CK tuần mới: Chưa thoát khỏi xu thế giằng co

(ĐTCK-online) Sau 4 tuần tăng điểm mạnh cuối tháng 8, đầu tháng 9, thị trường đã quay trở lại vạch xuất phát. Một số CTCK nhận định, thị trường đang dần xác lập mức đáy cân bằng để chờ đón một sự khởi sắc khi các doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý III.
CK tuần mới: Chưa thoát khỏi xu thế giằng co

Kết thúc tuần giao dịch từ 03/10 đến 07/10/2011, trên sàn HOSE có 1 phiên tăng và 4 phiên giảm. Nếu so với phiên cuối tuần trước, chỉ số VN-Index mất đi 9,64 điểm (-2,25%) khi đóng cửa tuần ở mức 417,96 điểm. Tổng khối lượng giao dịch báo giá cả tuần đạt 162.939.860 đơn vị, giảm 24,86% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 2649,15 tỷ đồng, giảm 30,83%.

HOSE - Tổng hợp kết quả giao dịch tuần qua

Ngày

 Số GD

 VN
Index

+/-
(%)

 KLGD

+/-
(%)

 GTGD
(tỷ)

 +/-
(%)

3/10/11

 17.802

 422,12

 (1,28)

 27.838.890

 (16,49)

28/3/01

 (42,45)

4/10/11

 17.612

 418,18

 (0,93)

 28.133.770

 1,06

23/4/01

 5,63

5/10/11

 19.826

 417,21

 (0,23)

 37.276.860

 32,50

2/8/01

 21,11

6/10/11

 18.856

 421,32

 0,99

 38.895.630

 4,34

10/10/01

 11,91

7/10/11

 16.955

 417,96

 (0,80)

 30.794.710

 (20,83)

30/4/01

 (25,11)

Tổng

 91.051

 (9,64)

 (2,25)

 162.939.860

 (24,86)

2/4/07

 (30,83)

 

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số HNX-Index dừng lại ở mốc 71,50 điểm, tăng 0,16 điểm so với cuối tuần trước đó (+0,22%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá cả tuần đạt 156.591.900 đơn vị, giảm 16,94% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 1718,00 tỷ đồng, giảm 23,29%.

HNX - Tổng hợp kết quả giao dịch tuần qua

Ngày

 Số GD

HNX
Index

+/-
(%)

 KLGD

+/-
(%)

 GTGD
(tỷ)

+/-
(%)

3/10/11

 16.584

 70,38

 (1,35)

 32.905.500

 7,73

 363,47

 4,09

4/10/11

 15.961

 70,46

 0,11

 31.513.700

 (4,23)

 323,38

 (11,03)

5/10/11

 14.125

 70,34

 (0,17)

 29.933.100

 (5,02)

 340,40

 5,26

6/10/11

 15.795

 72,10

 2,50

 33.014.900

 10,30

 368,83

 8,35

7/10/11

 14.508

 71,50

 (0,83)

 29.224.700

 (11,48)

 321,92

 (12,72)

Tổng

 76.973

 0,16

 0,22

 156.591.900

 (16,94)

 1.718,00

 (23,29)

 

Trong tuần, khối ngoại đã bán ròng 7,83 tỷ đồng trên HNX và bán ròng 161,47 tỷ đồng trên HOSE. Cụ thể, họ đã mua vào 2.745.100 cổ phiếu trên HNX (trị giá 32,30 tỷ đồng) và bán ra 3.413.300 cổ phiếu (trị giá 40,13 tỷ đồng). Trên sàn HOSE, họ mua vào 10.826.973 cổ phiếu (trị giá 361,29 tỷ đồng) và bán ra 17.532.413 cổ phiếu (trị giá 522,75 tỷ đồng).

 CK tuần mới: Chưa thoát khỏi xu thế giằng co ảnh 1

Nhận định của công ty chứng khoán

Thị trường có thể đi ngang

(CTCK EuroCapital - ECC)

Thông tin được nhà đầu tư quan tâm là việc vỡ lở của vụ lừa đảo chứng khoán ước tính lên tới hàng nghìn tỷ đồng của môi giới OTC. Đây là vụ vỡ nợ thứ hai với quy mô lớn được công bố chính thức trong năm nay, sau vụ bỏ trốn của Chủ tịch CTCK Hà Thành.

Ngoài ra, theo ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh (UBCK), hiện có 11 công ty chứng khoán vi phạm tỷ lệ vốn khả dụng dưới 180%,, trong đó có 4 công ty rơi vào tình trạng cảnh báo đặc biệt (vốn khả dụng dưới 120%).

Những thông tin trái chiều được công bố không tạo nên sự đồng thuận trong giới đầu tư, trong khi đó áp lực bán (chốt lời và cắt lỗ) đang tăng nhanh khiến thị trường khó tăng giá. Trong tuần sau, tuy chưa đủ cơ sở kết luận về một đợt giảm giá mạnh hình thành nhanh chóng nhưng thị trường cũng không quá hứng khởi và một kịch bản sideway có lẽ sẽ có khả năng diễn ra hơn cả.

 

Thị trường sẽ quay trở lại với xu hướng giảm ngắn và trung hạn

(CTCK Bảo Việt - BVS)

Trong giai đoạn gần đây, nhà đầu tư trong nước thường phán đoán trước chứ không phản ứng “theo đuôi” diễn biến của TTCK thế giới, vốn đã xác lập xu hướng sụt giảm trung hạn. Điều này lý giải tại sao TTCK Việt Nam thường sụt giảm khi TTCK thế giới phục hồi.

Chỉ số HNX-Index thất bại khá sớm ở kháng cự 72,5 hay MA(20) trên đồ thị tuần. Như vậy, một sóng hồi kéo dài từ phiên giao dịch 4/10 nhiều khả năng đã kết thúc và thị trường sẽ quay trở lại với xu hướng giảm ngắn và trung hạn. Điểm xác nhận là 71,5, khi HNX-Index cắt xuống dưới upward-trendline và phá vỡ mẫu hình hồi phục dạng kênh song song vẽ trên đồ thị intraday.

Quan sát đồ thị của từng cổ phiếu, chúng tôi vẫn chưa nhận thấy sự thay đổi xu hướng bán bluechips đã kéo dài trong 4 tuần gần đây ngay cả khi thị trường đã có 3 phiên hồi phục. Rất có thể áp lực thoái vốn ở nhóm này vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới.

Nhìn chung, BVS vẫn giữ quan điểm thận trọng và nhận định xu hướng sụt giảm trong trung, dài hạn vẫn chiếm ưu thế. Nhà đầu tư vẫn nên tránh các quyết định bắt đáy sớm do phải chịu rủi ro T+ khá cao. Các giao dịch trading ngắn hạn vẫn nên bám theo xu hướng chính - thực hiện bán trước, mua sau.

 

Nhiều khả năng tiếp tục xu hướng lình xình

(CTCK VNDirect - VND)

Phiên giảm điểm cuối tuần càng củng cố nhận định của VND rằng sự nảy lại của thị trường chỉ mang tính chất kỹ thuật, sau một chuỗi giảm điểm kéo dài hơn tuần qua. Sự hưng phấn của thị trường có được trong nửa cuối phiên giao dịch ngày 6/10 đã không duy trì được trong phiên cuối tuần và hầu hết các cổ phiếu của thị trường đều đóng cửa ở vùng giá thấp vào cuối phiên cho thấy lực cầu của thị trường vẫn rất mờ nhạt.

Điều chúng ta chờ đợi là sự tăng điểm mạnh, đi kèm thanh khoản cao đã không xuất hiện, thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng lình xình giảm điểm. Xu hướng sụt giảm trong trung, dài hạn vẫn chiếm ưu thế

 CK tuần mới: Chưa thoát khỏi xu thế giằng co ảnh 2

Có thể sẽ duy trì diễn biến giằng co

(CTCK FPT - FPTS)

Hiện tại, ngưỡng hỗ trợ mạnh tại 415 điểm vẫn tỏ ra khá hiệu quả với việc nâng đỡ thị trường trong bốn phiên liên tiếp. Tuy nhiên, rủi ro thị trường tiếp tục xu hướng về vùng đáy cũ là khá lớn nếu tiếp tục không xuất hiện yếu tỗ hỗ trợ đủ mạnh khác.

Xét các khả năng ở thời điểm hiện tại, FPTS cho rằng, VN-Index có thể sẽ duy trì diễn biến giằng co, đi ngang trong những phiên giao dich tuần tới trước khi có tín hiệu rõ ràng hơn cho một xu thế tiếp theo của thị trường.

 

Khả năng phục hồi nhẹ

(CTCK ACB - ACBS)

Quyết định 2210 lại có tác động khá tiêu cực tới thị trường chứng khoán, do việc tăng lãi suất tái cấp vốn là dấu hiệu cho thấy NHNN vẫn đang thắt chặt chính sách tiền tệ, chứng tỏ lãi suất cho vay vẫn khó có khả năng giảm mạnh trong thời gian tới. Các chỉ số phân tích kỹ thuật vẫn tiếp tục hỗ trợ cho khả năng phục hồi nhẹ của cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index.

 

Các bluechip đang cố gắng tạo đáy ngắn hạn

(CTCK Woori CBV)

Trái với diễn biến tiêu cực của 3 tuần điều chỉnh trước, tuần này HNX đã xuất hiện tín hiệu tạo đáy ngắn hạn khi đóng cửa cao hơn mức đóng cửa của tuần trước. Đồng thời thanh khoản sụt giảm cũng chứng tỏ áp lực bán ra không còn mạnh, tâm lý thăm dò động thái kế tiếp của thị trường đã bắt đầu.

