Phiên sáng 13/8: Áp lực bán trên diện rộng, VN-Index mất mốc 970 điểm

(ĐTCK) Chịu ảnh hưởng khá nhiều từ các thị trường lớn phiên đêm qua giảm khá sâu và các thị trường trong khu vực sáng nay cũng lao dốc, chứng khoán trong nước cũng mở cửa phiên sáng nay với giao dịch tiêu cực từ nhà đầu tư.
Phiên sáng 13/8: Áp lực bán trên diện rộng, VN-Index mất mốc 970 điểm

Trong phiên hôm qua, thị trường trở lại trạng thái rung lắc ngay khi mở cửa do thiếu dẫn dắt đủ khỏe, đi kèm thanh khoản yếu. Tuy nhiên, áp lực bán không quá lớn trong khi lực cầu gia đã giúp các chỉ số hồi c nhẹ sau đó.

Sau giờ nghỉ trưa, thị trường dần đuối sức và đảo chiều giảm. Mặc dù, lực bán không diễn ra ồ ạt và diễn biến lình xình dưới tham chiếu kéo dài, nhưng VN-Index đã may mắn lấy lại mốc 975 điểm khi đóng cửa.

Theo TVSI thì trong những phiên tới, VN-Index dự báo sẽ tiếp tục điều chỉnh. Vùng giá 960-970 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ nếu chỉ số giảm điểm.

Tâm lý thận trọng tăng cao có thể thúc đẩy dòng tiền bán ra, do đó khả năng phá vỡ vùng hỗ trợ trên cũng cần được lưu ý.

Bước vào phiên giao dịch sáng nay 13/8, thị trường tiếp tục chịu tác động mạnh từ bên ngoài, và đã nhanh chóng “hòa chung” sắc đỏ cùng các thị trường khác trong khi vực ngay khi mở cửa.

VN-Index theo đó chìm dần xuống ngưỡng quanh 970 điểm, với số mã giảm điểm lấn át trên bảng điện tử. Áp lực bán trên diện rộng, nhưng biên độ giảm của cổ phiếu lại không lớn và nhà đầu tư bình tĩnh dần và bắt đầu mua bắt đáy một số nhóm cổ phiếu bluechip, qua đó, kéo chỉ số VN30-Index lên gần tham chiếu sau hơn 1 giờ giao dịch. Mặc dù vậy, phần còn lại của thị trường vẫn đang gặp khó, VN-Index chưa thể thu hẹp đà giảm, mà chỉ giằng co nhẹ quanh ngưỡng điểm trên.

Các cổ phiếu đáng chú ý sau nửa đầu phiên là 2 mã ngân hàng TCB và VPB, khi đang tăng khá trên dưới 2% và có thanh khoản tốt.

Bên cạnh đó, PNJ cũng là mã cổ phiếu đáng nhắc, khi được cho là sẽ hưởng lợi bởi giá vàng đang tăng mạnh trong thời gian qua.

Trong khi 2 cổ phiếu thị trường là HAR và GAB còn tăng kịch trần, và một số cổ phiếu bất động sản, khu công nghiệp khác vẫn đang thu hút dòng tiền là ITA, IJC, NLG.

Diễn biến thị trường ở nửa sau của phiên sáng không có thêm nhiều điểm đáng kể, thị trường vẫn giao dịch ảm đạm, chỉ số theo đó thêm một nhịp giảm nhẹ và tạm nghỉ trưa không giữ được mốc 970 điểm.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 89 mã tăng và 191 mã giảm, VN-Index giảm 5,72 điểm (-0,59%), xuống 969,59 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 89,55 triệu đơn vị, giá trị 1.943,2 tỷ đồng, giảm 7% về khối lượng nhưng tăng 8% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 16,68 triệu đơn vị, giá trị 280,7 tỷ đồng.

Các trụ cột của thị trường đa số giảm, nhưng mức giảm cũng chỉ trên dưới 1% như VIC -1,3% xuống 118.500 đồng; VNM -1,2% xuống 119.200 đồng; VRE -1,1% xuống 35.050 đồng; VJC -1,2% xuống 132.900 đồng, cùng VCB -0,9%; VHM -0,8%; BID -0,7%; MSN -0,1%...

Các bluechip khác cũng tương tự. Giảm sâu nhất không quá nhiều, như ROS -3,5% xuống 26.450 đồng; POW -2,6% xuống 12.950 đồng; CTD -2% xuống 100.000 đồng.

