Sức cầu thắng thế, VN-Index tăng nhẹ

(ĐTCK-online) Thông tin chứng khoán Mỹ tiếp tục “đỏ lửa” tối qua càng khiến nhiều nhà đầu tư mong muốn chuyển đổi cổ phiếu thành tiền mặt để phòng ngừa rủi ro. Thị trường chứng khoán Việt Nam vì thế tiếp tục sụt giảm mạnh ngay từ đầu phiên khi các cổ phiếu được rao bán ở giá sàn. Tuy nhiên, việc thị trường đã có 3 phiên điều chỉnh cũng thúc đẩy “lòng tham” của một số nhà đầu tư muốn bắt đáy. Cuộc chiến cung cầu trở nên hấp dẫn hơn về cuối phiên khi tâm lý bầy đàn đã dẫn dắt thị trường tăng điểm trở lại với sự tranh mua cổ phiếu trong đợt khớp lệnh đóng cửa.
Sức cầu thắng thế, VN-Index tăng nhẹ

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/06/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 472,47 điểm, tăng 0,5 điểm (tương đương tăng 0,11%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 67.277.510 đơn vị, tăng 48,95% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 2.568,967 tỷ đồng, tăng 56,58% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 1.371.148 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 41,50 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 68.648.658 đơn vị (tăng 48,24% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 2.610,468 tỷ đồng (tăng 55,00%).

Chứng khoán Mỹ hôm qua có một phiên giao dịch đáng nhớ khi  cả 3 chỉ số đều tăng điểm mạnh vào buổi sáng và quay đầu giảm mạnh vào buổi chiều. Lý do là thị trường đã đón nhận 2 thông tin hoàn toàn ngược nhau. Buổi sáng thông tin tích cực liên quan đến số nhà mới khởi công và giấy phép xây dựng tăng vọt đã kéo thị trường đi lên, buổi chiều khi thông tin về hoạt động sản xuất công nghiệp thấp hơn dự báo đã đẩy thị trường đi xuống. Chỉ số Dow giảm 107,5 điểm (1,3%), S&P500 giảm 11,8 điểm (1,3%).  Đây là phiên thứ hai liên tiếp các chỉ số này giảm mạnh vào cuối phiên.

Tiếp nối đà giảm điểm mạnh của những phiên giao dịch trước đó, mở cửa phiên giao dịch sáng 17/6, bên bán tiếp tục xả hàng mạnh nhằm bảo toàn lợi nhuận hoặc cắt lỗ, trong khi đó sức cầu bên mua có phần chững lại đã khiến nhiều cổ phiếu giảm giá trong đó khá nhiều mã giảm sàn.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 6,65 điểm, xuống 465,32 điểm (tương đương giảm 1,41%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4.265.210 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 178,40 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 10 mã tăng giá là BMI, BMP, DRC, HAX, MAFPF1, NTL, SGH, SJS, HAG, 3 mã đứng giá tham chiếu là CNT, FPT, SZL, 151 mã giảm giá và 2 mã không có giao dịch là BBT, BTC. Đáng chú ý, trong đó chỉ  có 6 mã tăng trần là BMP, MAFPF1, NTL, SGH, SJS, HAG nhưng có tới 129 mã giảm sàn.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 5,42 điểm, xuống 466,55 điểm (tương đương giảm 1,15%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 57.896.090 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 2.221,11 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 472,47 điểm, tăng 0,5 điểm (tương đương tăng 0,11%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 67.277.510 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 2.568,97 tỷ đồng.

Trong tổng số 166 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 60 mã tăng giá, 101 mã giảm giá, 4 mã đứng giá tham chiếu là FMC, PAC, SFC, VIP. Trong đó, có 39 mã tăng trần, 76 mã giảm sàn và 1 mã không có giao dịch là BTC. Sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử vẫn còn tới 67 mã không có dư mua.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 6 cổ phiếu tăng giá (5 mã tăng trần), 4 cổ phiếu giảm giá (trong đó có 1 mã giảm sàn là PVF).

Cụ thể, PVD tăng 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,55%), đạt 80.500 đồng. HAG tăng 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,48%), đạt 70.000 đồng. FPT tăng 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,58%), đạt 68.500 đồng. HPG tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,59%), đạt 57.000 đồng. DPM tăng 2.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,86%), đạt 45.300 đồng.