Các mã bluechip trên HOSE đang cố gắng tạo đáy ngắn hạn, còn trên HNX đã tạo đáy ngắn hạn xong và có chiều hướng đi lên. Tuy chưa có tín hiệu khởi sắc hoàn toàn tuy nhiên đã có một số mã có mức độ tăng trưởng lợi nhuận khá ấn tượng trong tuần qua như JVC, LCM, DHG…

Về mặt kỹ thuật, theo đồ thị tuần của HNX-Index có thể nhận thấy chỉ số này đang trong quá trình hình thành mẫu hình vai đầu vai đảo ngược trung hạn. Để chính thức mẫu hình này cần một số phiên gia tăng mạnh trong tuần tới kèm thanh khoản gia tăng. Do đó đối với các nhà đầu tư thì việc cần nhắc lựa chọn cổ phiếu để tham gia, hoặc đợi thị trường chung hình thành tín hiệu rõ ràng vẫn là một sự lựa chọn hợp lý.

 CK tuần mới: Chưa thoát khỏi xu thế giằng co ảnh 3

Chưa có thông tin hậu thuẫn cho chứng khoán tăng điểm

(CTCK TP. HCM - HSC)

Tất cả những yếu tố thị trường ngoại hối và thị trường vàng biến động mạnh, NHNN nâng lãi suất điều hành (lãi suất tái cấp vốn) cộng với tình hình KQKD quý III còn chưa rõ ràng đã khiến thị trường chứng khoán khó tăng. Bên cạnh đó, thị trường cũng chịu ảnh hưởng bởi những tin đồn về nợ xấu, do vậy tình hình nói chung hiện chưa hậu thuẫn cho thị trường chứng khoán tăng điểm. Hiện tại cần chờ để tình hình trở nên rõ ràng hơn, và điều quan trọng bây giờ là chờ xem liệu thị trường sẽ diễn biến ra sao trong những tuần tới.

Trước mắt, bối cảnh thị trường sẽ không mấy thuận lợi đối với cả NĐT ngắn và dài hạn. Tuy nhiên, các NĐT dài hạn có thể coi việc giá cổ phiếu tiếp tục giảm là cơ hội mua vào, với giá nhiều bluechip chủ chốt thậm chí đã giảm xuống mức thấp vào thời điểm trước đợt tăng diễn ra vào tháng 8. Các NĐT ngắn hạn thường ưa chuộng cổ phiếu có vốn hóa nhỏ, tuy nhiên với thanh khoản hiện tại yếu thì giá cổ phiếu nhỏ sẽ khó tăng. Tuy nhiên, giá cổ phiếu có vốn hóa nhỏ và trung bình đã đứng vững tốt hơn, thể hiện ở việc HNX-Index tăng nhẹ nếu nhìn trên đồ thị tuần.

Chúng tôi vẫn lạc quan trong trung và dài hạn, nhưng có lẽ thị trường sẽ có một khoảng thời giam khó khăn trước khi có thể tiếp tục tăng trở lại.

 

Các yếu tố vĩ mô tích cực vẫn chưa xuất hiện

CTCK Rồng Việt (VDSC)

Giao dịch dường như giằng co trong phần lớn thời gian của phiên cuối tuần, nhưng bên bán thể hiện sự chủ động hơn và càng hiện rõ vào đợt khớp lệnh định kỳ cuối phiên. Khối lượng tuy không tăng, nhưng biên độ giá mở rộng mạnh, từ tăng điểm chuyển thành giảm điểm, người bán muốn bán nhiều hơn nhưng người mua chưa thật sự muốn mua vì còn e ngại thị trường có thể giảm tiếp.

Trong nước giá vàng tiếp tục giảm theo chỉ đạo của Thông tư 32, qua đó thu hẹp chênh lệch của giá vàng trong nước và thế giới, hạn chế nhập khẩu vàng. Tuy nhiên nếu như lực cầu từ người dân vẫn còn lớn thì khả năng giá vàng giảm là trong ngắn hạn. Lượng vàng  bán  ra  lớn,  cũng  đồng  nghĩa  với  lượng  tiền  được  thu  về  lớn,  dòng  tiền  cho  thị trường chứng khoán càng bị thu hẹp dần.

Tình hình cung cầu cho thấy lực bán có phần chiếm ưu thế, các yếu tố tích cực từ vĩ mô vẫn chưa xuất hiện để có thể giúp thị trường hồi phục. Chúng tôi vẫn giữ nguyên khuyến nghị, NĐT nên theo dõi và chờ đợi quan sát hơn là mua vào với mục tiêu lướt sóng trong ngắn hạn. NĐT dài hạn vẫn có thể cân nhắc giải ngân từng phần với nhóm cổ phiếu cơ bản và thanh khoản tốt.

Quang Sơn
Quang Sơn

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,174.85 -18.16 -1.55% 237,024 tỷ
HNX 220.8 -5.4 -2.45% 2,598 tỷ
UPCOM 87.16 -0.99 -1.14% 740 tỷ