Chứng khoán tuần mới: Chưa thể lạc quan

(ĐTCK) Dù có phiên đảo chiều tích cực cuối tuần, nhưng các CTCK vẫn chưa có cái nhìn lạc quan về xu hướng thị trường trong thời gian tới.
Chứng khoán tuần mới: Chưa thể lạc quan

Kết thúc tuần giao dịch từ 03/09/2012 đến 07/09/2012, trên sàn HOSE có 2 phiên tăng và 2 phiên giảm. Nếu so với phiên cuối tuần trước, chỉ số VN-Index đã tăng 1,49 điểm (+0,38%) khi đóng cửa tuần ở mức 397,51 điểm. Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh cả tuần đạt 142.261.138 đơn vị, giảm 27,93% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 2.183,40 tỷ đồng, giảm 24,02%. Nếu tính bình quân mỗi phiên thì khối lượng giao dịch giảm 9,92%, còn giá trị giao dịch giảm 5,02%

HoSE - Tổng hợp kết quả giao dịch tuần qua

Ngày

 VN
Index

+/-
(%)

 KLGD

+/-
(%)

 GTGD
(tỷ)

 +/-
(%)

4/9

 402,08

 1,53

 29.642.156

 (35,14)

 453,44

 (33,14)

5/9

 398,92

 (0,79)

 45.705.185

 36,65

 678,22

 25,19

6/9

 393,41

 (1,38)

 33.446.721

 (0,06)

 541,74

 6,22

7/9

 397,51

 1,04

 33.467.076

 0,34

 510,00

 0,91

Tổng

 1,49

0,38%

 142.261.138

 (27,93)

 2.183,40

 (24,02)

 

Trên sàn Hà Nội, thị trường lại có 2 phiên tăng và 2 phiên giảm. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số HNX-Index dừng lại ở mốc 60,39 điểm, mất đi 1,04 điểm (-0,02%) so với tuần trước. Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh cả tuần đạt 104.982.369 đơn vị, giảm 34,24% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần đạt hơn 932,12 tỷ đồng, giảm 35,05%. Nếu tính bình quân mỗi phiên thì khối lượng giao dịch giảm 17,79%, còn giá trị giao dịch giảm 18,82%

HNX - Tổng hợp kết quả giao dịch tuần qua

Ngày

HNX
Index

+/-
(%)

 KLGD

+/-
(%)

 GTGD
(tỷ)

+/-
(%)

4/9

 61,65

 0,36

 23.537.550

 (25,99)

 214,94

 (27,02)

5/9

 60,92

 (1,18)

 31.802.474

 31,32

 294,53

 35,77

6/9

 60,32

 (0,98)

 24.216.775

 (4,75)

 216,93

 5,45

7/9

 60,39

 0,12

 25.425.570

 (7,50)

 205,72

 (20,33)

Tổng

 (1,04)

 (1,69)

 104.982.369

 (34,24)

 932,12

 (35,05)

 

Trong tuần, khối ngoại đã mua ròng 18,11 tỷ đồng trên HNX (-36,5%) và mua ròng 134,08 tỷ đồng trên HOSE (162,2%).

Cụ thể, họ đã mua vào 2.638.300 cổ phiếu trên HNX (trị giá 31,90 tỷ đồng) và bán ra 1.379.224 cổ phiếu (trị giá 13,80 tỷ đồng). Trên sàn HOSE, họ mua vào 14.261.340 cổ phiếu (trị giá 381,18 tỷ đồng) và bán ra 9.219.393 cổ phiếu (trị giá 247,10 tỷ đồng).

Chứng khoán tuần mới: Chưa thể lạc quan ảnh 1

Sau đây là nhận định xu thế thị trường tuần từ 10/9-14/9/2012 của một số công ty chứng khoán.

CTCK Sài Gòn (SSI): Tiếp tục phân hóa cao

Chỉ số VN-Index có phiên cuối tuần tăng điểm trở lại sau 2 phiên giảm điểm liên tiếp. Chốt phiên chỉ số giảm tăng 4,1 điểm (+1,04%) lên mốc 397,51 điểm với 95 mã tăng giá, 114 mã giữ tham chiếu và 106 mã giảm giá. Giằng co quyết liệt trong phiên quanh mức đóng cửa của ngày hôm trước trong cả phiên giao dịch buổi sáng và có được sự tăng điểm vào những phút cuối của phiên giao dịch. Một kết thúc có hậu về điểm số sau một tuần giao dịch nhiều biến động của những tin đồn.

