Khả năng VN-Index sẽ tăng nhẹ trong phiên cuối tuần

Các CTCK cho rằng, xu hướng tăng bền vững của thị trường khó xảy ra, tuy nhiên, khả năng VN-Index giảm xuống dưới 440 điểm cũng rất khó. Theo các CTCK, thị trường nhiều khả năng sẽ tăng nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần.
(Ảnh minh họa: Corbis) (Ảnh minh họa: Corbis)

ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 5/11.

 

Cơ hội giải ngân tích lũy dần cổ phiếu

(CTCK Âu Việt - AVS)

Hai chỉ số thị trường tăng điểm trở lại khi chạm các mức hỗ trợ quan trọng. Trước tình hình biến động khá bất thường của tỷ giá, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện ba biện pháp chủ đạo để ổn định thị trường: không điều chỉnh tỷ giá đến hết năm; bơm ngoại tệ phục vụ ngành sản xuất; điều hành lãi suất linh hoạt theo thị trường.

Trong ba biện pháp mà Thường trực Chính phủ đưa ra, hai biện pháp đầu nếu có thể thực hiện với một mức độ đủ mạnh thì có thể giảm dần khoảng cách giữa tỷ giá đôla trên thị trường tự do và niêm yết, tạo tâm lý ổn định cho thị trường. Việc điều hành lãi suất linh hoạt theo thị trường có thể làm cho lãi suất sẽ có xu hướng tăng lên nhưng theo chúng tôi sẽ không nhiều vì thực chất thời gian qua hầu hết các ngân hàng đều áp dụng lãi suất theo cung cầu thị trường.

Bên cạnh đó, trên thị trường thế giới, FED chính thức công bố sẽ dành 600 tỷ USD mua trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ trong khoảng thời gian từ nay đến hết tháng 6/2011 với mục đích giảm thất nghiệp và tránh vòng xoáy giảm phát. Với chương trình nới lỏng định lượng này, lãi suất tại Mỹ sẽ tiếp tục ở mức thấp kỷ lục trong thời gian dài, vì vậy sẽ có khả năng nhà đầu tư Mỹ sẽ đổ tiền mạnh vào các nước có lãi suất cao như Việt Nam nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Hiện tại, mặt bằng chung giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam khá thấp so với các nước lân cận. Kết hợp với chính sách tỷ giá nếu được duy trì theo hướng ổn định thì một nguồn vốn ngoại sẽ được thu hút chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam .

Những thông tin tích cực trên đã góp phần giúp VN-Index giữ vững ngưỡng hỗ trợ 440 điểm trong phiên giao dịch ngày 4/11. Tuy nhiên, AVS cho rằng, vẫn cần thêm thời gian để kiểm chứng những tác động của dòng thông tin trên đến thị trường. Mặc dù vậy, với lực đỡ từ khối ngoại, khả năng giảm sâu của thị trường sẽ khó xảy ra. Nhà đầu tư dài hạn có thể xem xét giải ngân tích lũy dần cổ phiếu trong những phiên giảm điểm.

 

VN-Index có thể tăng nhẹ phiên cuối tuần

(CTCK ACB - ACBS)

Lực cầu mạnh đã góp phần làm hai sàn tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 4/11. Các cổ phiếu blue chip như MSN, BVH, VIC PVF, PVD tiếp tục dẫn dắt thị trường. Cùng lúc đó, khối ngoại tiếp tục mua vào các cổ phiếu như HAG, VSH, CTG và REE đã hỗ trợ thanh khoản cho thị trường. Vào thời điểm này, ngưỡng hỗ trợ 440 của VN-Index tỏ ra rất hiệu quả thông qua việc NĐT tăng cường lực mua trên ngưỡng này. VN-Index tăng điểm dẫn đến HNX-Index tăng điểm theo.

Theo tin vào cuối phiên giao dịch ngày 3/11, Chính Phủ đã yêu cầu NHNN giảm căng thẳng tỷ giá USD/VND bằng cách tăng nguồn cung USD vào thị trường tiền tệ nhưng vẫn giữ nguyên tỷ giá. Chính Phủ cũng mở đường cho phép các ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động và cho vay, tuy nhiên mức tăng vẫn phải tùy vào tình hình chung của nền kinh tế.

