P/E thấp: Chưa đủ

(ĐTCK) Nhà đầu tư thường sử dụng chỉ số P/E để so sánh giá cổ phiếu của các công ty nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư. Nhiều người đã đầu tư vào cổ phiếu của các công ty có chỉ số P/E thấp.
Nhiều công ty đang ở thời kỳ chín muồi, nên độ tăng trưởng chỉ ở mức tối thiểu. Nhiều công ty đang ở thời kỳ chín muồi, nên độ tăng trưởng chỉ ở mức tối thiểu.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, P/E thấp chưa chắc đã chứng tỏ cổ phiếu đó được đánh giá dưới giá trị thực. Do vậy, một chiến lược đầu tư chỉ chú ý vào P/E mà quên mất việc xem xét các yếu tố khác như sự tăng trưởng, mức rủi ro sẽ tiềm ẩn nguy cơ thất bại.

Nghiên cứu cho thấy, một danh mục đầu tư bao gồm các cổ phiếu có P/E thấp thường mang lại lợi nhuận cao hơn một danh mục đầu tư bao gồm các cổ phiếu có P/E cao (trong dài hạn). Đơn cử như thị trường Mỹ, giai đoạn 1952 - 2001, các cổ phiếu có P/E thấp mang lại lợi nhuận hàng năm cao hơn các cổ phiếu có P/E cao từ 9 - 12% (giai đoạn 1952 - 1971 là 10%; 1971 - 1990 là 9%; 1990 - 2001 là 12%). Tuy nhiên, dự báo tương lai đưa ra kết quả hoàn toàn ngược lại. Tăng trưởng thu nhập của các cổ phiếu có P/E thấp chậm hơn tăng trưởng của các cổ phiếu còn lại. Đây có thể là nguyên nhân làm cho P/E của cổ phiếu thấp.

Nếu kế toán viên tính toán lợi nhuận trong chuẩn mực kế toán, bạn có thể sử dụng chỉ số P/E mà không e ngại. Tuy nhiên, những vụ xì căng đan kế toán trong những năm qua đã chỉ ra rằng: sự tính toán lợi nhuận rất nhạy cảm với các mánh khóe. Nếu như lợi nhuận cao không phải vì công ty làm ăn phát đạt, mà do các khoản mục đã có từ trước (như lợi nhuận mà trước đây không tính) hoặc từ các mục đáng ngờ (thu nhập từ quỹ hưu trí), bạn phải loại bỏ những khoản lợi nhuận này.

Vậy, bạn nên lọc các cổ phiếu này như thế nào? Hãy xem trong quá khứ có sự gian lận hay không, nhất là các công ty thường xuyên thay đổi lợi nhuận, đặc biệt là công ty có mức lợi nhuận thay đổi không tương xứng, sử dụng lặp đi lặp lại các chi phí trước đây để giảm lợi nhuận, có sự khập khiễng giữa tăng trưởng và doanh thu. Ví dụ: nếu doanh thu chỉ tăng 5%/năm thì thật đáng ngờ nếu công ty công bố tăng trưởng lợi nhuận là 20%/năm.

Cổ phiếu có chỉ số P/E thấp đôi khi không phải do bị đánh giá thấp và đó không phải là một sự lựa chọn tốt để đầu tư. Một nguyên nhân khiến cho chỉ số P/E thấp có thể là do tăng trưởng dự kiến thấp. Trong số đó có rất nhiều công ty đang ở thời kỳ chín muồi, độ tăng trưởng ở mức tối thiểu. Nếu bạn đầu tư vào cổ phiếu của các công ty đó, sẽ có rủi ro giữ các cổ phiếu có tăng trưởng tối thiểu, thậm chí là tăng trưởng âm. Vậy, để đầu tư vào cổ phiếu có P/E thấp, cần xem xét các vấn đề sau:

- Chỉ số P/E có thực sự thấp: so với toàn thị trường, so giữa các ngành, so giữa các thời kỳ khác nhau.

- Mức độ rủi ro: P/E thấp có thể do rủi ro cao. Hãy loại bỏ những cổ phiếu có độ rủi ro cao (qua hệ số Bêta và độ lệch chuẩn).

- Tăng trưởng: một nguyên nhân khiến chỉ số P/E thấp là do công ty có độ tăng trưởng thấp, không tăng trưởng, thậm chí tăng trưởng âm. Hãy loại bỏ những cổ phiếu có độ tăng trưởng thấp, ví dụ dưới 5% hay dưới mức tăng trưởng trung bình của thị trường.

- Cách tính lợi nhuận: P/E thấp có thể do công ty đã tính quá cao lợi nhuận. Hãy loại bỏ các mục nghi ngờ và tính lại chỉ số P/E theo cách của mình.

Có thể tham khảo ví dụ tại thị trường Mỹ vào tháng 10/2002. Với 115 cổ phiếu có P/E (current, trailing, forward) nhỏ hơn 10, có tới hơn 60% cổ phiếu bị loại bỏ khỏi danh mục của các nhà đầu tư do có mức rủi ro cao hơn mức trung bình và có độ tăng trưởng dự báo thấp hơn mức trung bình. Lời khuyên của các chuyên gia lúc đó là có thể đầu tư vào cổ phiếu của các công ty có P/E £12, b £ 1, độ lệch chuẩn £ 60%, nợ £60% giá trị sổ sách, tăng trưởng 5 năm qua vượt quá 5%, tăng trưởng 5 năm tiếp theo dự báo ³ 5%, không đầu tư vào cổ phiếu của các công ty trong 5 năm qua làm báo cáo lại thu nhập hoặc có 2 lần thay đổi lớn (khoảng 20%) trong báo cáo thu nhập.

                           Ưu, nhược điểm của P/E

 

Ưu điểm

Nhược điểm

Current P/E

(giá CP/EPS năm gần nhất)

Phản ánh tình hình thực tế của DN

EPS chắc chắn sẽ thay đổi trong tương lai

Trailing P/E

(giá CP/EPS 4 quý gần nhất)

Phản ánh đúng nhất tình hình thực tế của DN

Không dự đoán được mức tăng trưởng, sẽ thay đổi trong tương lai

Forward P/E

(giá CP/EPS ước năm tiếp theo)

Dự đoán được mức tăng trưởng trong tương lai

Do EPS là ước tính nên P/E có độ chính xác không cao

Phạm Hưng Phòng Phân tích CTCK APEC
Phạm Hưng Phòng Phân tích CTCK APEC

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,215.68 -0.93 -0.08% 303,258 tỷ
HNX 228.83 -0.88 -0.39% 2,702 tỷ
UPCOM 88.63 -0.35 -0.39% 724 tỷ