Đi tìm mô hình quản lý chi phí, giá thành trên thị trường viễn thông

(ĐTCK-online) Trong giai đoạn vừa qua, thị trường dịch vụ thông tin di động tại Việt Nam đã có mức tăng trưởng rất nhanh cả về chất và lượng. Tuy nhiên, cùng với quá trình đó, thị trường cũng cho thấy xuất hiện một số rủi ro gắn liền với cạnh tranh.
Đi tìm mô hình quản lý chi phí, giá thành trên thị trường viễn thông

Một trong những rủi ro chính là cạnh tranh về giá cước, khiến doanh thu bình quân trên một đơn vị thuê bao (ARPU) liên tục giảm, trong điều kiện các doanh nghiệp chưa xác định được chính xác giá thành dịch vụ.

Ông Hoàng Đức Hùng là Phó tổng giám đốc của Ersnt & Young Việt Nam . Ông có trên 14 năm kinh nghiệm làm việc tại Ernst & Young Việt Nam, Ernst & Young San Francisco (Hoa Kỳ) và Ernst & Young Brisbane (Úc) trong các lĩnh vực kiểm toán, chẩn đoán, rà soát hệ thống kiểm soát nội bộ, tư vấn về quản trị doanh nghiệp, xây dựng cẩm nang tài chính và đào tạo, tư vấn cho ngành viễn thông...

Đây sẽ là một sức ép lớn không chỉ cho các doanh nghiệp mới tham gia thị trường, mà cả các “đại gia” thông tin di động trong việc đảm bảo hiệu quả kinh doanh, thông qua các gói dịch vụ mang lại lợi nhuận thực cho doanh nghiệp.

Hơn nữa, việc có mô hình hạch toán chi phí, giá thành rõ ràng và minh bạch cũng là yêu cầu quản lý của Nhà nước (được quy định cụ thể trong Luật Viễn thông) cho các mục đích phổ cập, công ích, cũng như các yêu cầu quản lý khác, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và có kiểm soát của ngành viễn thông Việt Nam.

Đã đến lúc các doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác quản lý, đặc biệt là chú trọng vào việc xây dựng mô hình quản lý chi phí, giá thành phù hợp, không những đáp ứng được các yêu cầu quản lý nhà nước, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu chi phí, lành mạnh hóa thị trường viễn thông.

 

Thị trường và cạnh tranh

Sau hơn 10 năm đổi mới, mở cửa cho cạnh tranh, thị trường viễn thông đã có những bước tiến triển vượt bậc. Điều này thể hiện qua con số tăng trưởng vượt bậc của mật độ điện thoại và Internet, đặc biệt là mật độ điện thoại di động với tỷ lệ đã đạt đến hơn 100 thuê bao/100 dân, mức tăng trưởng trong 5 năm liên tục duy trì trên mức 100%/năm (nguồn: http://mic.gov.vn).

Ông Nguyễn Việt Long
là Chủ nhiệm cấp cao Dịch vụ Tư vấn trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ của Ernst & Young Việt Nam . Ông có trên 13 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành viễn thông, là tiến sỹ chuyên ngành kinh tế, quản lý công nghệ và chính sách tại Đại học Tổng hợp Seoul, Hàn Quốc.

Tình hình cạnh tranh trên thị trường cũng diễn ra sôi động với việc Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức cấp phép cho doanh nghiệp di động thứ 9 gia nhập thị trường. Trong suốt giai đoạn từ 2004 đến 2008, với việc Bộ Thông tin và Truyền thông tạo chính sách giá cạnh tranh cho các doanh nghiệp mới (cụ thể là về giá cước kết nối và giá cước thu khách hàng), giá cước dịch vụ di động trên thị trường liên tục giảm. Chính sách ưu đãi về giá của Nhà nước, cùng với sự linh hoạt, năng động đã giúp cho nhà khai thác mới có cùng công nghệ GSM (Global System for Mobile Communications) với doanh nghiệp chủ đạo có mức tăng trưởng nhanh.

Về phía người tiêu dùng, tác động về cạnh tranh đã đem lại nhiều lợi ích về giá, về mức độ phổ cập. So với trước kia, người tiêu dùng sử dụng dịch vụ với giá rẻ và có nhiều lựa chọn hơn.

Thị phần của các mạng di động tính đến hết tháng 8/2009
Đi tìm mô hình quản lý chi phí, giá thành trên thị trường viễn thông ảnh 3
(Nguồn: Business Monitor International Ltd - BMI)

Tuy nhiên, đứng về phía các doanh nghiệp, có một số tác động cần phải xem xét, đặc biệt là doanh thu trung bình/thuê bao (ARPU) suy giảm nhanh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Theo quan điểm của Công ty Ernst & Young, dựa trên kinh nghiệm các thị trường viễn thông đã phát triển trên thế giới, thị trường viễn thông Việt Nam đã và đang bước vào giai đoạn tiệm cận bão hòa nếu xét trên mật độ thuê bao/100 dân và tình hình cạnh tranh trên thị trường.

Các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, sẽ chịu sức ép của cạnh tranh trên thị trường và cần có các bước chuẩn bị để bước vào giai đoạn “củng cố” của thị trường. Đây chính là thời điểm các nhà khai thác dịch vụ di động cần tập trung vào các giải pháp để duy trì ARPU.

