Độ trễ

(ĐTCK) Khi bạn nghĩ 280 điểm là đáy tiếp theo của VN-Index thì mức đáy thực tế có thể còn thấp hơn... Trong bối cảnh kinh tế thế giới khủng hoảng, kinh tế trong nước khó khăn, thị trường con gấu sẽ lần lượt "dìm" những tổ chức kinh tế yếu nhất cùng với những nhà đầu tư "máu cờ bạc" nhất.
Việt Nam là nền kinh tế hướng ra xuất khẩu với kim ngạch trên 70% GDP. Việt Nam là nền kinh tế hướng ra xuất khẩu với kim ngạch trên 70% GDP.

Độ trễ từ bên trong

Việt Nam là nền kinh tế hướng ra xuất khẩu với kim ngạch trên 70% GDP, dễ thấy sự suy thoái của các thị trường xuất khẩu sẽ ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. Cộng với cơn bão giảm phát từ bên ngoài và những khó khăn nội tại, nền kinh tế Việt Nam khó tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực. Dấu hiệu của suy thoái đã bắt đầu từ tháng 9 khi xuất khẩu chựng lại và suy giảm mạnh, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cắt giảm lãi suất cơ bản và nâng biên độ giao dịch tỷ giá, đồng nội tệ mất giá hơn 2% so với USD…

Trong 6 tuần, NHNN giảm lãi suất cơ bản 4 lần, tổng cộng 4 điểm phần trăm. Tiền trong lưu thông tăng lên, chi phí vốn giảm, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào giảm... nhưng hầu hết các DN lại đang có vấn đề rắc rối từ những cái giảm này: dư nợ vay lãi suất cao, tồn kho giá cao, đặc biệt là doanh số giảm vì nhu cầu giảm. Mặt khác, yếu tố chu kỳ kinh doanh và tâm lý chờ đợi một mức lãi suất thấp hơn cũng như diễn biến thị trường tiếp theo sẽ làm cho tất cả những sự điều chỉnh vĩ mô trên có độ trễ nhất định. Độ trễ bên trong này có thể tính bằng quý.

Độ trễ với bên ngoài

Xu hướng giải cứu kinh tế của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu là "bỏ ảo, cứu thực". Họ sẽ không dành giải pháp cũng như hỗ trợ tài chính cho khu vực tài chính, nơi hiện đang khủng hoảng, mà quay sang cứu các ngành sản xuất, kinh doanh đang gặp khó khăn, kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng chi tiêu của chính phủ vào cơ sở hạ tầng để góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, các chính phủ sẽ có những biện pháp ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài như lập hàng rào phi thuế quan để bảo vệ và phát triển sản xuất nội địa. Trao đổi thương mại, xuất nhập khẩu do đó sẽ co lại, những nước đang phát triển với chiến lược hướng ra xuất khẩu như Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng mạnh trong thời gian tới. Có thể nhận định rằng, khi thế giới suy thoái, Việt Nam chịu tác động tiêu cực sau một chút, nhưng khi thế giới hồi phục, Việt Nam cần một thời gian dài hơn để hồi phục. Độ trễ với bên ngoài này có thể tính bằng năm.

Độ trễ với TTCK

TTCK Việt Nam rơi vào cảnh "chợ chiều" với khối lượng giao dịch thấp, VN-Index liên tiếp xuyên thủng các ngưỡng tâm lý 320, 313, 300 và tạo đáy thấp nhất trong 3 năm qua ở mức 288 vào ngày 8/12. Một loạt tin tốt xuất hiện, nhưng dường như nhà đầu tư bị ám ảnh bởi tin xấu là kinh tế Việt Nam đang và sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Những tin xấu theo sau như nhà đầu tư nước ngoài bán ròng, một số nước giảm nguồn vốn ODA dành cho Việt Nam, thuế chứng khoán không được giãn… đã làm cho TTCK đi xuống một cách dễ dàng hơn.

Vừa qua, các TTCK trên thế giới đều có sự hồi phục với các phiên tăng điểm ngoạn mục, nhưng TTCK Việt Nam lại không nương theo xu hướng này, phải chăng là do những độ trễ từ bên trong và bên ngoài nói trên? Nếu đúng như vậy thì hiện nay "VN-Index đã thoát khỏi cái bóng của Dow Jones".

Tuấn Tú
Tuấn Tú

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,203.94 -1.67 -0.14% 64,824 tỷ
HNX 226.41 -1.46 -0.65% 519 tỷ
UPCOM 87.99 -0.38 -0.44% 250 tỷ