Tăng điểm hỗ trợ chỉ số không giảm sâu có SAB +1,7% lên 279.000 đồng; TCB +1,5% lên 20.550 đồng; VPB +1,1% lên 19.200 đồng; PNJ +1,3% lên 86.800 đồng, cùng một vài mã xanh khác như REE, FPT, MBB, HPG…

Khớp lệnh cao nhất nhóm kể trên vẫn là ROS với hơn 3,4 triệu đơn vị. HPG có 3,1 triệu đơn vị. Nhóm cổ phiếu ngân hàng CTG, STB, MBB, VPB có từ 1,4 triệu đến 2,4 triệu đơn vị.

Nhóm cổ phiếu thị trường, ITA bị chốt lời và đảo chiều, giảm 0,8% xuống 3.500 đồng, khớp lệnh có hơn 4,47 triệu đơn vị, cao nhất sàn HOSE

Ngoài ITA, thì phần lớn các mã các cũng chịu sức ép và giao dịch trong sắc đỏ như FLC, KBC, SCR, DXG, HAG, DLG, PVD, ASM…

2 mã tăng tốt nhất sàn là HAR và GAB bảo toàn sắc tím cho đến hết phiên, lần lượt tăng lên 3.800 đồng và 15.150 đồng, khớp lệnh HAR có hơn 0,74 triệu đơn vị; GAB có 0,27 triệu đơn vị.

IJC vẫn là mã cổ phiếu khu công nghiệp đang chạy tốt, nhưng cũng đã bị thu hẹp đà tăng, kết phiên còn +2,8% lên 14.600 đồng, mức cao lịch sử của cổ phiếu này (giá đã điều chỉnh), khớp hơn 0,95 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, diễn biến chỉ số HNX-Index khá tương đồng với VN-Index, khi mất điểm từ sớm, nhưng biên độ giảm của chỉ số này lại gần gấp đôi chỉ số chính trên HOSE, do nhịp bán khá dứt khoát ở cuối phiên.

Các mã lớn tăng chỉ còn SHB, khi +1,6% lên 6.500 đồng, cùng cổ phiếu hút dòng tiền trở lại gần đây VCR, +7,7% lên 23.700 đồng, và nhóm cổ phiếu nhỏ tăng hết biên độ PVX, HHG, BII, SDG, DPS.

Còn lại đồng loạt giảm như ACB -1,4% xuống 21.700 đồng; VCS -0,7% xuống 85.900 đồng; VCG -0,4% xuống 26.400 đồng; PVS -1,9% xuống 20.400 đồng; PVI -0,3% xuống 37.600 đồng; NVB -5,3% xuống 7.100 đồng; MBS -1,3% xuống 15.500 đồng; CEO -0,9% xuống 10.500 đồng; NDN -3,8% xuống 17.800 đồng…

Khớp lệnh PVX cao nhất HNX với hơn 2,3 triệu đơn vị. PVS có 1,09 triệu đơn vị; SHB có 1,03 triệu đơn vị; NDN có 0,75 triệu đơn vị…

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 31 mã tăng và 71 mã giảm, HNX-Index giảm 0,92 điểm (-0,9%), xuống 101,9 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 12,63 triệu đơn vị, giá trị 143,11 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,29 triệu đơn vị, giá trị 21,4 tỷ đồng.

Trên UpCoM, diễn biến còn tiêu cực hơn, khi chỉ số UpCoM-Index giảm điểm từ ngay khi mở cửa và liên tục đi xuống các mức điểm thấp hơn cho đến hết phiên.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index giảm 0,61 điểm (-1,05%), xuống 57,32 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 5,68 triệu đơn vị, giá trị 124,68 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 0,16 triệu đơn vị, giá trị 1,42 tỷ đồng.

Khoảng hơn 20 mã cổ phiếu thanh khoản cao nhất UpCoM đồng loạt giảm với những cái tên như GVR, VGI, VIB, GEG, CTR, VGT, VEA, OIL, BSR, QNS, ACV…

Cổ phiếu được nhà đầu tư quan tâm gần đâu có SIP, với hơn 69 triệu cổ phiếu  niêm yết giao dịch vào 6/6/2019 với giá 17.200 đồng, đã liên tiếp tăng lên những mức cao mới và tạm thời dừng ở 122.000 đông/cổ phiếu khi kết phiên sáng nay, giảm 1,5%, khớp hơn 21.000 đơn vị.

Lạc Nhạn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,193.01 -22.67 -1.9% 191,064 tỷ
HNX 226.2 -2.63 -1.16% 1,701 tỷ
UPCOM 88.15 -0.48 -0.55% 623 tỷ