Theo SSI, sự phân hóa sẽ tiếp tục ở mức cao vào tuần giao dịch kế tiếp và nếu thanh khoản không tăng lên đáng kể sự hồi phục sẽ khó kéo dài. Vùng hỗ trợ cho tuần tới ở mốc 385-390 điểm và kháng cự vẫn ở mức của tuần hiện tại 400-404 điểm.

CTCK Bảo Việt (BVSC): Tránh mua đuổi hoặc giải ngân tỷ trọng cao

Sự lệch pha này đã xuất hiện hơn một tuần trở lại đây và câu hỏi đặt ra là liệu nhóm cổ phiếu giữ nhịp duy trì được đà tăng bao lâu? Rất khó có câu trả lời chính xác, nhưng sau một đợt hồi phục khá mạnh chúng tôi cho rằng mặc dù cơ hội tăng điểm của nhóm cổ phiếu này vẫn còn trong tuần tới nhưng rủi ro đi kèm cũng không phải là thấp.

Một số chỉ báo kỹ thuật có độ nhạy cao đang báo hiệu khả năng hồi phục của thị trường trong những phiên giao dịch đầu tuần tới. Tuy nhiên, BVSC duy trì quan điểm thận trọng và cho rằng nhịp hồi phục này nhiều khả năng vẫn chỉ mang ý nghĩa ngắn hạn và nhà đầu tư nên tránh mua đuổi hoặc giải ngân với tỷ trọng cao quá sớm.

Chứng khoán tuần mới: Chưa thể lạc quan ảnh 2

CTCK ACBS: VN-Index có thể dao động trong vùng 380-410

Như đã đề cập trong các báo cáo trước, khối lượng suy giảm khi VN-Index hồi phục không cho thấy lực cầu mạnh và đây thường là dấu hiệu tiêu cực. Trong tuần này, chúng tôi cho rằng nhiều khả năng VN-Index sẽ quay lại đáy ngắn hạn ở 380, hoặc cũng có thể dao động lình xình gần vùng kháng cự 405-410. Ở tình huống tích cực hơn, chỉ số có thể vượt vùng kháng cự 405-410 và hồi phục về đỉnh trước ở 437. Với diễn biến hiện tại, chúng tôi cho rằng khả năng thứ 3 khó có thể xảy ra.

Trong ngắn hạn, với xu hướng giảm hiện tại, chúng tôi cho rằng VN-Index có thể sẽ xuyên thủng hỗ trợ 380 và giảm sâu hơn. Trước mắt, VN-Index có thể dao động trong vùng 380-410. Trong trung hạn, chúng tôi sẽ ghi nhận xu hướng giảm của chỉ số nếu chỉ số giảm dưới vùng hỗ trợ 380-390 trong thời gian tới.

Tương tự, chúng tôi bi quan với HNX-Index trong ngắn hạn. Việc chỉ số này có mức hồi phục nhỏ, khoảng 30% so với đợt lao dốc 2 tuần trước, cho thấy xu hướng giảm mạnh hiện tại. Điều này cũng được củng cố khi chỉ báo ADX(14) duy trì trên mức 30. Dưới 59, HNX-Index có thể giảm sâu hơn về đáy lịch sử 54,64. Ngược lại, với xác suất thấp hơn, chỉ số này có thể vượt kháng cự 62,5-63,5 và hồi phục về vùng kháng cự mạnh hơn ở 68-69.

CTCK FPTS: Chưa nên vội vàng tham gia thị trường

Quan sát diễn biến giao dịch phiên 7/9 có thể thấy thị trường tăng điểm nhờ sự đóng góp lớn của nhóm cổ phiếu bluechips, đặc biệt là mức tăng khá mạnh của các cổ phiếu trụ cột GAS, MSN… Trong khi đó, nhà đầu tư vẫn khá thận trọng, dè dặt khiến thanh khoản thị trường không được cải thiện. Giao dịch chủ yếu duy trì trạng thái giằng co, lình xình trong biên độ hẹp.

