Giảm thiểu rủi ro trong giao dịch trực tuyến

(ĐTCK-online) Bắt đầu từ 8/2, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) chính thức thực hiện giao dịch trực tuyến, cho phép NĐT nhập lệnh trực tiếp vào hệ thống. Theo công bố của HNX, hiện đã có 45 CTCK đủ điều kiện kỹ thuật thực hiện giao dịch. Các CTCK, trong đó có VIS đang nỗ lực để hệ thống giao dịch không sàn được vận hành trơn chu và giảm thiểu rủi do.
Việc thực hiện giao dịch trực tuyến nhằm tạo sự thuận tiện cao nhất cho NĐT và tăng tính thanh khoản. Việc thực hiện giao dịch trực tuyến nhằm tạo sự thuận tiện cao nhất cho NĐT và tăng tính thanh khoản.

Công nghệ áp dụng tại HNX

Hệ thống cổng kết nối giao dịch thông sàn giữa HNX với các CTCK được xây dựng theo mô hình Client - Server trên nền TCP/IP. Trong đó, HNX đóng vai trò là Server (chủ), CTCK đóng vai trò Client (khách). Các thông tin truyền nhận giữa HNX và các CTCK được mã hóa theo chuẩn FIX phiên bản 4.4 (2003). FIX là một chuẩn quốc tế thông dụng cho việc giao tiếp giữa các hệ thống tài chính, đặc biệt là cho lĩnh vực chứng khoán. Hầu hết, các sàn giao dịch hiện đại trên thế giới đều sử dụng FIX cho việc trao đổi với các hệ thống liên quan. Phần mềm Smart Broker của VIS cũng như nhiều CTCK khác, cũng hỗ trợ sẵn chuẩn FIX và chúng tôi chỉ cần thực hiện 1 số thay đổi nhỏ cho phù hợp với quy định cụ thể của HNX.

Việc triển khai giao dịch trực tuyến được HNX và các CTCK thực hiện rất bài bản và đúng kế hoạch. Việc tích hợp kỹ thuật được thực hiện trong 1 tháng và việc thử nghiệm được thực hiện trong tháng tiếp theo với 3 vòng thử nghiệm và 2 ngày thi chính thức với các kịch bản thử nghiệm đầy đủ, chi tiết các tình huống có thể xảy ra. Đến nay, đã có 45 công ty đã thực hiện xong tất cả các vòng thử nghiệm với kết quả rất tốt. Phần mềm giao dịch trực tuyến dành cho NĐT tự nhập lệnh qua Internet tại VIS cũng đã tích hợp hoàn toàn với cổng giao dịch thông sàn HNX. Ngay khi HNX chính thức đưa vào sử dụng, tất cả các lệnh của CTCK nhập qua nhân viên môi giới hay tự nhập qua Internet đều được đẩy thẳng vào HNX qua cổng giao dịch thông sàn.

 

Có phương án dự phòng đảm bảo an toàn trong giao dịch

Để an toàn trong giao dịch, HNX cũng như các CTCK đều có phương án dự phòng chẳng hạn. Tại VIS đã triển khai hạ tầng mạng với 2 đường truyền 1 cáp quang và 1 cáp đồng tốc độ cao, cấu hình tự động backup lẫn nhau để kết nối với HNX. Nếu một trong hai đường truyền này bị gián đoạn thì hệ thống kết nối sẽ tự động chuyển sang sử dụng đường truyền còn lại mà không hề phải tạm dừng giao dịch. Các thiết bị phần cứng khác như máy chủ, mạng cũng đều được dự phòng nóng 100%. Do vậy, khả năng gián đoạn giao dịch là rất thấp. Ngoài ra, CTCK vẫn duy trì các máy trạm nhập lệnh từ xa và tại sàn HNX, nên trong tình huống xấu nhất, khi việc kết nối thông sàn bị gián đoạn, CTCK sẽ quay lại hình thức đọc lệnh cũ để tiếp tục giao dịch.

Qua các ngày thử nghiệm cho thấy, tốc độ xử lý lệnh của cổng giao dịch thông sàn là rất cao, trên 1.000 lệnh/phút. Với lượng giao dịch như hiện nay và trong tương lai gần, tốc độ này hoàn toàn đảm bảo xử lý tức thời tất cả các lệnh đặt của NĐT.

 

Giao dịch thông sàn qua HNX có bị “treo giò” như HOSE?

Nhiều NĐT băn khoăn về việc, làm thế nào để đảm bảo chính xác lệnh vào thẳng sàn khi giao dịch trực tuyến với HNX. Trên thực tế, việc thực hiện giao dịch trực tuyến nhằm tạo sự thuận tiện cao nhất cho NĐT và tăng tính thanh khoản cho thị trường, do vậy, HNX hay HOSE và các CTCK đều cố gắng đảm bảo hệ thống đặt lệnh đơn giản và dễ sử dụng nhất. Các NĐT hiện đang sử dụng giao dịch trực tuyến sẽ không thấy có bất cứ sự khác biệt nào khi giao dịch trực tuyến với HNX, nếu có, thì đó là tốc độ lệnh vào sàn nhanh hơn, khả năng khớp lệnh cao hơn và thanh khoản sàn HNX tăng cao hơn. Phần mềm giao dịch trực tuyến của CTCK được tích hợp 100% vào cổng kết nối thông sàn HNX, nên NĐT vẫn thực hiện các thao tác đặt lệnh như trước đây và sẽ bất ngờ với tốc độ lệnh vào sàn của mình.  Một vấn đề nữa, NĐT cũng quan tâm là tại HOSE,  khi thực hiện giao dịch thông sàn, rất nhiều CTCK thường xuyên bị “treo giò” với thông báo vi phạm quy định giao dịch trực tuyến, tình trạng này liệu có còn lặp lại ở HNX. Thông thường, mỗi sàn giao dịch chứng khoán đều có những quy định riêng của mình và như chúng ta đã biết cách thức giao dịch của HOSE với 3 phiên giao dịch hoàn toàn khác so với HNX chỉ có 1 phiên khớp lệnh duy nhất. Với đặc điểm 3 phiên giao dịch của mình, HOSE phải đặt ra nhiều quy định chặt chẽ về hủy lệnh để đảm bảo tính minh bạch và công bằng của thị trường. Việc nhiều CTCK thường xuyên bị “treo giò” do vi phạm quy định giao dịch trực tuyến cũng là điều bình thường bởi không có gì là hoàn hảo và có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau như lỗi phần mềm, thao tác sai, lỗi NĐT… Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, tình trạng này sẽ ít xảy ra đối với HNX, vì chỉ có 1 phiên khớp lệnh và việc hủy/sửa lệnh được thực hiện trong suốt thời gian giao dịch nên khả năng mắc lỗi sẽ ít hơn hẳn. NĐT có thể đặt lệnh mua, lệnh bán, chỉnh sửa hay hủy lệnh vào bất cứ lúc nào trong phiên giao dịch.

Vũ Hồng Minh, Giám đốc, Công nghệ thông tin CTCK VIS
Vũ Hồng Minh, Giám đốc, Công nghệ thông tin CTCK VIS

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,209.52 4.55 0.38% 154,884 tỷ
HNX 226.82 -0.75 -0.33% 1,394 tỷ
UPCOM 88.66 0.33 0.37% 435 tỷ