Diễn biến giao dịch chứng khoán tuần qua:
Trên sàn HOSE, VN-Index có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng. Tính chung cả tuần, VN-Index tăng 1,4 điểm, tương ứng tăng 0,25%, chốt tuần ở mức 593,97 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 111,21 triệu đơn vị/phiên, với tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 1.953,49 tỷ đồng, tăng 34,65% về lượng và 36,65% về giá trị so với tuần trước.
Giao dịch trên HOSE trong tuần qua
Ngày |
VN-INDEX |
Thay đổi |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
6/3 |
593,97 |
-2,94(-0,49%) |
101.676.233 |
1.851.100 |
5/3 |
596,91 |
-3,48(-0,58%) |
134.357.502 |
2.462.720 |
4/3 |
600,39 |
+3,67(+0,62%) |
120.522.460 |
2.047.250 |
3/3 |
596,72 |
+5,99(+1,01%) |
112.826.690 |
1.944.360 |
2/3 |
590,73 |
-1,84(-0,31%) |
86.655.948 |
1.462.020 |
Tổng |
+1,4(+0,25%) |
556.038.833 |
9.767.450 |
Tương tự, trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. Kết thúc tuần, HNX-Index tăng 1,01 điểm, tương ứng tăng 1,18% đứng ở mức 86,79 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 45,18 triệu đơn vị/phiên và tổng giá trị đạt 579,36 tỷ đồng, tăng 14,52% về lượng và 16,48% về giá trị so với tuần trước.
Giao dịch trên HNX trong tuần qua
Ngày |
HNX-INDEX |
Thay đổi |
Khối lượng GD |
Giá trị GD |
6/3 |
86,79 |
-0,02(-0,02%) |
43.720.475 |
524.650 |
5/3 |
86,81 |
-0,04(-0,05%) |
54.764.946 |
767.740 |
4/3 |
86,85 |
+0,61(+0,71%) |
50.512.851 |
643.870 |
3/3 |
86,24 |
+0,76(+0,89%) |
44.516.722 |
554.920 |
2/3 |
85,48 |
-0,30(-0,35%) |
32.383.639 |
405.610 |
Tổng |
225.898.633 |
2.896.790 |
Nhà đầu tư nước ngoài tuần qua đã bắt đầu đẩy mạnh bán ra và trong phiên cuối tuần chuyển sang trạng thái bán ròng khá mạnh trên cả hai sàn.
Tổng cộng tuần qua trên hai sàn, khối ngoại đã mua ròng 16,21 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 234,99 tỷ đồng, giảm 31,98% về lượng và 52,69% về giá trị so với tuần trước.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên 2 sàn trong tuần
Ngày |
Khối lượng |
Giá trị (tr.đồng) |
||||
Mua |
bán |
Mua-Bán |
Mua |
Bán |
Mua-Bán |
|
6/3 |
6.867.699 |
10.654.820 |
-3.787.121 |
253.160 |
364.220 |
-111.060 |
5/3 |
14.517.207 |
11.410.098 |
3.107.109 |
532.660 |
480.490 |
52.170 |
4/3 |
14.017.960 |
6.200.413 |
7.817.547 |
349.990 |
239.730 |
110.260 |
3/3 |
14.514.720 |
8.744.660 |
5.770.060 |
401.300 |
294.320 |
106.980 |
2/3 |
7.459.654 |
4.154.224 |
3.305.430 |
229.060 |
152.420 |
76.640 |
Tổng |
57.377.240 |
41.164.215 |
16.213.025 |
1.766.170 |
1.531.180 |
234.990 |
Trong đó, khối này mua vào 57,38 triệu đơn vị, trị giá 1.766,17 tỷ đồng và bán ra 41,16 triệu đơn vị, trị giá 1.531,18 tỷ đồng.
Nhận định của công ty chứng khoán
VN-Index sẽ vượt 600 điểm
CTCK MaritimeBank (MSBS)
Mặc dù phiên cuối tuần qua giảm điểm nhưng nhìn chung cả tuần, chỉ số VN-index vẫn tăng điểm, hình thành cụm nến tích cực với sự đồng thuận của khối lượng giao dịch. Các tín hiệu kỹ thuật vẫn đang củng cố cho một xu hướng tăng điểm trong thời gian tới và chúng tôi cho rằng thị trường sẽ vượt 600 điểm trong tuần mới với mặt bằng thanh khoản được cải thiện.