Việc Chính Phủ can thiệp vào thị trường USD lúc này là cần thiết khi tỷ giá USD đã có lúc vượt qua mức 21.000 VND/USD, hơn 1.500 VND so với tỷ giá niêm yết. Dù số lượng USD được bán ra thị trường chưa được công bố, nhưng đây có thể xem là một động thái tích cực cho TTCK và nhà đầu tư, ít nhất là trên phương diện tâm lý. Nguồn cung USD vào thị trường tiền tệ lúc này cũng sẽ góp phần làm giảm nguồn tiền đầu cơ tập trung vào vàng và USD trong vòng hơn một tháng vừa qua. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối năm khi doanh nghiệp cần nguồn vốn phục vụ sản xuất, việc tăng lãi suất đột ngột có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh và dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực trên TTCK. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị, NĐT nên tiếp tục theo dõi các thông tin về tỷ giá và lãi suất để rút ra những chiến lược đầu tư hợp lý.

Về mặt phân tích kỹ thuật, phiên tăng điểm ngày 4/11 với khối lượng được cải thiện cho thấy nhà đầu tư đã thêm chút tự tin vào ngưỡng hỗ trợ 440-445 khi họ chấp nhận mua vào ở mức cao hơn.

Theo ACBS, VN-Index có thể tăng nhẹ vào phiên giao dịch cuối tuần (5/11). Còn HNX-Index, tuy chỉ số này tăng, nhưng khối lượng giao dịch giảm, cho thấy đà tăng này khó có thể được duy trì.

 

Yếu tố vĩ mô không hỗ trợ cho kịch bản tăng bền vững của thị trường

(CTCK Dầu khí - PSI)

Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá VND/USD tiếp tục duy trì trên 20.000 VND/USD và vàng tăng lên mức 34 triệu đồng/lượng. Tác động trực tiếp từ việc vàng và ngoại tệ đồng thời lên giá đó là tính cạnh tranh của chứng khoán khi so sánh về mức sinh lời với hai kênh đầu cơ trên.

 Tỷ giá VND/USD tăng mạnh cũng sẽ gây áp lực lên chỉ số CPI hai tháng cuối năm khi đây là thời điểm doanh nghiệp nhập khẩu để sản xuất cho mùa tết. Điều đó đồng nghĩa với triển vọng dòng tiền vào thị trường một cách ổn định là khó có cơ sở khi NHNN rất có thể có những biện pháp can thiệp nhằm kiềm chế đà tăng của tỷ giá và khả năng lạm phát tăng cao. Yếu tố vĩ mô đang không hỗ trợ kịch bản tăng bền vững của thị trường, trong khi về mặt kỹ thuật, phiên hồi phục của VN-Index mới chỉ đơn thuần là phiên hồi phục tại hỗ trợ. Mức kháng cự gần nhất của VN-Index tại vùng 455 – 460 điểm, mức kháng cự tiếp theo tại 470 điểm.

 

Ngưỡng hỗ trợ 440 điểm sẽ khó bị phá vỡ

(CTCK Woori CBV)

VN-Index đã có phiên tăng điểm đầu tiên của tuần sau ba phiên giảm điểm liên tiếp kể từ đầu tuần. Mặc dù thanh khoản vẫn đứng ở mức thấp nhưng lực cung ở mức giá thấp đã không còn nhiều khi VN-Index tiến gần đến ngưỡng 440. Lực cầu nội vẫn duy trì ở mức khá thấp trong khi lực cầu từ khối ngoại vẫn duy trì mức khá, đặc biệt ở cuối phiên đối với các blue-chip quen thuộc như DPM, PVD, MSN, HAG... đã giúp cho VN-Index tăng mạnh đóng cửa với mức cáo nhất trong ngày 448,95 điểm.

Một vài thông tin được coi là có chút ảnh hưởng tích cực đến thị trường trong nước, kết hợp với việc tiệm cận mức hỗ trợ mạnh 440 của VN-Index, đã góp phần tạo nên một phiên tăng điểm khá.

Đầu tiên là kết quả buổi họp của FED vào đêm hôm trước, chính thức phê duyệt phương án bơm trực tiếp 600 tỷ USD thông qua việc mua lại trái phiếu chính phủ. Đây là hành động được đánh giá là quyết đoán và tích cực đầu tiên của FED kể từ khi thông qua gói cứu trợ lần một sau khủngng hoảng. Có thể mối tương quan gần đây của VN-Index và chỉ số của các thị trường lớn khác như Mỹ và châu Âu là không cao, và các nhà đầu tư trong nước cũng không còn nhìn DJ để đưa ra các quyết định mua bán cho ngày hôm sau nữa, nhưng việc các chỉ số của thị trường Mỹ liên tục lập các mốc mới trong năm giúp nhà đầu tư có cái nhìn tích cực hơn về triển vọng của kinh tế thế giới.

