư chứng khoán phái sinh

ới việc các chỉ số chứng khoán trên thị trường cơ sở giảm mạnh, VN-Index mất mốc 900 điểm, nhiều “ông lớn” trên thị trường chứng khoán đã bắt đầu dành sự quan tâm và đầu tư trên thị trường chứng khoán phái sinh..>> Chi tiết

“Đại gia” cũng khổ vì nợ

Trước khi thoái vốn, thông thường, Nhà nước sẽ phải thu hồi tất cả các khoản nợ còn tồn đọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp, công tác thu hồi công nợ gặp rất nhiều khó khăn..>> Chi tiết

 Thời gian gần cạn, nhiều doanh nghiệp vẫn ở vạch xuất phát

Trải qua hơn 3/4 chặng đường năm 2018, trong khi không ít doanh nghiệp đã sớm về đích thì một số công ty vẫn loay hoay ở vạch xuất phát..>> Chi tiết

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Cán bộ quản lý thị trường được khám người, phương tiện; bán hàng đa cấp bất chính bị phạt 100 triệu đồng..>> Chi tiết

Trung Quốc lần đầu công khai lo ngại về hậu quả cuộc chiến thương mại với Mỹ

Bộ Chính trị Trung Quốc bày tỏ lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm chạp của đất nước và thừa nhận các doanh nghiệp đang gặp khó khăn..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,174.85 -18.16 -1.55% 237,024 tỷ
HNX 220.8 -5.4 -2.45% 2,598 tỷ
UPCOM 87.16 -0.99 -1.14% 740 tỷ