Chứng khoán tuần mới: “Ngóng” kết quả quý III

(ĐTCK) Tâm điểm trong tuần tới là thông tin kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp đang dần hé lộ và những tin tốt sẽ hỗ trợ cho thị trường giúp các chỉ số có sức bật cao hơn.
Chứng khoán tuần mới: “Ngóng” kết quả quý III

Diễn biến giao dịch chứng khoán tuần qua:

Trên sàn HOSE, chỉ có duy nhất 1 phiên tăng ngày 25/9 và 4 phiên giảm điểm. Tính chung cả tuần VN-Index giảm 8,31 điểm, tương đương giảm 1,35%, chốt tuần ở mức 604,98 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 140,02 triệu đơn vị/phiên và tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 2.811,5 tỷ đồng, giảm 28,63% về lượng và 27,64% về giá trị so với tuần trước.

Giao dịch trên HOSE trong tuần qua

Ngày

VN-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

26/9

604,98

-0,12(-0,02%)

143.917.260

2.646.390

25/9

605,10

+1,51(+0,25%)

135.774.325

2.771.960

24/9

603,59

-6,80(-1,11%)

132.704.220

2.876.100

23/9

610,39

-1,54(-0,25%)

144.390.593

2.829.320

22/9

611,93

-1,36(-0,22%)

143.308.728

2.933.730

Tổng

-8,31(-1,35%)

700.095.126

14.057.500

Tương tự trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có duy nhất 1 phiên tăng điểm ngày 25/9 và 4 phiên giảm điểm. Kết thúc tuần, HNX-Index giảm 0,33 điểm, tương ứng giảm 0,37% đứng ở mức 88,56 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 72,49 triệu đơn vị/phiên và tổng giá trị đạt 1.047,13 tỷ đồng, lần lượt giảm 35,28% về lượng và 35,62% về giá trị so với tuần trước.

Giao dịch trên HNX trong tuần qua

Ngày

HNX-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

26/9

88,56

-0,09(-0,10%)

77,136,711

989,480

25/9

88,65

+0,94(+1,07%)

70,302,685

1,060,340

24/9

87,71

-0,04(-0,05%)

67,897,881

1,063,820

23/9

87,75

-0,48(-0,54%)

75,269,859

1,108,320

22/9

88,22

-0,66(-0,75%)

71,864,507

1,013,670

Tổng

-0,33(-0,37%)

362,471,643

5,235,630

Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài tuần qua trở lại trạng thái cân bằng hơn sau “cơn lốc” ETFs. Tính chung tuần qua, trên cả hai sàn, khối ngoại đã mua ròng 4,59 triệu đơn vị, trong khi tuần trước bán ròng 23,51 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị vẫn là bán ròng 49,85 tỷ đồng, giảm 94,2% so với tuần trước.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên 2 sàn trong tuần

Ngày

Khối lượng

Giá trị (tr.đồng)

Mua

bán

Mua-Bán

Mua

Bán

Mua-Bán

26/9

11.008.710

7.889.871

3.118.839

392.300

376.050

16.250

25/9

7.081.828

13.383.184

-6.301.356

192.040

570.900

-378.860

24/9

17.642.870

19.860.585

-2.217.715

518.550

578.230

-59.680

23/9

16.144.526

7.469.135

8.675.391

519.290

290.980

228.310

22/9

7.953.090

6.638.700

1.314.390

363.140

219.010

144.130

Tổng

59.831.024

55.241.475

4.589.549

1.985.320

2.035.170

-49.850

Trong đó, khối này mua vào 59,83 triệu đơn vị, trị giá 1.985,32 tỷ đồng và bán ra 55,24 triệu đơn vị, trị giá 2.035,17 tỷ đồng.

Nhận định của công ty chứng khoán

Thị trường tiếp tục giằng co

CTCK BIDV (BSC)

Thị trường phiên cuối tuần đã diễn biến tích cực hơn khi duy trì sắc xanh trong phần lớn thời gian. Áp lực bán mạnh cuối phiên đã kéo các chỉ số trở lại vùng tham chiếu. Nhìn chung, không có một sự tăng/giảm mạnh đáng kể nào ở cả các cổ phiếu dẫn dắt lẫn các chỉ số.