Bảng 1: ARPU của dịch vụ điện thoại di động tại các thị trường trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Đơn vị: USD)

 

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

Australia

543

544

535

523

510

China

123

120

113

105

100

Hong Kong

230

211

199

191

187

India

80

35

28

24

22

Indonesia

60

51

48

46

44

Japan

746

694

677

666

654

Korea

418

404

391

380

372

Malaysia

211

196

190

184

181

New Zealand

339

323

313

304

297

Pakistan

39

35

28

24

22

Philippines

53

47

45

44

43

Singapore

371

347

335

325

318

Taiwan

278

265

251

241

234

Thailand

85

76

73

70

68

Vietnam

46

38

35

34

33

(Nguồn: OVUM 2010; số liệu năm 2008, 2009 là số liệu thực tế, 2010 trở đi là số liệu dự báo)

Có hai cách tiếp cận chính để duy trì ARPU là giảm chi phí và phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng. Theo như kinh nghiệm của thị trường các nước trên thế giới thì rất khó để tăng ARPU.

Hầu hết ARPU tại các thị trường đều có xu hường giảm. Chỉ những thị trường mà các doanh nghiệp thành công trong quản lý chi phí và phát triển các dịch vụ gia tăng (VAS) mới duy trì được mức giảm thấp và ổn định.

Đối với Việt Nam, trong điều kiện thị trường nội dung số phục vụ cho VAS còn sơ khai, thì hoàn thiện và chuẩn hóa mô hình quản lý chi phí là nhu cầu cấp thiết, để không những tiến tới cắt giảm chi phí, mà còn phục vụ các mục tiêu quản trị khác của doanh nghiệp, bao gồm cả phát triển dịch vụ, chiến lược thị trường, giá…

 

Các giai đoạn phát triển của thị trường điện thoại di động tại Việt Nam
Đi tìm mô hình quản lý chi phí, giá thành trên thị trường viễn thông ảnh 4
(Nguồn: Báo cáo phân tích của Công ty Ernst & Young)

Yêu cầu đổi mới hệ thống quản lý của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ di động

Đứng trước yêu cầu trên, câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp cần phải có những hành động cụ thể gì trong giai đoạn trước mắt để hoàn thiện hệ thống quản lý chi phí? Đa phần doanh nghiệp kinh doanh di động lớn trên thị trường đều là doanh nghiệp có nguồn gốc từ doanh nghiệp nhà nước.

Các quy định, chế độ kế toán và báo cáo tài chính đều được thiết kế và áp dụng với mục đích tuân thủ chuẩn mực kế toán và các quy định tài chính chung của Nhà nước và của cơ quan chủ quản, chưa có những điều chỉnh chi tiết, cụ thể và đặc thù cho các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh riêng biệt như viễn thông cho mục đích quản lý nội bộ.

Bản thân các doanh nghiệp cũng chưa xây dựng được hệ thống kế toán quản trị và mô hình quản lý chi phí một cách đầy đủ và chính xác. Các chi phí thường chỉ được tổng hợp và báo cáo theo loại hình (categories) như khấu hao, nhân công..., chứ không được chi tiết theo chức năng (functions) và/hoặc theo dự án như trực tiếp - gián tiếp, cố định - biến đổi, theo sản phẩm - theo đơn vị/hoạt động phát sinh… Việc tổng hợp và quản lý chi phí theo các gói sản phẩm, theo hoạt động kinh doanh hoặc theo các trung tâm lợi nhuận (profit centre) hoặc trung tâm chi phí (cost centre) là vấn đề khó khăn đối với hầu hết doanh nghiệp này.

Thực tế này có ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quyết định quan trọng như: mở rộng đầu tư nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh, đưa ra chiến lược sản phảm mới, đánh giá kết quả hoạt động của các đơn vị thành viên, các chi nhánh, quản lý cắt giảm chi phí…

Hỗ trợ tự động hóa hệ thống quản lý kế toán, tài chính bằng phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin, một trong lĩnh vực thế mạnh, cũng chưa được các doanh nghiệp viễn thông quan tâm đúng mức. Hệ quả là hệ thống hiện tại không cho phép đảm bảo thông tin cần thiết và kịp thời phục tính toán giá thành dịch vụ, tách bạch chi phí các công đoạn của quá trình cung cấp dịch vụ viễn thông.

Như vậy, để giải quyết được tận gốc bài toán giảm chi phí, quản lý giá thành dịch vụ và chuẩn bị tốt cho giai đoạn tiếp theo của thị trường (“củng cố” và “hội tụ”), lãnh đạo doanh nghiệp cần nhanh chóng xem xét việc chuyển đổi mô hình quản lý tài chính - kế toán hiện tại, xây dựng mô hình quản lý chi phí hiện đại và đặc thù cho viễn thông.

Một giải pháp hoàn thiện toàn diện cần được xem xét đầy đủ trên tất cả các khía cạnh của hệ thống quản lý kế toán - tài chính, bao gồm chính sách, dữ liệu, quy trình, tổ chức và con người, công nghệ, cũng như quản lý hiệu quả hoạt động. Có như vậy, các doanh nghiệp mới tự nâng cao được vị thế cạnh tranh, chuẩn bị cho các giai đoạn phát triển tiếp theo của thị trường, hướng đến đạt trình độ quản lý hiện đại ngang tầm khu vực và quốc tế, đảm bảo hội nhập thành công.

Hoàng Đức Hùng và Nguyễn Việt Long
Hoàng Đức Hùng và Nguyễn Việt Long

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,204.0 -1.61 -0.13% 64,202 tỷ
HNX 226.4 -1.47 -0.65% 509 tỷ
UPCOM 87.97 -0.4 -0.45% 248 tỷ