Như vậy, tính chung cho cả tuần, VN-Index tăng nhẹ 1,49 điểm trong khi HNX-Index lại để mất 1,04 điểm so với mức điểm đóng cửa cuối tuần trước. Diễn biến lình xình của các chỉ số cho thấy tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi sự bi quan trong bối cảnh những chuyển biến tích cực từ vĩ mô vẫn vắng bóng.

Với góc nhìn thận trọng, chúng tôi tiếp tục bảo lưu khuyến nghị nhà đầu tư không nên vội vàng tham gia thị trường trong giai đoạn xu hướng không rõ ràng này. Việc mở các trạng thái mua mới chỉ nên được cân nhắc đối với các cổ phiếu có kết quả kinh doanh khả quan trong mục tiêu cơ cấu danh mục đầu tư trung và dài hạn.

Chứng khoán tuần mới: Chưa thể lạc quan ảnh 3

CTCK Woori CBV: Việc giải ngân phải được chọn lọc

Với những thông tin hỗ trợ từ việc Việt Nam có khả năng tiếp cận được nguồn vốn quốc tế, nhằm giải quyết vấn đề nợ xấu và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đã tạo niềm tin trở lại cho giới đầu tư. Phiên ổn định lại mặt bằng giá hôm nay của các cổ phiếu sau 2 phiên suy giảm, có sự đóng góp rất lớn từ những mã vốn hóa lớn có thông tin cơ bản tốt như GAS, DPM, VNM… Ngoài ra, xét về xu hướng chung thì những mã này vẫn trong xu thế tăng, do đó theo chúng tôi đánh giá thì thị trường hiện tại không ở trong trạng thái tiêu cực.

Thị trường tăng điểm trở lại với khối lượng được giữ ổn định so với phiên giao dịch trước đó. Như vậy, ngưỡng cơ sở an toàn cho việc nắm giữ cổ phiếu vẫn không bị xâm phạm, và có khả năng xu hướng ngắn hạn vẫn là xu hướng tăng ở những phiên tới.

Tuy nhiên, với quan điểm thận trọng khi mô hình trung hạn chưa hoàn tất, thì việc giải ngân phải được chọn lọc tập trung vào những mã có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong khoảng 3 năm để thiết lập một vị thế dài hạn.

CTCK Tp.Hồ Chí Minh (HSC): Vẫn khá chùng

Các thị trường đã phục hồi lên trên tham chiếu vào cuối phiên hôm nay sau khi giữ ở bên dưới tham chiếu trong hầu hết thời gian giao dịch trong đó Vnindex tăng khá tốt trong khi Hnincex chỉ tăng nhẹ. Mặc dù các thị trường chứng khoán thế giới đã tăng mạnh, thì thị trường chứng khoán trong nước vẫn khá chùng vì vẫn còn những bất ổn trong ngắn hạn.

Khối lượng giao dịch đạt thấp cho thấy mức độ tham gia thị trường của các nhà đầu tư hiện tại không cao. Độ rộng thị trường khá hẹp với 34 mã tăng trần và 76 mã giảm sàn. Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng với mức độ tham gia thị trường cũng tương đối khá. Hoạt động giao dịch thỏa thuận kém sôi động hơn một chút so với phiên hôm qua với giao dịch thỏa thuận đáng chú ý đã diễn ra ở các mã STB và MSN. Phiên tăng hôm nay được dẫn dắt bởi các mã GAS; PGD và MSN.

CTCK Rồng Việt (VDSC): Phiên hồi phục cuối tuần mang yếu tố kỹ thuật

Phiên giao dịch cuối tuần khép lại một cách tích cực nhờ lực kéo từ nhóm bluechips. Ngoài ra, thông điệp mới đây của Chủ tịch nước thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong nhiệm vụ “chống tham nhũng, đẩy mạnh cải cách hành chính để tăng tính ổn định, minh bạch chính sách kinh tế, hoàn thiện cơ chế pháp lý cho đầu tư kinh doanh" cũng có tác dụng trấn an tâm lý NĐT trong phiên giao dịch cuối tuần, sau các sự kiện bắt giam hai nhân vật tiếng tăm trong ngành tài chính.

