Chuyên gia nhận định về nhập siêu và lạm phát: Sẽ còn nhập siêu và cần ấn định tỉ lệ lạm phát

Sau khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ nhiệm UB Kinh tế ngân sách QH Hà Văn Hiền "rung chuông" cảnh báo về nhập siêu và lạm phát trong ngày khai mạc kỳ họp QH, các chuyên gia kinh tế đã bày tỏ quan điểm về vấn đề này.

Ông Võ Trí Thành (Viện NC quản lý kinh tế TƯ): Thực tế, việc hằng năm VN đưa ra mục tiêu "CPI thấp hơn tăng trưởng" không phải là lập luận và mục tiêu tốt. Bởi nếu tăng trưởng kinh tế 9% mà CPI 8,9% thì không thể gọi là "thành công" được. Vì thế việc đặt ra một chỉ tiêu để Chính phủ phấn đấu, đảm bảo kinh tế vĩ mô, kiềm chế và hạ thấp lạm phát là cách làm phù hợp mà thế giới đã áp dụng. Trong năm tới, VN chưa thể kéo CPI xuống thấp được, nhưng ít nhất cũng phải đặt ra mức thấp hơn năm nay.

 

TS Peter Narray (Cố vấn trưởng dự án MUTRAP tại VN): Việc đưa ra tỉ lệ CPI hàng năm là cần thiết và các nước có nền kinh tế thị trường cũng làm như vậy. Tuy nhiên, khác chăng là trong năm các chuyên gia kinh tế sẽ căn cứ vào thực tế để điều chỉnh CPI cho phù hợp với nền kinh tế của cả năm đó.

 

Ông Tuấn Anh (chuyên gia lĩnh vực thương mại): Thực tế thời gian qua dù hàng trăm mặt hàng đã được giảm thuế; song CPI không giảm như dự tính. Đặc biệt hơn, trong khi chính sách giảm thuế đã tác động giảm giá tới nhiều mặt hàng; thế nhưng nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu như sữa; thép và phôi thép... lại chưa hề giảm giá. Phải chăng việc giảm thuế nhằm giảm giá chỉ là "biện pháp cơ học" - lấy chính nguồn thu thuế (ước tính khoảng 1.000 tỉ đồng) để bù vào số tăng của CPI?

 

Ông Paolo Vergano, chuyên gia kinh tế của Châu Âu: Các nước EU cũng thường đưa ra tỉ lệ cụ thể. Tuy nhiên, cách làm thực tế là các chuyên gia thường căn cứ vào những nhóm mặt hàng chiến lược có tác động chính đến các ngành kinh tế và đời sống. Đây chính là cơ sở để "định hình" cho chỉ số CPI trong năm tiếp theo. 


Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,290.18 7.09 0.55% 258,687 tỷ
HNX 243.92 1.07 0.44% 1,863 tỷ
UPCOM 91.48 0.35 0.39% 587 tỷ