Rất nhiều cổ phiếu cơ bản vẫn đang thu hút được dòng tiền và có diễn biến giá tích cực, vậy nên vấn đề quan trọng trong giai đoạn này là lựa chọn được những cổ phiếu đang xuất hiện điểm mua, tiến hành mua có chọn lọc và nắm giữ. Hạn chế tham gia vào những cổ phiếu đầu cơ.
Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm thị trường đang có diễn biến tích cực và tuần mới là tuần tăng điểm. Cụ thể, phiên giao dịch đầu tuần VN-index có thể rung lắc quanh mốc 590-593 điểm nhưng kết thúc phiên có thể tăng điểm. Khuyến nghị theo dõi một số cổ phiếu như PAC, BMI, CII, VSH, NT2…
Vẫn trong xu hướng tăng
CTCK MayBank KimEng (MBKE)
Nhìn nhận xu hướng tăng dành cho thị trường của chúng tôi chưa có sự thay đổi. Hai phiên giảm nhẹ vừa qua không tạo ra các tín hiệu mới cho xu hướng thị trường.
Chúng tôi khuyến khích nhà đầu tư duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức cao hơn tiền mặt và thực hiện chiến lược để lãi chạy nhằm tối ưu hóa lợi thế trong một xu hướng tăng.
Thị trường vẫn tăng ngắn hạn
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Thị trường trải qua tuần giao dịch với diễn biến tăng giảm điểm xen kẽ giữa các phiên. Nhóm cổ phiếu bluechips, ngân hàng và chứng khoán thay nhau dẫn dắt thị trường, tuy nhiên hiệu ứng tăng điểm của các nhóm này không được duy trì liền mạch qua các phiên. Tuy nhiên, điểm tích cực là khối lượng giao dịch toàn thị trường có sự cải thiện tương đối mạnh so với trung bình của tuần trước đó (tăng khoảng 30%) cho thấy sự khởi sắc dần của lực cầu.
Về các tin tức vĩ mô, trong khi nhóm hàng xăng dầu góp phần quan trọng nhất trong việc giúp mức tăng CPI theo tháng liên tục âm thì sang tháng 3, hiệu ứng trên có thể sẽ không còn nữa. Thậm chí nếu giá dầu thế giới tiếp tục duy trì quanh mức 50 USD/thùng thêm một thời gian nữa trong khi quỹ bình ổn xăng dầu suy giảm thì rất có thể liên bộ Công thương – Tài chính sẽ sớm có quyết định tăng giá xăng dầu trong nước trở lại (ước tính sau Tết giá xăng có thể đã tăng thêm gần 2.500 đồng/lít nếu Quỹ bình ổn giá không được sử dụng).
Ngoài xăng dầu thì giá điện dự kiến sẽ tăng 7,5% kể từ ngày 16/3 tới đây cũng đang là mối lo cho không ít doanh nghiệp. Theo tính toán của chúng tôi, nếu giá điện tăng thêm 7,5% thì chỉ riêng mặt hàng này sẽ khiến CPI tăng thêm khoảng 0,25% trong thời gian tới. Riêng trong tháng 3, mức độ phản ánh có thể mới chỉ khoảng 0,1%; còn lại sẽ phản ứng rõ rệt hơn trong CPI tháng 4. Ngoài CPI thì chỉ số giá sản xuất PPI chắc chắn cũng sẽ tăng lên do giá điện tăng. Mức độ tăng sẽ khác nhau giữa các ngành nghề, doanh nghiệp nhưng sẽ đặc biệt lớn đối với các hộ sử dụng nhiều điện như sản xuất thép, xi măng…
Hiện xu thế tăng ngắn hạn của thị trường vẫn đang được bảo lưu. Do vậy, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu với tỷ trọng khoảng 50%, đồng thời kết hợp trading quay vòng thêm với tỷ trọng khoảng 20-30% để nâng cao hiệu quả cho danh mục tổng thể.