Cùng lúc, Chính phủ cũng quyết đinh sẽ bơm USD để đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp trong nước, góp phần làm giảm đà tăng nóng của USD thời gian qua. Động thái này tuy chưa được coi là giải pháp dài hạn, nhưng được kỳ vọng sẽ làm ổn định thị trường tiền tệ trong những tháng cuối năm. Như một hệ quả, hiện tượng đầu cơ thị trường vàng và ngoại hối có thể sẽ giảm dần và dòng tiền nóng có thể sẽ quay lại với thị trường chứng khoán.

Cũng trong buổi họp, các số liệu tích cực của vĩ mô cũng được nhắc đến như dự báo xuất khẩu cả năm tăng 23%, kiềm chế nhập siêu ở mức 12,5 tỷ USD so với dự kiến 14 tỷ USD, thâm hụt cán cân thanh toán ở mức 4 tỷ USD cùng với khả năng tăng trưởng GDP vượt kế hoạch. Tất cả cộng hưởng với các yếu tố kỹ thuật như lượng cung giá thấp suy yếu, VN-Index đã giảm 3 phiên trước, đồng thời tiến sát mức tâm lý 440, đã khiến chỉ số thành công trong việc đảo chiều tăng điểm.

Việc một lần nữa VN-Index bật lên khi gần chạm ngưỡng 440 cho thấy đây gần như là đáy của thị trường trong ngắn hạn. Nếu không có những thông tin rất tiêu cực trong thời gian tới thì Woori CBV vẫn lạc quan cho rằng đây là một ngưỡng kháng cự mạnh và rất khó bị phá vỡ. Như vậy, thị trường vẫn ở trong một xu thế đi ngang của mô hình rectangle top và vẫn chưa có những chỉ báo kỹ thuật phá vỡ xu thế này. Woori CBV vẫn tiếp tục giữ quan điểm duy trì tỷ lệ giải ngân ở mức 4:6 cho các nhà đầu tư giá trị. Việc lướt sóng giữa 2 mức 440 – 465 chỉ dành cho nhà đầu tư ngắn hạn có khả năng chấp nhận rủi ro cao.

 

Khả năng xuống dưới mốc 440 điểm là rất khó xảy ra

(CTCK Trí Việt - TVSC)

Vùng 440 - 444 điểm là vùng vẫn là vùng hỗ trợ mạnh của thị trường, do đó khi suy giảm về vùng này thì VN-Index sẽ bật ngược trở lại. Tuy vậy, KLGD ngày 4/11 cũng ở mức thấp do người mua không thực sự hào hứng. Thị trường đã giảm nhẹ trong liên tục 3 phiên gần đây nên một số trạng thái short sell sẽ cover lại trong ngày 4/11. Một số cổ phiếu nhỏ rơi về xung quanh mệnh giá đã được mua vào với mục đích ăn cổ tức.

Khối ngoại tiếp tục chiếm phần lớn giao dịch tại các cổ phiếu chủ chốt như BVH, HAG, DPM, FPT…Chừng nào họ còn hỗ trợ các blue-chip thì khả năng xuống dưới mốc 440 điểm của VN-Index là rất khó xảy ra.

Trước những diễn biến đầy phức tạp của giá USD trên thị trường tự do trong một vài tuần gần đây, Chính phủ đã tái khẳng định sẽ không phá giá VND từ giờ cho đến cuối năm. Thêm vào đó, để hạ nhiệt tỷ giá trên thị trường ngoại tệ tự do, Chính phủ dự kiến bơm mạnh ngoại tệ vào thị trường (dự kiến khoảng 500 triệu USD). Thị trường tự do phản ứng khá tích cực trước thông báo này được khi giá USD trên thị trường tự do giảm từ mức đỉnh 21.000 (buổi sáng) xuống còn 20.700-20800 (vào đầu buổi chiều). Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, nếu Chính phủ thực hiện bơm ngoại tệ một cách thực sự thì tác động tích cực của nó tới tỷ giá cũng chỉ trong ngắn hạn, do các yếu tố gấy sức ép tới tỷ giá trong trung và dài hạn vẫn còn hiện hữu.

Cùng với quyết định không tăng tỷ giá, Chính phủ cũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước không tiếp tục thực hiện yêu cầu giảm lãi suất đối với các ngân hàng thương mại, mà để các ngân hàng thực hiện lãi suất tiền đồng theo thị trường, hạn chế sự méo mó trên

thị trường tiền tệ hiện nay. Vì vậy, lãi suất huy động tại một số ngân hàng sẽ có xu hướng tăng lên trên 11% để bù đắp lại nguồn huy động do trong 2 tuần đầu tháng 10 đã có một lượng tiền gửi VND lớn được rút ra (khoảng 45.000 nghìn tỷ) để đầu cơ tích trữ vàng và USD.

 

TTCK ít có cơ hội tăng trưởng nếu thị trường vàng, ngoại tệ chưa bình ổn

(CTCK FPT - FPTS)

Nhiều cổ phiếu phục hồi khiến cả hai chỉ số đã tăng trở lại sau 3 phiên giảm liên tiếp. Tuy nhiên, đã có biến động trái chiều về thanh khoản trên hai sàn. Tại sàn HNX, cả khối lượng và giá trị giao dịch đều giảm trên 20%. Trong khi đó, khối lượng và giá trị giao dịch tại sàn HOSE lại tăng nhẹ.

Hiện tượng kéo giá cổ phiếu đầu giờ tại sàn HNX (đã được chúng tôi đề cập trong bản tin ngày 3/11) cũng hạn chế hơn trong phiên giao dịch ngày 4/11. Những biến động phức tạp trên thị trường ngoại tệ và vàng những phiên gần đây tiếp tục thu hút dòng tiền của nhà đầu tư. Trong bối cảnh dòng tiền cho thị trường chứng khoán suy yếu từ nhiều tháng nay, sự chuyển dịch một lượng tiền không quá lớn sang kênh đầu tư vàng, ngoại tệ cũng có thể ảnh hưởng đến thị trường. Chừng nào thị trường vàng, ngoại tệ chưa bình ổn thì thị trường chứng khoán ít có cơ hội tăng trưởng.

 

Thị trường ít có khả năng lạc quan hơn trong phiên giao dịch cuối tuần

(CTCK Vietcombank - VCBS)

Phiên tăng điểm ngày 4/11 đã chấm dứt chuỗi ngày liên tiếp 3 phiên chìm trong sắc đỏ của cả hai chỉ số, tuy nhiên, tình trạng giao dịch giằng co và lình xình vẫn còn hiện hữu khi tính thanh khoản vẫn ở mức thấp và tiếp tục phát đi tín hiệu không mấy khả quan về sức hút đối với dòng tiền của thị trường chứng khoán. Có thể nói, phiên tăng điểm ngày 4/11 vẫn chưa bền vững và tâm lý của các nhà đầu tư chỉ có thể được giải tỏa khi mà thị trường có được những bước tiến thực sự vững vàng.

Cũng cần phải lưu ý thêm là sáng 4/11 Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia thông báo rằng, Chính phủ đã đồng ý để NHNN bơm mạnh ngoại tệ phục vụ các nhu cầu thiết yếu như sản xuất lương thực thực phẩm và phân bón thay vì nhỏ giọt như trước, ngoài ra, lãi suất tiền đồng cũng sẽ được vận thành theo cơ chế thị trường.

Như vậy, nếu các điều chỉnh này được thực hiện một cách rõ ràng và mạnh mẽ thì tỷ giá từ nay đến cuối năm có thể ổn định trở lại nhưng lãi suất tiền đồng theo đó sẽ có xu hướng tăng lên và điều này nhiều khả năng sẽ gây ra ảnh hưởng không mấy tích cực lên thị trường chứng khoán đang trong cơn khát dòng vốn mới. Do đó, khả năng về một diễn biến lạc quan hơn cho thị trường phiên giao dịch cuối tuần này là không nhiều. Mặc dù vững vàng được trên mốc 440, nhưng trước mắt lại là mốc kháng cự quan trọng 450 điểm, thị trường có thể sẽ có diễn biến giằng co và biến động trong biên độ hẹp trước khi hình thành xu hướng rõ ràng hơn.