Trong bối cảnh trống vắng thông tin hỗ trợ như hiện tại, chúng tôi cho rằng phiên hồi phục cuối tuần mang yếu tố kỹ thuật nhiều hơn là nhờ chuyển biến tích cực trong tâm lý NĐT. Do vậy, chúng tôi cho rằng khả năng VNIndex sẽ bứt phá ra khỏi kênh giá 380 – 410 điểm trong tuần sau là không cao.

Chứng khoán tuần mới: Chưa thể lạc quan ảnh 4

CTCK Dầu khí (PSI): Xu thế thị trường sẽ còn chưa thể hiện rõ

Chỉ số Vn-index bất ngờ tăng mạnh trong phiên cuối tuần chủ yếu nhờ vào diễn biến nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và một số ít bluechips. Mặc dù vậy, sự chuyển biến này chưa tạo nên một tín hiệu tích cực nào về mặt xu thế thị trường. Tuần tới, VN-index sẽ gặp kháng cự ngắn hạn tại 407 điểm, còn HNX-index tiếp tục dao động trong khoảng 58,79 – 63,35 điểm, xu thế thị trường sẽ còn chưa thể hiện rõ nếu như thanh khoản mỗi sàn vẫn duy trì mức thấp như hiện tại.

Do đó NĐT vẫn nên tiếp tục duy trì sự thận trọng, ưu tiên tỷ lệ tiền mặt cao trong danh mục và không nên giải ngân mua đuổi giá cao trong những phiên thị trường tăng. Đối với một số trường hợp đặc biệt là các cổ phiếu đang nhận được sức cầu lớn từ khối ngoại, hoặc có diễn biến tích cực trong ngắn hạn nhờ kì vọng vào sự thay đổi danh mục định kì của các etfs trong tuần tới (như HSG, SBT, PGD…), NĐT quan tâm có thể giải ngân một phần tiền trong các phiên thị trường giảm điểm nếu như giá của các cổ phiếu ở mức hợp lý.

CTCK Việt Thành (VTS): Thị trường sẽ tiếp tục giao dịch trong trạng thái thận trọng

Trong tuần đầu tiền áp dụng cơ chế giao dịch T+3, diễn biến trên TTCK Việt Nam đã không sôi động như kỳ vọng, nguyên nhân là sau cú sốc bất ngờ trong nửa cuối tháng 8, thị trường đã phần nào lấy lại sự ổn định nhưng sự thận trọng vẫn tồn tại do kinh tế vĩ mô chưa có nhiều tín hiệu tích cực, cụ thể là tín dụng đến cuối tháng 8/2012 chỉ tăng khoảng 1.4% so với cuối năm 2011 cho thấy vốn ngân hàng vẫn chưa chảy mạnh vào nền kinh tế, việc giải quyết hàng tồn kho diễn ra khá chậm chạp do sức mua của thị trường vẫn yếu, bên cạnh đó, áp lực lên lạm phát trong những tháng cuối năm và sang năm 2013 đang tăng lên do hàng loạt các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, gas, điện, nước lần lượt tăng giá trong những tháng qua.

Mặc dù diễn biến khá ảm đạm nhưng thị trường vẫn cho thấy tín hiệu tích cực từ giao dịch của khối ngoại, trong tháng 8 và tuần đầu tháng 9 khối này đã mua ròng liên tục với tổng trị giá lên tới 730 tỷ đồng trên HOSE tập trung vào các mã thuộc các ngành hàng tiêu dùng, dầu khí có kết quả kinh doanh tốt trong 6 tháng đầu năm.

Với những diễn biến hiện tại, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ tiếp tục giao dịch trong trạng thái thận trọng chờ đợi những thông tin vĩ mô tiếp theo như diễn biến giá xăng dầu sắp tới, chỉ số CPI tháng 9…, kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm của các doanh nghiệp. Việc review lại danh mục của các ETF (FTSE vào ngày 7/9/2012 và Market Vectors Vietnam ETF ngày 14/9/2012) có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực tới diễn biến giá của 1 vài cổ phiếu.