Rủi ro điều chỉnh sâu giảm dần
CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS)
Thị trường có tuần giao dịch nói chung khá tích cực sau hàng loạt các phiên điều chỉnh tăng giảm xen kẽ trong tuần trước đó. Thanh khoản có nhiều dấu hiệu cho thấy dòng vốn nội đang có xu hướng quay trở lại tích cực khi lượng giao dịch bình quân toàn thị trường trong tuần này tăng khoảng 30% so với lượng giao dịch bình quân 20 ngày gần nhất, trong đó có nhiều phiên giá trị giao dịch đã đạt mốc gần 3.000 tỷ đồng.
Lạm phát đang được giữ ở mức thấp cùng kỳ vọng về việc mặt bằng lãi suất sẽ sớm tiếp tục điều chỉnh giảm trong thời gian tới, nền kinh tế đang ở trong trạng thái tích cực và việc khối ngoại liên tục mua ròng mạnh mẽ trong 16 phiên liên tiếp trước khi có phiên bán ròng cuối tuần đã tác động tích cực tới tâm lý của khối nội. Rủi ro điều chỉnh sâu do vậy cũng đã giảm dần.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục duy trì tỉ trọng cổ phiếu cao trong danh mục, và có thể xem xét tăng tỉ trọng tại các phiên điều chỉnh của thị trường. Nhóm cổ phiếu mà chúng tôi ưa thích là các mã bluechips và nhóm các mã bất động sản.
Thị trường vẫn ở trạng thái nhảy cảm
CTCK MB (MBS)
Thông tin giá điện sẽ điều chỉnh tăng 7,5% từ 16/3 được chính phủ thông qua chiều hôm qua là thông tin đáng chú ý trong phiên giao dịch hôm nay. Tuy nhiên, tin này chỉ tác động đến các công ty sản xuất điện như PPC, TBC, VSH một cách hạn chế.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng như CTG, BID, EIB, MBB, STB vẫn tiếp tục được hỗ trợ tăng giá vào cuối phiên nhưng không giúp thị trường tăng điểm do các mã lớn khác như VNM, MSN, VIC, GAS, BVH, VCB giảm điểm. Như vậy, sự suy giảm của các cổ phiếu vốn hóa lớn và động thái bán ròng trở lại của khối ngoại là nguyên nhân chính khiến thị trường giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp.
Về mặt kỹ thuật, có thể thấy thị trường vẫn chưa thoát ra khỏi kênh dao động hẹp sau khi chỉ số tăng điểm đến sát các mốc kháng cự ngắn hạn. Việc các chỉ số giảm điểm 2 phiên gần đây cho thấy áp lực cung gia tăng tại vùng đỉnh vẫn là thử thách đối với thị trường hiện nay, các tín hiệu hiện tại chưa thực sự cho thấy xu thế rõ ràng của các chỉ số. Thị trường vẫn ở trạng thái nhậy cảm và chúng tôi tiếp tục duy trì khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỷ trọng danh mục àn toàn ở mức 70% cổ phiếu và 30% tiền mặt.
Thanh khoản sẽ có đột biến do tác động của đợt review
CTCK BIDV (BSC)
Khối ngoại đã quay lại bán ròng trên HSX sau khi mua ròng 15 phiên liên tục. Điều này chắc chắn đã gây ra những áp lực nhất định cho thị trường. Như đã đề cập, dòng tiền khối ngoại đóng vai trò dẫn dắt thị trường trong suốt thời gian qua, do đó động thái của họ sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường trong tuần tới.
Tuần sau là tuần giao dịch của ETFs, do vậy thanh khoản và biến động giá của các cổ phiếu có liên quan đến đợt review lần này sẽ có sự đột biến.
Do vậy, nhà đầu tư ưa mạo hiểm đang có lượng tiền mặt lớn thì canh nhịp giảm để mở vị thế mua thăm dò. Nhóm cổ phiếu chúng tôi quan tâm tiếp tục là bất động sản (VIC, DXG), xi măng (BCC, HT1) và NT2.