Mã STB tăng 900 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,43%), đạt 38.000 đồng. Đây cũng là cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường với hơn 17,3 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 25,76% tổng khối lượng toàn thị trường).

Còn lại, PPC giảm 700 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,44%), còn 28.000 đồng. SSI giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,43%), còn 69.000 đồng. PVF giảm 2.400 đồng/cổ phiếu (tương đương 5,00%), còn 45.600 đồng. VNM giảm 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,23%), còn 90.000 đồng.

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 48,35% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là BMC với mức tăng 5,00% lên 73.500 đồng (tăng 3.500 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 106 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, có 4 mã cùng giảm hết biên độ cho phép 5% là PNC, SZL, MHC, PVF.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì SJS là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 5.000 đồng lên mức 111.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 389 nghìn cổ phiếu. Mã SFI là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 7.000 đồng xuống còn 152.000 đồng/cổ phiếu, với gần 101 nghìn cổ phiếu được giao dịch.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 1 mã tăng giá và 3 mã giảm giá. Cụ thể, MAFPF1 tăng 100 đồng (tương đương 1,79%), đạt 5.700 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 giảm 500 đồng (tương đương 3,57%), chỉ còn 13.500 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 giảm 300 đồng (tương đương 4,55%), chỉ còn 6.300 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 giảm 400 đồng (tương đương 4,12%), chỉ còn 9.300 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 85 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.954.800 đơn vị, bằng 2,91% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, PVD được họ mua vào nhiều nhất với 236.080 đơn vị, chiếm 45,02% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như DPM (136.690 đơn vị), MPC (111.960 đơn vị), STB (106.970 đơn vị) và FPT (104.250 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là RIC (90,53%), VIC (62,07%), VHC (50,02%), MPC (48,40%) và ALP (47,82%).

Theo nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán thì giải ngân trong hiện tại hết sức rủi ro. Trong trường hợp tính thanh khoản của thị trường được cải thiện, nhà đầu tư nên xem xét cơ cấu lại danh mục đầu tư và bán ra những mã thanh khoản kém, ít tiềm năng bởi sự phân hoá trong thị trường ngày càng rõ rệt. CTCK VNDS nhận định chỉ số VN-Index có thể điều chỉnh về  450-460 điểm do đó những nhà đầu tư cầm tiền mặt hoàn toàn có thể gia tăng vị thế mua khi chỉ số điều chỉnh giảm về mức 450 điểm. Còn CTCK FPTS lại khuyên nhà đầu tư không nên bán cổ phiếu bằng mọi giá vì có thể sẽ bán đúng đáy nếu thị trường bất ngờ quay đầu.

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

STB

   38.000

    900

2,43%

  17.333.360

SSI

   69.000

 (1.000)

-1,43%

   5.515.150

VFMVF1

   13.500

   (500)

-3,57%

   3.559.760

SAM

   33.500

 (1.700)

-4,83%

   3.397.390

PPC

   28.000

   (700)

-2,44%

   2.723.080

         

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

BMC

   73.500

  3.500

5,00%

    106.150

HAS

   27.400

  1.300

4,98%

    209.520

GMD

   53.000

  2.500

4,95%

   1.137.510

KDC

   46.900

  2.200

4,92%

    261.040

VKP

   17.100

    800

4,91%

    530.560

         

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

 Giá

 +/-

%

 KLGD

PNC

   19.000

 (1.000)

-5,00%

      36.510

MHC

   15.200

   (800)

-5,00%

      35.600

PVF

   45.600

 (2.400)

-5,00%

    924.090

SZL

   57.000

 (3.000)

-5,00%

      34.500

HAP

   24.800

 (1.300)

-4,98%

      42.540

ALP: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 6% và nhận cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 100:6

DNP: Ngày giao dịch cuối cùng cổ phiếu DNP của CTCP Nhựa Đồng Nai trên HOSE

Quang Sơn
Quang Sơn

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,204.85 -11.76 -0.98% 257,603 tỷ
HNX 226.88 -2.84 -1.25% 2,385 tỷ
UPCOM 87.96 -1.02 -1.16% 604 tỷ