Tháng 12, đầu tư vào nhóm cổ phiếu nào?

(ĐTCK) VN-Index và VN30 tăng điểm mạnh, vượt mọi dự đoán điều chỉnh trong những phiên giao dịch 2 tuần cuối tháng 11. Dòng tiền tăng cao và tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn, những cổ phiếu đầu ngành tại các ngành chủ chốt như ngân hàng, bất động sản, thực phẩm, ăn uống, bán lẻ, dầu khí… 
Nhiều yếu tố ủng hộ TTCK tiếp tục khởi sắc, nhìn từ góc độ phân tích vĩ mô và phân tích dòng tiền đang dịch chuyển trên thị trường Nhiều yếu tố ủng hộ TTCK tiếp tục khởi sắc, nhìn từ góc độ phân tích vĩ mô và phân tích dòng tiền đang dịch chuyển trên thị trường

Các ngưỡng kháng cự quan trọng của VN-Index liên tục bị phá vỡ. Mặc dù thị trường tăng điểm nhanh, nhưng vẫn có nhiều cơ hội đầu tư từ nay đến cuối năm.

Giải mã đà tăng của chỉ số

Qua các tín hiệu đến từ nền kinh tế, diễn biến giao dịch trên thị trường và đà tăng giá của các cổ phiếu lớn vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Đây là lý do để có thể dự báo tháng 12 tiếp tục là tháng thuận lợi cho giao dịch chứng khoán và chỉ số VN-Index có thể vận động hướng tới vùng điểm 980 điểm. Theo chúng tôi, có một số yếu tố khiến TTCK có khả năng duy trì xu hướng tăng.

Thứ nhất, năm 2017 là năm khá đặc biệt đối với nền kinh tế Việt Nam, khi mọi chỉ tiêu kinh tế đặt ra từ đầu năm đều đã hoặc cơ bản đạt được. Tăng trưởng GDP vượt ngưỡng dự báo của các chuyên gia, lên mốc 7,41% quý III/2017 với dự kiến quý IV sẽ đạt mức cao tương ứng là yếu tố căn bản hỗ trợ cho tâm lý tích cực của thị trường.

Nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có sự hồi phục và khởi sắc kể từ đầu năm đến nay, đặc biệt là ngành dịch vụ, bán lẻ, sản xuất công nghiệp… Tăng trưởng GDP, tăng trưởng FDI, tín dụng với lãi suất thấp…. vẫn tiếp tục ủng hộ cho dòng tiền chảy mạnh vào TTCK.

Ông Lê Đức Khánh 

Trong ngành dầu khí, giá dầu đã tăng lên mức sát 60 USD/thùng vào cuối tháng 11/2017 kể từ vùng đáy 25 USD/thùng vào năm ngoái. Thực tế này tạo nên niềm tin rõ nét rằng, ngành dầu khí đã chạm đáy khó khăn và dần lấy lại vị thế quan trọng trong tỷ trọng góp góp vào GDP.

Nhiều doanh nghiệp dầu khí bắt đầu thông báo kết quả kinh doanh khả quan. Khi nhóm doanh nghiệp này lấy lại được sức sống sẽ tạo động lực đáng kể cho sự vững vàng và khởi sắc của TTCK Việt Nam.

Thứ hai, chỉ số chứng khoán chính là VN-Index, VN30 liên tiếp chinh phục điểm cao mới. Trường phái phân tích kỹ thuật trong việc dự báo thị trường đã nhấn mạnh nhiều đến các mốc cao mới của các chỉ số trung bình.

Nếu các chỉ báo đạt các điểm số mới có nghĩa theo “lý thuyết Dow”, điểm tích cực phản ánh không chỉ diễn biến tích cực của nền kinh tế, dòng tiền giải ngân của các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước mà còn phản ánh việc thị trường tiếp tục trong giai đoạn tăng điểm “giá dịch chuyển theo xu hướng”. Tháng 12 dự báo sẽ đánh dấu việc VN-Index sẽ chinh phục các điểm cao mới và có thể tiệm cận vùng 9
80 điểm.

Thứ ba, qua phân tích xu hướng giá của các nhóm cổ phiếu từng ngành trong phân ngành ICB cấp II bao gồm dịch vụ tài chính, ngân hàng, thực phẩm ăn uống, tài nguyên cơ bản, hóa chất, hàng và dịch vụ công nghiệp có thể thấy, dòng tiền đang luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu lớn trong một số nhóm ngành, từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, thực phẩm ăn uống và hiện tại đó là nhóm dầu khí.

Đặc trưng của thị trường trong giai đoạn "uptrend" đó là các nhóm cổ phiếu thay nhau dẫn sóng, giữ và đưa chỉ số chứng khoán lên các điểm cao mới.

Hiện tại, dòng tiền vẫn đang đẩy mạnh vào các cổ phiếu lớn mà chưa có dấu hiệu chững lại. Hiện tượng này cho thấy dòng tiền lớn đang chảy vào thị trường và đến từ niềm tin về nền kinh tế, về các doanh nghiệp mạnh.

VN-Index đã vượt đỉnh 10 năm, khi ngấp nghé vùng 940 điểm. Sự khác biệt rất lớn ở mốc điểm này so với 10 năm trước là ở việc quy mô vốn hóa TTCK hiện gấp hàng chục lần thời điểm năm 2007, nên mức độ bền vững của chứng khoán vì thế cũng lớn hơn. Đầu tàu dẫn dắt chỉ số chứng khoán là các cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC, MSN, VCB, BVH, SAB, CTD, PLX, VJC… Cùng với đó là làn sóng đầu tư vào các cổ phiếu lớn có câu chuyện riêng như VNM, VRE, VPB, NTP, BMP…

Thanh khoản tăng mạnh khi không ít phiên vượt mốc giao dịch 5.000 tỷ đồng, vốn hóa thị trường chiếm gần 70% GDP là một bước tiến của TTCK Việt Nam trên con đường đến với việc nâng hạng sang thị trường mới nổi. Nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng, tiến trình nâng hạng sẽ có thể được thực hiện vào giai đoạn 2018 - 2019.

