Chứng khoán tuần mới: Sẽ tiếp tục điều chỉnh

(ĐTCK) Theo nhận định của các CTCK, thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh trong tuần giao dịch đầu tiên của tháng 7.
Chứng khoán tuần mới: Sẽ tiếp tục điều chỉnh

Trong tuần giao dịch cuối cùng của tháng 6, thị trường chứng khoán Việt Nam có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, giống với tuần trước đó.

Kết thúc tuần, VN-Index đứng ở mức giảm 17,71 điểm, tương đương giảm 3,55% so với tuần trước, đứng phiên cuối tuần ở mức 481,13 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trung bình trong tuần đạt 64,05 triệu đơn vị/phiên, tăng nhẹ 0,63% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 1.168,94 tỷ đồng/phiên, tăng 2,05% so với tuần trước.

Tổng hợp giao dịch trên HOSE tuần từ 24-28/6

Ngày

VN-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD (tr.đồng)

24/06/2013

489,74

-9,10(-1,82%)

58.308.957

1.111.270

25/06/2013

473,02

-16,72(-3,41%)

86.819.654

1.402.110

26/06/2013

473,53

+0,51(+0,11%)

66.675.880

1.350.140

27/06/2013

482,95

+9,42(+1,99%)

46.019.883

887.480

28/06/2013

481,13

-1,82(-0,38%)

62.412.303

1.093.720

Tổng

-17,71(-3,55%)

320.236.677

5.844.720

 

Trong khi đó, HNX-Index cũng giảm 1,5 điểm, tương đương giảm 2,33% so với tuần trước, xuống 62,76 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 43,53 triệu đơn vị/phiên, tăng 2,86% so với tuần trước. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 321,42 triệu đơn vị, giảm 10,17% so với tuần trước.

Tổng hợp giao dịch trên HNX tuần từ 24-28/6

Ngày

HNX-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD (tr.đồng)

24/06/2013

63,55

-0,71(-1,10%)

37.645.066

300.450

25/06/2013

62,00

-1,55(-2,44%)

57.599.136

444.020

26/06/2013

62,24

+0,24(+0,39%)

28.995.253

208.590

27/06/2013

62,85

+0,61(+0,98%)

57.483.329

391.820

28/06/2013

62,76

-0,09(-0,14%)

35.908.251

262.240

Tổng

-1,5(-2,33%)

217.631.035

1.607.120

Trong tuần, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán mạnh trên cả 2 sàn với 4 phiên bán ròng đầu tuần và chỉ mua ròng nhẹ trở lại trong phiên cuối tuần. Trên HOSE, họ mua vào 20,06 triệu đơn vị, giá trị mua vào đạt 773,2 tỷ đồng. Trong khi đó, họ bán ra 45,76 triệu đơn vị, giá trị bán ra đạt 1.352,97 tỷ đồng. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 25,7 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 579,77 tỷ đồng trên HOSE.

Trên HNX, họ mua vào 2,54 triệu đơn vị, giá trị mua vào 34,44 tỷ đồng. Trong khi đó, họ bán ra 7,16 triệu đơn vị, giá trị bán ra 76,11 tỷ đồng. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 4,62 triệu đơn vị, giá trị bán ròng 41,67 tỷ đồng trên HNX.

Tổng hợp giao dịch của NĐTNN tuần từ 24-28/6

Ngày

Khối lượng

Giá trị (triệu đồng)

Mua

Bán

Mua - Bán

Mua

Bán

Mua - Bán

24/06/2013

4.687.165

13.059.015

-8.371.850

234.040

425.160

-191.120

25/06/2013

7.175.794

14.095.064

-6.919.270

152.640

291.860

-139.220

26/06/2013

3.850.170

17.151.210

-13.301.040

154.700

415.220

-260.520

27/06/2013

3.716.965

6.509.465

-2.792.500

192.070

245.750

-53.680

28/06/2013

3.166.550

2.104.530

1.062.020

74.190

51.090

23.100

Tổng

22.596.644

52.919.284

-30.322.640

807.640

1.429.080

-621.440

Tính chung trong cả tuần, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 30,32 triệu đơn vị, tăng 191,54% so với tuần trước. Tổng giá trị bán ròng 621,44 tỷ đồng, tăng 32,18% so với tuần trước.