 

Thị trường  sẽ vẫn giữ được xu thế lình xình đi ngang

(CTCK VNDirect - VND)

Chính phủ đã chính thức can thiệp vào thị trường  ngoại hối thông qua công bố sẽ bơm ngoại tệ ra thị trường và không điều chỉnh tỷ giá cho đến hết năm. Đây là động thái khá tích cực đã được giới đầu tư chờ đợi nhiều nhất trong các ngày qua. Tỷ giá USD trên thị trường  tự  do đã hạ nhiệt và được kỳ vọng sẽ sớm bình ổn trong thời gian tới.

Điều này đã giúp cho thị trường tăng phiên đầu tiên sau 3 phiên giảm liên tiếp từ đầu tuần với mức tăng khá mạnh. Các cổ phiếu chủ chốt phần lớn đều kết thúc phiên trong sắc xanh. Khối ngoại tiếp tục chuỗi ngày mua ròng với giá trị 89 tỷ đồng, cao nhất trong 7 ngày. Giá trị giao dịch không cao do tâm lý thận trọng của nhà đầu tư, tuy nhiên tổng dư mua đã cao hơn khá nhiều so với tổng dư bán cho thấy khả năng thị trường sẽ không giảm sâu trong phiên sắp tới.

VN-Index vẫn duy trì xu thế đi ngang trên mức hỗ trợ 440 điểm trong khi HNX-Index đang phục hồi lại từ mức thấp nhất trong năm. Theo PTKT thì thị trường  vẫn đang trong xu thế giảm điểm trong trung và dài hạn, cùng với khả năng đi ngang của VN-Index trong ngắn hạn.

Chúng tôi cho rằng, thị trường  sẽ vẫn giữ được xu thế lình xình đi ngang với sự hỗ trợ của dòng tiền ngoại và khả năng giữ bình ổn tỷ giá của chính phủ. Để VN-Index bứt phá ra khỏi kênh 440-465 điểm cần có các thay đổi vĩ mô tích cực hơn.

 

Nhiu khả năng VN-Index tiếp tục được ci thin

(CTCK Quốc tế - VIS)

Thị trường vàng tiếp tc có nhng biến động so vi một ngày trước đó khi giá kim loại này đã vượt qua mc 34 triệu đồng/lượng, mc cao nht ktừ trước đến này. Điều này tiếp tc là trngi cho sphc hi ca thị trường chng khoán trong ngn hn. Tuy nhiên, thông kin kinh tế vĩ mỗ đã bắt đầu có nhiu điều tích cực. Liên quan đến tgiá hối đoái, Chính phủ đã đồng ý không điều chnh tỷ giá cho đến hết năm đồng thi sthc hiện bơm ngoại tệ để htrcác ngành sn xut như: lương thực thc phm, phân bón,…

y ban giám sát tài chính quc gia đưa ra dự báo trong năm 2010, cán cân thanh toán thâm ht dkiến khong 4 tUSD, gim mnh so vi 9 tỷ USD vào năm 2009. Ngoài ra, tchc này cũng đưa ra dự báo cán cân thanh toán có ththặng dư từ 0,5 - 1 tỷ USD vào năm 2011 vi vic lung vốn đầu tư ngày càng có chiều hướng tăng lên. Bênh cạnh đó, trên bình din quc tế, vic Cc Dtrliên bang M(FED) quyết định chi 600 tỷ USD để mua vào Trái phiếu BTài chính Mnhiu khả năng sẽ đẩy mnh dòng vốn đầu tư trên thế gii hướng vào các thị trường mi nổi, trong đó có Vit Nam.

Mt khác, hoạt động mua ròng trong nhiu phiên liên tiếp ca khối NĐT nước ngoài cũng sẽ có nhng ảnh hưởng tích cực đến hoạt động giao dch ca những NĐT trong nước.

Chúng tôi cho rng, thị trường đang bắt đầu đón nhn nhng thông tin khá tích cc mà bắt đầu bng những hành động tChính ph. Do đó, chúng tôi vẫn cho rằng, các NĐT dài hạn vn có thtiếp tc la chn mã chứng khoán để gii ngân trong thời điểm hin ti. Dbáo cho phiên giao dch cui tun (5/11), nhiu khả năng chỉ sVN-Index tiếp tục được ci thin.

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,204.97 -0.64 -0.05% 141,739 tỷ
HNX 227.57 -0.3 -0.13% 1,224 tỷ
UPCOM 88.33 -0.04 -0.04% 488 tỷ