Trên quan điểm khách quan và thận trọng, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên lựa chọn những mã có yếu tố cơ bản tốt như kết quả kinh doanh ổn định qua các năm, bảng cân đối kế toán lành mạnh và chi trả cổ tức ổn định…với mục tiêu trung - dài hạn và thực hiện mua vào tại những phiên thị trường đi ngang hoặc điều chỉnh sẽ ít rủi ro và mang lại lợi nhuận chắc chắn hơn là mua vào những mã có tính chất đầu cơ.

Chứng khoán tuần mới: Chưa thể lạc quan ảnh 5

CTCK KimEng (KEVS): VN-Index vẫn trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn sau đợt bán tháo

Thị trường tăng điểm trên cả hai sàn trong phiên thứ Sáu ngày 7/9. Tuy nhiên, cả hai sàn biến động chậm, thậm chí dao động qua lại giữa mức tăng và giảm điểm hoàn toàn tương phản với phiên giao dịch bùng nổ trên thị trường phố Wall đêm trước. Những nỗ lực trong phiên giao dịch chiều đã giúp VN-Index có được phiên tăng vừa phải, trong khi chỉ số HNX-Index chỉ vừa kịp tránh khỏi phiên giảm điểm thứ ba. Khối lượng giao dịch không mang lại nhiều ấn tượng dù thị trường tăng giá.

Chúng tôi đánh giá rằng VN-Index vẫn trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn sau đợt bán tháo. Chỉ số HNX-Index yếu hơn tương đối so với VN-Index.

Các nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục thấp và hạn chế giao dịch trong giai đoạn tích lũy hiện tại. Những giao dịch trong giai đoạn này thường có khả năng sinh lời thấp, trong khi dễ gây ra các sai lầm. Với các nhà đầu tư thuận xu hướng, nếu thị trường vượt qua được mức 400-405 điểm thì có thể mua mới cổ phiếu…

Khả năng phá vỡ hỗ trợ (59) để tiếp tục xuống mức thấp mới và tiếp diễn xu hướng giảm của HNX-Index vẫn chưa bị bỏ qua. Động lực của người mua không rõ ràng. Do đó, chúng tôi cho rằng không nên lựa chọn cổ phiếu trên HNX. Ngoài ra, một điểm đáng cân nhắc là chỉ số HNX-Index yếu hơn một cách tương đối so với VN-Index và tâm lý thị trường ở đây cũng yếu hơn. Do đó, việc lựa chọn các cổ phiếu trên HNX có rủi ro cao hơn so với trên HSX…

CTCK VnDirect (VND): Thị trường có thể chứng kiến một nhịp giảm nữa

Hiện tượng giao dịch trong biên độ hẹp vẫn tiếp tục diễn ra đối với hầu hết các nhóm cổ phiếu cho thấy cả hai bên cung cầu vẫn đang trong tình trạng giằng co, thanh khoản vẫn chưa được cải thiện, trong đó giao dịch trên sàn HNX thể hiện rõ nhất điều này. Mặc dù phiên cuối tuần là ngày đầu tiên cổ phiếu T+3 về tài khoản nhưng dường như điều này cũng không có nhiều tác động tới thị trường.

Chỉ số HNX-Index đã dao động trong biên độ từ 59-62 trong suốt hai tuần qua khiến khả năng kiếm lợi nhuận lớn trong khoảng hẹp như vậy không dễ dàng. Thị trường hiện vẫn chưa nhận được xung lực đáng kể nào để có thể bứt phá, các chỉ báo kỹ thuật vẫn chưa phát ra tín hiệu tích cực nào.

Chúng tôi tiếp tục giữ quan điểm thận trọng đồng thời khuyến nghị hạn chế giải ngân do có thể sau đợt đi ngang này sẽ chứng kiến một nhịp giảm nữa trước khi bật tăng.

Quang Sơn
Quang Sơn

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,193.01 -22.67 -1.9% 191,064 tỷ
HNX 226.2 -2.63 -1.16% 1,701 tỷ
UPCOM 88.15 -0.48 -0.55% 623 tỷ