Tuy nhiên, bỏ qua những lo ngại về căng thẳng địa chính trị, giới đầu tư Phố Wall hồ hởi với những kết quả kinh doanh quý II khả quan vừa được công bố.
Với 23% số doanh nghiệp trong S & P 500 đã công bố kết quả kinh doanh quý II, có 66,1% có lợi nhuận vượt mong đợt, cao hơn mức trung bình dài hạn 63%. Về doanh thu, cũng có hơn 64% doanh nghiệp vượt kỳ vọng, trên mức trung bình dài hạn 61%.
Mới đây nhất, trong phiên giao dịch thứ Ba, thị trường đón nhận thêm các ông lớn công bố kết quả kinh doanh khả quan như Verizon Communications Inc, Netflix Inc, Microsoft Corp, Apple công bố lợi nhuận ấn tượng.
Với kết quả kinh doanh khả quan, Phố Wall đã có phản ứng tích cực, 3 chỉ số chính trên thị trường đều tăng điểm. Tuy nhiên, S&P 500 để mất mức cao nhất trong ngày do tác động của các cổ phiếu khác như Coca Cola khi doanh số bán hàng không đạt kỳ vọng và cổ phiếu du lịch khi mưa đá làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ cũng tăng trong tháng 6, tạo điều kiện để FED giảm bớt, dẫn tới chấm dứt các chương trình kích thích kinh tế và tăng lãi suất cũng khiến giới đầu tư thận trọng hơn.
Kết thúc phiên 22/7, chỉ số Dow Jones tăng 61,81 điểm (+0,36%), lên 17.113,54 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 9,90 điểm (+0,50%), lên 1.983,53 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 31,31 điểm (+0,71%), lên 4.456,02 điểm.
Chứng khoán châu Âu cũng tăng mạnh trong phiên thứ Ba nhờ kết quả kinh doanh khả quan và tình hình Ukraine lắng dịu hơn với việc phe ly khai trao trả hộp đen một cách “nguyên vẹn” cho phía Maylaisia để tiến hành điều tra vụ tai nạn thảm khốc của chiếc máy bay trở khách MH17 của Maylaisia trên không phận Ukriane, gần biên giới với Nga khiến 298 người thiệt mạng. Động thái này sẽ giúp tạm hạ nhiệt căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây.
Chứng khoán châu Âu cũng được hỗ trợ bởi kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp lớn như ARM Holdings, Actelion..
Kết thúc phiên 22/7, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 66,90 điểm (+0,99%), lên 6.795,34 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 122,28 điểm (+1,27%), lên 9.734,33 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 64,78 điểm (+1,50%), lên 4.369,52 điểm.
Chứng khoán châu Á cũng có phiên khởi sắc trong ngày giao dịch thứ Ba với các thị trường chính trong khu vực đều có sắc xanh. Chứng khoán Nhật Bản giao dịch trở lại sau 1 phiên nghỉ đã có mức tăng hơn 0,8%.
Kết thúc phiên 22/7, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 127,57 điểm (+0,84%), lên 15.343,28 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 123,54 điểm (+0,52%), lên 23.905,65 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc tăng 6,04 điểm (+0,29%), lên 2.081,52 điểm.
Khi giới đầu tư tập trung vào thị trường chứng khoán, cũng như căng thẳng địa chính trị có phần hạ nhiệt, vàng không còn lý do để tăng giá, nên quay đầu giảm trở lại trong phiên giao dịch thứ Ba.
Kết thúc phiên 22/7, giá vàng giao ngay giảm 4,7 USD (-0,36%), xuống 1.307,5 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 giảm 7,6 USD (-0,58%), xuống 1.306,3 USD/ounce.
Cũng như giá vàng, giá dầu đã hạ nhiệt cùng với căng thẳng giữa Nga và các nước phương Tây có phần tạm lắng dịu và cuộc xung đột tại Dải Gaza chưa có dấu hiệu lan rộng ra khu vực Trung Đông.
Kết thúc phiên 22/7, giá dầu thô Mỹ giảm 0,17 USD (-0,16%), xuống 104,42 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,35 USD (-0,33%), xuống 107,33 USD/thùng.