Tính chung trong tháng 6, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1.170 tỷ đồng, trong đó, bán ròng gần 1.400 tỷ đồng trên HOSE và mua ròng hơn 223 tỷ đồng trên HNX.

 Chứng khoán tuần mới: Sẽ tiếp tục điều chỉnh ảnh 1

Nhận định thị trường

 

Sẽ còn chịu thêm những nhịp giảm nhẹ

(CTCK Đầu tư Việt Nam - IVS)

Cuối tháng 5, thị trường có diễn biến khá tích cực khi chỉ số VN-Index vượt đỉnh, còn HNX-Index cũng tiến sát đến ngưỡng kháng cự của năm. Một số thông tin khả quan từ nền kinh kế vĩ mô và hoạt động mua ròng của khối ngoại đã khiến nhiều người đặt niềm tin vào xu hướng tăng điểm trong tháng 6. Thế nhưng thực tế lại khác. Không ai ngờ một cú sụt giảm cực mạnh của thị trường đã diễn ra ngày 25/6 vừa qua, bởi trước đó NĐT tỏ ra khá bình tĩnh trước áp lực bán, cũng như những thông tin không tốt từ thị trường tài chính tế giới.

Việc khối ngoại liên tục bán ròng nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn khiến chỉ số VN-Index sụt giảm, gây áp lực rất lớn đến người cầm cổ phiếu, đặc biệt những NĐT có tỷ lệ đòn bẩy cao. Trong phiên 25/6, chúng tôi nhận thấy áp lực bán mạnh nhất rơi vào nhóm cổ phiếu tăng nóng thời gian vừa qua. Đó cũng là lý giải phù hợp nhất cho hoạt động bán tháo diễn ra trong phiên này.

Cho dù thị trường đã có một vài phiên tăng điểm trở lại nhờ hoạt động bắt đáy của nhà đầu tư sau ngày 25/6, nhưng bước sang tuần đầu tiên của tháng 7, theo chúng tôi, thị trường sẽ còn chịu thêm những nhịp giảm nhẹ do áp lực từ bên bán, trong khi sức cầu còn yếu.

Nói chung, sau cú sụt giảm mạnh vừa qua, ít ai kỳ vọng vào một sóng chứng khoán trong tháng 7 này. Chúng tôi chỉ kỳ vọng rằng, thị trường sẽ sớm tìm được điểm cân bằng tại vùng 470-480 điểm, trước khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý II đến.  Nhiều khả năng trong 2 tuần đầu của tháng 7, thị trường sẽ khó sôi động, ít sóng và tăng giảm đan xen. Khi các DN niêm yết công bố kết quả kinh doanh quý II, giá của cổ phiếu sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào DN có kết quả tốt hay xấu.

 

Xu hướng điều chỉnh giảm sẽ không kéo dài

(CTCK Woori CBV)

Thị trường tiếp tục trải qua một tuần giao dịch giảm điểm trong bối cảnh thanh khoản giảm dần.

Đây đã là tuần giảm điểm thứ 4 liên tiếp của VN Index, đi kèm với mức thanh khoản giảm dần về cuối tuần. Xu hướng giảm chưa có dấu hiệu chấm dứt lại thêm ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường chứng khoán khu vực khiến VN-Index xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng trở lại đây. Số điểm đạt được sau chuỗi tăng kéo dài từ tháng 5 đã nhanh chóng bị xóa nhòa.

Việc thanh khoản giảm mạnh về cuối tuần được giải thích một phần bởi việc bán ròng cơ cấu danh mục từ khối ngoại đã giảm. Ngoài ra, mặt bằng cổ phiếu đã quay lại mức trước đợt lập đỉnh 524 nên áp lực bán từ nhà đầu tư trong nước cũng không lớn. Vì vậy, thanh khoản thấp do bên mua vẫn chưa mạnh dạn tham gia thị trường, vì tâm lý thận trọng trước khả năng điều chỉnh sâu thêm của chỉ số.