Điều đó cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã khá hơn sau đợt giảm vừa qua. Như đã nhận định, chúng tôi mong chờ thị trường sẽ dừng đà rơi và đi vào tích lũy, tạo nền tảng vững chắc cho đà tăng sắp tới. Và những diễn biến hiện tại đang ủng hộ điều đó.

Khối lượng giao dịch vẫn duy trì ở mức xấp xỉ như những phiên gần đây cho thấy không có hiện tượng tiết cung hay xả hàng ồ ạt. Thị trường vẫn đang diễn biến tích cực khi các lớp cổ phiếu đang đi tìm sự đồng thuận.

Kịch bản giằng co nhiều khả năng sẽ tiếp tục kéo dài trong tuần sau. Những thông tin hé lộ về kết quả kinh doanh quý III sẽ là những tin tốt hỗ trợ cho thị trường lúc này.

Nhà đầu tư ưa mạo hiểm có thể tiếp tục canh mua các cổ phiếu tại những nhịp giảm, ưu tiên các mã có thông tin tốt về kết quả kinh doanh quý III, đồng thời canh bán khi được giá.

Nhà đầu tư thận trọng thì nên tiếp tục đứng ngoài, chờ khi xu hướng của thị trường hình thành rõ nét hơn, không cần vội vàng giải ngân.

VN-Index có thể sẽ kiểm tra lại ngưỡng 600 điểm

CTCK MaritimeBank (MSBS)

Lại một phiên giao dịch mà áp lực bán cuối giờ và đặc biệt là trong phiên ATC đã khiến thị trường đánh mất đà tăng điểm đã đạt được trước đó.

Phiên giao dịch ngày thứ Hai đầu tuần sau thị trường có khả năng sẽ tăng điểm nhẹ trở lại nhờ lực cầu vào cổ phiếu vốn hóa lớn và một số cổ phiếu có yếu tố cơ bản hỗ trợ. Tuy nhiên diễn biến điều chỉnh sẽ chi phối VN-index trong tuần giao dịch tới.

Chỉ số VN-index có thể sẽ kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ tại mốc 600 điểm. Nhà đầu tư chỉ nên xem xét tích lũy với những cổ phiếu tốt cho mục tiêu đầu tư trung và dài hạn.

Nhiều khả năng mức 595 điểm cần được kiểm định

CTCK FPT (FPTS)

Phiên giao dịch ngày 25/9 phần nào hé lộ tín hiệu bắt đáy của thị trường khi lực cầu khá lớn đã kéo thị trường hồi phục.

Tuy nhiên, tâm lý hiện tại của thị trường chưa được tốt, tâm lý bán và giảm tỷ trọng cổ phiếu vẫn còn lớn do đó sẽ chưa thể tạo đà bật tăng ngay cho chỉ số.

Động thái bán ròng của nhà đầu tư ngoại vẫn tiềm ẩn những rủi ro khi chưa ủng hộ cho sự phục hồi của thị trường.

Như vậy, nhiều khả năng mức 595 điểm vẫn cần được kiểm tra trong tuần tới.

Thanh khoản thị trường vẫn ở mức khá cao trong xu hướng giảm cho thấy diễn biến chưa ổn định. Nhiều khả năng thị trường sau khi tạo đáy sẽ còn cần thời gian tích lũy để tạo nền tảng cho đợt sóng mới.

Nhà đầu tư chưa nên giải ngân mạnh thời điểm này, đồng thời theo dõi chặt chẽ động thái giao dịch của khối ngoại.

Chiều hướng tăng vẫn là chủ đạo

CTCK Maybank KimEng (MBKE)

Chúng tôi tiếp tục giữ quan điểm thận trọng dành cho thị trường trong ngắn hạn 1 tuần tới.
Các nhà đầu tư lướt sóng sẽ cần phải tiết chế hơn hoạt động giao dịch và giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cân bằng.
Với khung thời gian trung hạn cho 3 tháng còn lại của 2014, chúng tôi lạc quan và tin tưởng chiều hướng chủ đạo sẽ vẫn là tăng.

Thị trường sẽ hồi phục trong tuần tới

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Sau một chu kỳ tăng trưởng nóng với nhiều bất ổn 2009-2011, nền kinh tế đã cho tín hiệu bình ổn trở lại từ 2012 đến nay và đây cũng là giai đoạn tạo đáy cần thiết.