Thị trường đang hội tụ nhiều yếu tố ủng hộ cho việc khởi sắc tiếp trong giai đoạn tới nếu nhìn từ góc độ phân tích vĩ mô đến việc phân tích dòng tiền đang dịch chuyển trên TTCK. Mặc khác, niềm tin tháng 12 sẽ tích cực đối với TTCK lại được ủng hộ bởi việc phân tích chu kỳ giao dịch giữa các tháng trong năm. Giai đoạn chốt giá trị danh mục của các quỹ đầu tư theo chỉ số cũng sẽ rơi vào thời điểm cuối năm.

Đầu tư vào đâu tháng 12?

Với nhiều dự báo thuận lợi của TTCK tháng 12, theo chúng tôi, nhà đầu tư nên quan tâm đến một số nhóm ngành sẽ được hưởng lợi cũng như có thể sẽ là tâm điểm của dòng tiền trong tháng này.

Thứ nhất, ngành xây dựng và vật liệu. Ngành này vẫn được đánh giá khả quan với nhiều cơ hội đầu tư triển vọng.

Nhu cầu nhà ở, phát triển hạ tầng, xây dựng khu công nghiệp ở Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển và ở mức cao khiến cho ngành xây dựng Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng cao và ổn định về quy mô.

Các dự án lớn trong các lĩnh vực như thủy điện, nhiệt điện, lọc dầu và giao thông lớn đang chuẩn bị được triển khai là cơ hội lớn đối với ngành xây dựng Việt Nam.

Giá các yếu tố đầu vào đều tăng khiến cho biên lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành xây dựng sẽ giảm xuống trong thời gian sắp tới.

Việt Nam tham gia các hiệp định quốc tế khiến các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp khác trong khu vực với ưu thế về kinh nghiệm, kỹ thuật và vốn.

Thứ hai, ngành y tế, dược phẩm đánh giá khả quan. Từ dự đoán của IMS Health và BMI có thể thấy, tiềm năng tăng trưởng ngành dược trong thời gian tới là khá khả quan. Có được điều này là nhờ sự gia tăng tầng lớp thu nhập cao do điều kiện kinh tế được cải thiện, việc mở rộng bảo hiểm y tế toàn dân giúp cho người có thu nhập thấp thêm khả năng chi trả thuốc men, quy mô dân số khi dân số được dự báo sẽ đạt 100 triệu người vào năm 2020, do đó nhu cầu thuốc tiếp tục tăng nhanh.

Bên cạnh là sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua Luật Dược sửa đổi dự kiến sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2018, trong đó tạo điều kiện cho đấu thầu và hỗ trợ phát triển nguồn dược liệu.

Ngoài các yếu tố lạc quan, cũng có một số hạn chế như công nghiệp sản xuất dược Việt Nam còn yếu, chủ yếu vẫn là công nghiệp bào chế đơn giản, hàm lượng kỹ thuật thấp, cơ sở hạ tầng, nghiên cứu phát triển yếu và tình trạng thiếu thụt nhân sự chất lượng.

Ngoài ra, với việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam phải giảm thuế nhập khẩu với một số loại kháng sinh, điều nay sẽ tạo áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội.

Về ngành bảo hiểm, ngành này được đánh giá khả quan theo sự phục hồi của nền kinh tế sẽ kéo theo sự khởi sắc của thị trường bảo hiểm. Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào thị trường Việt Nam được dự báo sẽ tăng mạnh để hưởng các chính sách thuế ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do song phương khác.

Hoạt động đầu tư nước ngoài tăng lên sẽ kéo theo nhu cầu về bảo hiểm tăng theo. Trong khi đó, Việt Nam có dân số trẻ, mạng lưới rộng khắp và sản phẩm đa dạng, thu nhập người dân cải thiện và nhận thức của người dân về phòng tránh các biến cố được cải thiện… sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển dài hạn.

Ngành ngân hàng dự báo sẽ khả quan theo kết quả kinh doanh các ngân hàng cuối năm, đặc biệt nhóm các ngân hàng tư nhân như VPB, LPB… Hiệu quả hoạt động của khối này cải thiện nhờ tín dụng mở rộng, ước tăng 18% để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế GDP 6,7%. Thị trường tín dụng bán lẻ sôi động hơn và các ngân hàng tích cực xử lý nợ xấu thời gian qua sẽ có kết quả kinh doanh vượt trội do chi phí dự phòng giảm như ACB, VCB.

Bên cạnh các nhóm ngành đánh giá triển vọng và thu hút dòng tiền trong tháng 12, cơ hội có thể đến với nhóm dịch vụ tài chính, thực phẩm và ăn uống, đặc biệt là nhóm ngành dầu khí khi giá dầu hồi phục.

Theo chúng tôi, việc tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu chất lượng, cổ phiếu đầu ngành các ngành đáng được coi là chiến lược ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào các cổ phiếu đang bị định giá thấp thuộc các ngành dầu khí, dịch vụ hàng công nghiệp hoặc nhóm tài nguyên cơ bản nên là điểm nhấn trong đầu tư của tháng 12.

Lê Đức Khánh, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI)

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,193.01 0.0 0.0% 0 tỷ
HNX 226.2 0.0 0.0% 1,701 tỷ
UPCOM 88.15 0.0 0.0% 623 tỷ