Trong ngắn hạn, xu hướng điều chỉnh giảm sẽ không kéo dài. Nhà đầu tư có thể tận dụng khoảng lặng này để thực hiện việc cơ cấu danh mục cho mùa báo cáo tài chính sắp tới, khi những kết quả 6 tháng đầu năm sẽ hé lộ rõ hơn về khả năng hoàn thành kế hoạch năm của doanh nghiệp.

 

Sóng hồi chỉ mang tính chất kỹ thuật ngắn hạn

(CTCK Sài Gòn - SSI)

Trong phiên cuối tuần, tăng điểm vào cuối phiên giao dịch buổi sáng lên sát ngưỡng 486 điểm, nhưng khối lượng giao dịch thụt giảm khiến cung lại tăng mạnh trở lại vào phiên giao dịch buổi chiều. Cây nến ngày giảm điểm hình thành nến Black Candle sau cây nến tăng điểm mạnh trước đó. Khối lượng giao dịch ở mức hơn 42 triệu đơn vị, tương đương với khối lượng giao dịch ở mức thấp phiên trước đó.

Sự phân hóa bắt đầu có hiện tượng và nhiều cổ phiếu có cầu yếu giảm giá trở lại. Cầu yếu vẫn là chủ đạo của những phiên giao dịch gần đây cho dù hiện tượng tiết cung do giá đã giảm một vài phiên. Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số vẫn giảm tới 17,71 điểm (-3,55%). Chúng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm, sóng hồi chỉ mang tính chất kỹ thuật ngắn hạn và là cơ hội cho những nhà đầu tư lướt sóng bán ra chốt lời hoặc giảm tỷ trọng đối với nhà đầu tư có tỷ trọng cổ phiếu cao trong những phiên giao dịch tuần kế tiếp.

 Chứng khoán tuần mới: Sẽ tiếp tục điều chỉnh ảnh 2

Sự phân hóa cổ phiếu sẽ chắc chắn xảy ra mạnh

(CTCK FPT - FPTS)

Xu hướng bán ra của nhà đầu tư ngoại đã giảm đáng kể trong tuần này và phiên mua ròng đã xuất hiện. Mặc dù mức mua vào chưa lớn, tuy nhiên đây là tín hiệu tích cực đầu tiên khi tâm lý lo ngại nhà đầu tư ngoại sẽ tiếp tục thoái vốn trên thị trường.

Trong xu hướng giảm vừa qua mặt bằng giá của nhiều cổ phiếu có cơ bản tốt đã sụt giảm đáng kể. Đây có thể sẽ là cơ hội đầu tư có giá vốn thấp đối với các cổ phiếu tốt đặc biệt là các bluechips. Đồng thời, sự hồi phục của các trụ cột này sẽ có tác động tích cực đến điểm số của chỉ số và đặc biệt là tâm lý thận trọng hiện nay của thị trường. Tuần mới, cũng là thời điểm nhiều doanh nghiệp niêm yết sẽ chốt KQKD quý II để công bố theo quy định.

Trong bối cảnh này, sự phân hóa cổ phiếu sẽ chắc chắn xảy ra mạnh dựa trên thông tin về KQKD quý II vừa qua. Do đó, chiến lược đầu tư tuần mới, cần ưu tiên tập trung vào diễn biến của giá các bluechips để có căn cứ về sự phục hồi bền vững của xu hướng thị trường từ đó tiến hành chọn lựa các cổ phiếu có cơ bản tốt và thông tin KQKD khả quan để giải ngân từng phần.

 

Sẽ tiếp tục biến động mạnh

(CTCK Rồng Việt - VDSC)

Chốt phiên cuối tuần, VN-Index giảm 3,6% và HN-Index giảm 2,3% so với cuối tuần trước. Thanh khoản đồng thời giảm trên cả hai sàn, và tính chung toàn thị trường, khối lượng khớp lệnh bình quân một phiên đạt xấp xỉ 89 triệu cổ phiếu, tương ứng 1.177 tỷ đồng, lần lượt giảm 13% về khối lượng và giảm 16% về giá trị so với mức bình quân của tuần trước. Mức độ tham gia thị trường của NĐT nước ngoài giảm mạnh trong tuần này nên giá trị bán ròng trên sàn HOSE giảm mạnh so với tuần trước, còn khoảng 569,6 tỷ đồng (-24,7%). Trên sàn HNX, NĐT nước ngoài chuyển từ vị thế mua ròng hơn 280 tỷ đồng sang bán ròng khoảng 42 tỷ đồng.

Các thông tin vĩ mô 6 tháng đầu năm đã được Tổng cục Thống kê công bố trong tuần cuối của tháng 6/2013 và khá khớp với kỳ vọng. Bên cạnh đó, quyết định điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay và tăng tỷ giá thêm 1% cũng đã được NHNN chính thức ban hành song chưa thể hiện tác động rõ rệt đến thị trường chứng khoán trong phiên hôm nay. Với những dữ liệu mới cập nhật, chúng tôi giữ quan điểm lạc quan đối với triển vọng cuối năm của kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, chúng tôi cho rằng, thị trường chứng khoán vẫn sẽ chịu sự chi phối từ hoạt động giao dịch của NĐT nước ngoài. Khả năng tiếp tục biến động mạnh của chỉ số hoàn toàn có thể xảy ra, và chúng tôi cho rằng, VNIndex sẽ biến động trong vùng (460 - 490) điểm.

 

Xu hướng dài hạn vẫn giảm

(CTCK MB - MBS)

Đóng cửa tuần, 2 chỉ số cùng tạo thành những nến thân nhỏ với khối lượng giao dịch ở mức thấp. Biến động của hai chỉ số cho thấy trong ngắn hạn thị trường chưa xác định xu hướng. Các chỉ báo kỹ thuật cũng cho thấy tín hiệu tương tự. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý, trong dài hạn hơn, thị trường vẫn đang là xu hướng xuống.

 Chứng khoán tuần mới: Sẽ tiếp tục điều chỉnh ảnh 3

Sẽ tiếp tục điều chỉnh

(CTCK Maritime Bank - MSBS)

Thị trường chứng khoán bước vào tuần điều chỉnh thứ 2 với diễn biến tạo đáy ở sóng điều chỉnh 4. Điều mà nhà đầu tư ngắn hạn quan tâm mặc dù nhiều tin tức vĩ mô hỗ trợ đã không xảy ra là thanh khoản trên 2 sàn giao dịch vẫn ở mức trung bình. Điều kiện cần và đủ để xuất hiện sóng đầu cơ vẫn chưa xuất hiện. Xét theo chu kỳ tăng điểm hàng năm cùng với KLGD hiện tại trên thị trường thì tháng 7 không phải là tháng thuận lợi cho giao dịch chứng khoán.

Chúng tôi cho rằng, tuần tới, thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh và không loại trừ khả năng thị trường sẽ giảm tiếp một nhịp xuống quanh ngưỡng hỗ trợ 470 điểm. Nhà đầu tư ngắn hạn vẫn nên thận trọng đợi các tín hiệu rõ nét hơn và chỉ nên chú ý đến những cơ hội đầu tư trung hạn ở một số mã cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý II ấn tượng.

 

Nên hạn chế rủi ro và giữ tỷ trọng cổ phiếu thấp

(CTCK Maybank KimEng - MBKE)

Trong tuần, VN-Index mất 3,6%, tương đương với mức độ giảm của tuần trước. Bán ròng của khối ngoại trong tuần đạt 25,7 triệu, so với mức bán ròng 36,4 triệu trong tuần trước. Chúng tôi cho rằng, sự bán ròng của khối ngoại tạo sức ép mạnh lên thị trường là nguyên nhân chính cho đợt sụt giảm. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân khác khả dĩ. Việc tỷ giá USD ngoài thị trường tự do lên cao hơn hơn 1% so với tỷ giá chính thức có tạo tâm lý không tốt cho nhà đầu tư. Biến động mới này đã được Ngân hàng Nhà nước phản ứng nhanh chóng bằng cách tăng tỷ giá chính thức lên 1% đồng thời giảm lãi suất huy động tiền USD xuống 1,5% nhằm làm giảm sự hấp dẫn của đồng tiền xanh.

Về biến động ngắn hạn của thị trường, một mặt chúng tôi cho rằng hỗ trợ 460 vẫn được duy trì (tích cực) nhưng mặt khác, sự phục hồi của thị trường trong vài phiên gần nhất chưa được coi là bền vững và chỉ mang tính chất kỹ thuật (kém tích cực). Nổi bật hơn, dòng tiền có dấu hiệu rút khỏi thị trường, dẫn tới thanh khoản trong ba phiên gần nhất đều thấp hơn mức trung bình giao dịch trong 50 ngày. Do đó, đánh giá của chúng tôi là các nhà đầu tư nên hạn chế rủi ro và giữ tỷ trọng cổ phiếu thấp.

 Chứng khoán tuần mới: Sẽ tiếp tục điều chỉnh ảnh 4

VN-Index có thể sẽ tạo đáy chậm hơn

(CTCK Bảo Việt - BVSC)

Thị trường trải qua một tuần đầy biến động với 2 phiên lao dốc vào đầu tuần trước khi có xu hướng hồi phục nhẹ trở lại. Áp lực bán ròng của khối ngoại, tập trung vào nhóm cổ phiếu bluechips, có thể được xem là nguyên nhân chính đằng sau những phiên giảm điểm mạnh. Trong khi đó, lực cầu bắt đáy của các nhà đầu tư trong nước lại giúp cả hai chỉ số lấy lại cân bằng.

Chúng tôi cho rằng, tín hiệu hồi phục trở lại của đa số các thị trường mới nổi sau giai đoạn lao dốc mạnh, khi các chỉ số chính đang thử thách các vùng hỗ trợ mang tính trung hạn, có thể được lấy làm cơ sở phỏng đoán diễn biến của các thị trường này sẽ trở nên cân bằng hơn, ít nhất là trong khoản thời gian 2-3 tuần tới. Bên cạnh đó, thời điểm chốt danh mục cuối quý II qua đi cũng sẽ làm giảm bớt hoạt động tái cơ cấu của các quỹ trên toàn cầu, và áp lực bán ròng của khối ngoại có thể sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, những nhận định này chỉ mang tính ngắn hạn. Sự dịch chuyển của luồn vốn đầu tư gián tiếp trên TTCK toàn cầu trong trung hạn vẫn có thể có xu hướng quay lại các thị trường phát triển, đặc biệt là thị trường Mỹ cùng với sự mạnh lên của đồng USD nếu gói nới lỏng định lượng bị thu hẹp về quy mô theo kế hoạch của FED.

Theo quan sát của chúng tôi, diễn biến của TTCK Việt Nam gần đây thường có độ trễ 1-2 tuần so với các thị trường mới nổi nói chung. Điều này hàm ý, VNINDEX cũng có thể sẽ tạo đáy chậm hơn, bất chấp các chỉ số của các thị trường mới nổi đã đang cho tín hiệu hồi phục. Quan điểm này cũng được củng cố dựa trên khía cạnh kỹ thuật khi nhịp hồi phục hiện tại không được sự ủng hộ của tính thanh khoản và thiếu sự bền vững. Chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư nên tiếp tục tận dụng những phiên hồi phục trong tuần tới để tái cơ cấu danh mục và duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp.

 

Nên cân nhắc bán ra

(CTCK BIDV - BSC)

Thị trường đã tăng và chạm vào vùng 486 trong 2 lần trong phiên giao dịch cuối tuần, khối lượng giao dịch trong suốt quá trình tăng trong phiên giao dịch là thấp khi so sánh với các phiên giao dịch gần đây.

Đỉnh trong thời gian khoảng 11h cao hơn một chút đỉnh hình thành lúc 9h và đồng thời chỉ báo RSI đang xuất hiện phân kỳ, và điều này hàm ý rằng thị trường sẽ điều chỉnh.

Các nhà đầu tư nên cân nhắc bán ra nếu nhận thấy cần phải cơ cấu danh mục.

T.Lê
T.Lê

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,209.52 4.55 0.38% 154,884 tỷ
HNX 226.82 -0.75 -0.33% 1,394 tỷ
UPCOM 88.66 0.33 0.37% 435 tỷ