Trong giai đoạn này, mục tiêu theo đuổi tốc độ tăng trưởng GDP chưa nên được đặt lên hàng đầu. Chính phủ đã và đang ưu tiên những giải pháp về chất để tái cơ cấu nền kinh tế.

Thực tế cũng cho thấy, mặc dù tín hiệu hồi phục không đồng đều nhưng dòng tiền đang đi đúng hướng, ưu tiên chọn lựa những ngành là thế mạnh của Việt Nam và tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế, điển hình là khối các doanh nghiệp xuất khẩu.

Trong bối cảnh đó, sức lan tỏa có thể sẽ chậm và mang tính chọn lọc hơn nhưng nền kinh tế và TTCK cũng sẽ duy trì được đà hồi phục bền vững hơn.

Thị trường đang có cơ hội tạo đáy ngắn hạn sau tín hiệu đảo chiều trong phiên giao dịch ngày 25/09. Mặc dù chưa đủ điều kiện xác nhận nhưng chúng tôi đang thiên hơn về một kịch bản hồi phục của thị trường trong tuần tới.

Bên cạnh phần danh mục trung hạn đang nắm giữ ở mức trung bình, nhà đầu tư có thể kết hợp trading quay vòng thêm một phần danh mục ngắn hạn.

Thị trường tiếp tục diễn biến tăng-giảm bất thường

CTCK Sài Gòn (SSI)

Phiên giao dịch cuối tuần, thị trường có diễn biến hoàn toàn trái ngược so với phiên trước đó. VN-Index và HNX-Index tăng trong phần lớn thời gian giao dịch nhưng đến cuối phiên, lực cung lại bất ngờ mạnh lên khiến các chỉ số mất điểm nhanh chóng và đóng cửa trong sắc đỏ.

Thanh khoản không có nhiều biến động so với phiên trước đó và nhìn chung cả tuần thanh khoản có xu hướng đi ngang. Số cổ phiếu tăng điểm và giảm điểm xấp xỉ nhau và mức độ biến động của cổ phiếu trong phiên không lớn. NĐTNN mua ròng nhẹ và mức độ tham gia thị trường thấp hơn so với phiên trước.

Dòng tiền nóng hoạt động cầm chừng khiến sự hưng phấn chỉ được duy trì trong đầu phiên giao dịch. Những diễn biến tăng/giảm bất thường của thị trường vẫn sẽ tiếp diễn ở những phiên giao dịch của tuần sau.

Mùa kết quả kinh doanh quý III đang đến gần, những dự báo tích cực về lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ sớm xuất hiện và tạo ra sự phân hóa giữa các cổ phiếu cũng như lực đỡ cho thị trường.

VN-Index sẽ dao động quanh vùng 598 – 620

CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS)

VN-Index đã có mức giảm gần 45 điểm trong 3 tuần gần đây và có 8 phiên giảm điểm liên tiếp do áp lực chốt lời diễn ra khá mạnh tại nhóm các cổ phiếu Bluechips tạo hiệu ứng tiêu cực lan tỏa ra toàn thị trường. Phiên hồi phục ngày 25/9 tạo tín hiệu đảo chiều ngay khi chỉ số này chạm ngưỡng hỗ trợ 600 điểm. Tuy nhiên thị trường cần các phiên tích lũy chặt chẽ trong vùng này trước khi có sự chính thức phục hồi trở lại.

Chúng tôi đánh giá trong các phiên giao dịch trong tuần tới, VN-Index sẽ dao động sideway quanh vùng 598 – 620 điểm với các phiên tăng giảm điểm xen kẽ.

Áp lực bán trên diện rộng nhiều khả năng sẽ không xuất hiện trong các phiên tuần tới. Dòng tiền sẽ tiếp tục xu thế phân hóa và luân chuyển mạnh giữa nhóm các cổ phiếu có thông tin hỗ trợ tích cực.

Các thông tin dần hé lộ về kết quả kinh doanh Q3 của nhiều doanh nghiệp niêm yết sẽ là động lực hỗ trợ thị trường không bị giảm quá sâu.

Cơ hội vẫn tiếp tục đến với các nhà đầu tư nhanh nhạy nắm bắt các thông tin tích cực của các doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên nếu áp lực bán tiếp tục tăng mạnh đẩy VN-Index giảm xuống dưới vùng 598 điểm, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư chốt danh mục, đứng ngoài quan sát chờ những diễn biến tích cực trở lại của thị trường.

Thanh Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục