Chứng khoán tuần mới: Không nhiều kỳ vọng

(ĐTCK) Tuần tới, thị trường chỉ giao dịch 2 ngày trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ dài ngày, vì vậy, các CTCK không đặt nhiều kỳ vọng, bởi tâm lý e ngại trước kỳ nghỉ lễ.

Tuần qua, từ ngày 21-25/4, chỉ số trên 2 sàn đã lấy lại được những mốc kháng cự quan trọng với lực đỡ chính đến từ các bluechip. Tuy nhiên, điều khiến giới đầu tư lo ngại chính là thanh khoản thị trường thấp, dòng tiền vào thị trường nhỏ giọt, điều này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro về khả năng chỉ số sẽ rơi trở lại.

Diễn biến tuần qua trên sàn HOSE, với 2 phiên giảm điểm và 3 phiên tăng, VN-Index tăng 13,59 điểm, tương đương tăng 2,41%, chốt tuần ở mức 578,92 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 77,38 triệu đơn vị/phiên, giảm 39,89% so với tuần trước. Tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 1.358,91 đồng/phiên, giảm 41,84% so với tuần trước đó.

Giao dịch trên HOSE trong tuần qua

Ngày

VN-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

21/04/2014

558,14

-7,19(-1,27%)

95,569,640

1,503,930

22/04/2014

569,87

+11,73(+2,10%)

99,105,330

1,617,060

23/04/2014

569,36

-0,51(-0,09%)

71,202,652

1,200,400

24/04/2014

570,46

+1,10(+0,19%)

56,695,829

1,188,280

25/04/2014

578,92

+8,46(+1,48%)

64,320,453

1,284,880

Tổng

13,59 (+2,41%)

386,893,904

6,794,550

Tương tự, chỉ số HNX-Index trên sàn HNX cũng có 2 phiên giảm và 3 phiên tăng điểm. Kết thúc tuần, HNX-Index duy trì được mốc 80,58 điểm của phiên cuối tuần trước (ngày 18/4). Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 54,85 triệu đơn vị/phiên, giảm 24,7% so với tuần trước và tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 573,91 tỷ đồng/phiên, giảm 29,1% so với tuần trước.

Giao dịch trên HNX trong tuần qua

Ngày

HNX-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

21/04/2014

78,87

-1,71(-2,13%)

74,640,639

859,820

22/04/2014

80,86

+1,99(+2,52%)

65,117,985

657,710

23/04/2014

79,90

-0,96(-1,19%)

56,437,774

538,400

24/04/2014

80,00

+0,10(+0,12%)

36,377,425

387,910

25/04/2014

80,58

+0,58(+0,73%)

41,676,356

425,700

Tổng

274,250,179

2,869,540

Tuần qua, thị trường tiếp tục chứng kiến giao dịch nhà đầu tư nước ngoài tích cực. Trái với diễn biến dòng vốn nội dè dặt đổ vào thị trường, giá trị mua ròng của khối ngoại tuần qua đã tăng mạnh, gần gấp đôi so với tuần trước.

Tính chung cả tuần, khối ngoại mua ròng mua ròng 17,69 triệu đơn vị, tăng 29,88% so với tuần trước đó và tổng giá trị tương ứng 391,72 tỷ đồng, tăng hơn 85% so với tuần trước.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên 2 sàn trong tuần

Ngày

Khối lượng

Giá trị (tr.đồng)

Mua

Bán

Mua-Bán

Mua

Bán

Mua-Bán

21/4/2014

9,695,700

2,441,320

7,254,380

204,520

62,050

142,470

22/4/2014

6,458,640

3,159,930

3,298,710

208,560

121,110

87,450

23/4/2014

7,013,530

3,252,853

3,760,677

183,900

95,730

88,170

24/4/2014

4,575,099

2,680,864

1,894,235

142,960

107,940

35,020

25/4/2014

8,414,350

6,934,855

1,479,495

330,450

291,840

38,610

Tổng

36,157,319

18,469,822

17,687,497

1,070,390

678,670

391,720

Trong đó, khối này mua vào 36,16 triệu đơn vị, trị giá 1.070,39 tỷ đồng và bán ra 18,47 triệu đơn vị, trị giá 678,67 tỷ đồng.

Nhận định của các CTCK:

Thanh khoản vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện

(CTCK KIS Việt Nam - KIS)

Phiên tăng điểm cuối tuần qua có ý nghĩa tích cực, giúp củng cố tâm lý nhà đầu tư trong nước, đặc biệt trong bối cảnh khối ngoại vẫn duy trì trạng thái mua ròng.

Về mặt vĩ mô, thị trường đón nhận 2 thông tin khá nổi bật. Tín dụng khởi sắc trở lại với mức tăng 0,62% cho thấy nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang gia tăng. Thêm vào đó, Bộ Xây dựng vừa kiến nghị điều chỉnh một số qui định nhằm thúc đẩy tốc độ giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng mang lại kì vọng mới cho thị trường bất động sản.

Đây được xem là những thông tin hỗ trợ cho TTCK trong giai đoạn hiện nay.

Trong tuần tới, thị trường chỉ giao dịch trong 2 ngày trước kỳ nghĩ lễ kéo dài nên thanh khoản sẽ khó có sự cải thiện đáng kể nào. Chúng tôi tiếp tục bảo lưu quan điểm thận trọng vào lúc này và chưa khuyến khích việc mở rộng vị thế mua mới đối với nhà đầu tư ngắn hạn.

VN-Index tiếp tục giảm điểm quanh vùng 560 điểm

(CTCK BIDV – BSC)

Sau tuần giảm mạnh, thị trường đã lấy lại mức cân bằng quanh 570 điểm với VN-Index và 80 điểm với HNX-Index. Hoạt động giải chấp sau phiên giao dịch đầu tuần đã cơ bản kết thúc, thị trường liên tiếp đón nhận tin tích tích cực về vĩ mô như CPI giữ ở mức thấp và quy định về việc mua/bán cùng loại chứng khoán của NĐTNN đã khiến lực bán giảm mạnh, trong khi khối ngoại vẫn duy trì đà mua tốt đã khiến thị trường sớm lấy lại vị thế cân bằng và hồi phục.

Cho dù khá lạc quan về xu hướng trong trung và dài hạn và tiếp tục khuyến nghị tăng vị thế tại những phiên giảm điểm tại vùng quanh 560 điểm như khuyến nghị tuần trước, nhưng trong ngắn hạn, khi thanh khoản tiếp tục không được cải thiện tại các vùng kháng cự thì cơ hội cho hoạt động trading là không lớn, do vậy, NĐT nên tránh mua đuổi ở các vùng giá cao và có thể chốt lãi một phần ở những cổ phiếu đã có mức tăng khá. Tăng vị thế chỉ khi các chỉ số vượt qua kháng cự với thanh khoản cải thiện rõ rệt và có đồng thuận tăng giá của 2 chỉ số.

Nghi ngờ tính bền vững của đà tăng 

CTCK Maybank KimEng (MBKE)

Trên đồ thị, VN-Index đang gia tăng hướng về đường trung bình giao dịch 25 ngày (MA 25). Chúng tôi cho rằng, sự phục hồi thiếu xác nhận của khối lượng khiến đà tăng của giá mong manh và tính bền vững bị nghi ngờ.

Có lẽ sự phục hồi này là cơ hội cho các nhà đầu tư còn đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao và muốn giảm bớt rủi ro. Họ có thể thực hiện cắt giảm tỷ trọng khi sự phục hồi yếu và giá giảm trở lại. Nhìn chung, chúng tôi cho rằng đây là giai đoạn các nhà đầu tư nên thận trọng hơn.

Thị trường sẽ điều chỉnh giằng co

(CTCK Bảo Việt – BVSC)

Thị trường đóng cửa một tuần giao dịch khá tích cực với sự hồi phục của các chỉ số. Mặc dù vậy, các nhóm cổ phiếu trải qua diễn biến phân hóa rõ nét và số điểm hồi phục của VNINDEX chủ yếu được hỗ trợ bởi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong phiên tăng mạnh vào cuối tuần. Khối ngoại bắt đầu gia tăng động thái mua ròng khi hai chỉ số điều chỉnh sâu với giá trị hơn 300 tỷ đồng trên HoSE trong cả tuần. Mặc dù vậy theo quan sát của chúng tôi, cùng với việc tích lũy cổ phiếu các nhà đầu tư nước ngoài cũng tranh thủ thực hiện các hoạt động trading ngắn, bán ra trong những phiên bật tăng của thị trường.

Các thông tin trong giai đoạn cuối của mùa đại hội cổ đông 2014 và triển vọng kết quả kinh doanh quý I là những yếu tố chi phối chính, gây ra hiện tượng phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, yếu tố này thực ra đã được phản ánh từ trước vào diễn biến giá cổ phiếu và những tác động còn lại sẽ không kéo dài, mang tính đột biến đến xu hướng của hai chỉ số.

Nhà đầu tư được khuyến nghị lựa chọn các vùng giá tốt trong một hai phiên tới để thực hiện chốt lời cho các vị thế trading ngắn hạn. Các vị thế trung hạn có thể tiếp tục duy trì ở mức trung bình thấp, tương ứng với khả năng hồi phục thành công sau đó của hai chỉ số.

Vẫn trong nhịp phục hồi kỹ thuật của xu hướng giảm giá

(CTCK Sài Gòn Hà Nội – SHS)

Thị trường tăng điểm trở lại sau một tuần giảm mạnh, phản ứng với ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật. Diễn biến tăng điểm không đi kèm với cải thiện thanh khoản. Áp lực cung tại ngưỡng hỗ trợ không nhiều, tuy nhiên dòng tiền tham gia thị trường rất hạn chế.

Mức độ tăng điểm của chỉ số VN-Index tích cực hơn HNX-Index, nhờ hỗ trợ từ nhóm cổ phiếu Bluechips có thông tin tích cực mùa ĐHCĐ như GAS, MSN, FPT, HPG... Còn lại đa số cổ phiếu biến động giá không đáng kể với KLGD thấp.

Thị trường vẫn đang trong nhịp phục hồi kỹ thuật của xu Thị trường vẫn đang trong nhịp phục hồi kỹ thuật của xu hướng giảm giá. Ngưỡng cản quan trọng của VN-Index là khoảng +/-585 điểm, của HNX-Index là khoảng 83-84 điểm, tương đương tập hợp đường MA12,20 và 50 ngày. Thanh khoản là yếu tố quan trọng để dự báo xu hướng. Trong trường hợp dòng tiền vào thị trường không được cải thiện, xu hướng tăng điểm kỹ thuật dự kiến không kéo dài.

Nhà đầu tư ngắn hạn DUY TRÌ TRẠNG THÁI DANH MỤC, chờ đợi tín hiệu thị trường. Nhà đầu tư trung dài hạn tiếp tục tích lũy cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt ở những thời điểm thị trường yếu.

Sức bật của các chỉ số khó được duy trì

(CTCK FPT – FPTS)

Với nền thanh khoản thấp, sự hồi phục hiện tại là khá mong mạnh và thiếu tính bền vững. Nếu diễn biến này tiếp tục lặp lại trong tuần tới thì sức bật của chỉ số sẽ khó có thể duy trì và nhiều khả năng sẽ cần giảm trở lại nhằm xác định mức hỗ trợ vừa thiết lập tại 550-550 điểm (VN-Index) và 78 điểm (HNX-Index). Do đó nhà đầu tư cần tiếp tục ưu tiên tỷ lệ tiền mặt cao và chú ý chỉ giải ngân dần nếu thanh khoản của thị trường và cổ phiếu đang quan tâm tăng mạnh trở lại.

Không đặt kỳ vọng nhiều

(CTCK Rồng Việt – VDSC)

Trong phiên cuối tuần, cả 2 sàn đều xanh điểm với độ rộng tích cực được mở rộng ra nhiều nhóm cổ phiếu. Tuy vậy, điều này vẫn không thể thay đổi được cái nhìn bi quan về một tuần giao dịch tẻ nhạt và không xác định được xu hướng đã diễn ra bởi thanh khoản suy giảm mạnh là vấn đề đang được nhắc đến liên tục gần đây.

Trong tuần sau, chỉ còn hai phiên cuối cùng để kết thúc tháng 4, vì vậy chúng tôi không đặt kỳ vọng gì nhiều cho thị trường bởi tâm lý e ngại thường diễn ra trước các kỳ nghỉ lễ. Dự kiến các chỉ số sẽ tiếp tục giao dịch ì ạch xung quanh vùng điểm hiện tại và vẫn không có sự cải thiện về dòng tiền trong hai phiên cuối tháng này.

Thị trường sẽ dao động tìm điểm cân bằng

(CTCK MB – MBS)

Hiện tại có nhiều yếu tố cho thấy có nhiều dòng tiền tiềm năng có thể chảy vào thị trường khi chứng khoán đang là kênh đầu tư khá hấp dẫn. Việc lãi suất tiết kiệm hạ xuống chắc chắn sẽ tác động một phần tiền tiết kiệm chuyển sang công cụ đầu tư khác hấp dẫn hơn trong đó có chứng khoán.

Mặt khác, dòng tiền đầu tư thế giới vẫn duy trì xu thế chảy thêm vào các thị trường sơ khai, trong đó có Việt Nam. Chúng tôi cho rằng dòng tiền tiềm năng vẫn đang chờ đợi các tín hiệu rõ ràng hơn về kinh tế và xu thế thị trường trước khi có quyết định đầu tư.

Cho đến khi có các thông tin chính thức về kinh tế vĩ mô và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường sẽ dao động tìm điểm cân bằng quanh khu vực giữa ngưỡng hỗ trợ và kháng cự mạnh 550-560 và 600-610.

Chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm áp dụng chiến lược đầu cơ ngắn hạn mua thấp bán cao trong điều kiện thị trường hiện tại: mua khi thị trường xuất hiện các đợt giảm, bán khi thị trường phục hồi đối với các cổ phiếu đang có sẵn trong danh mục để có thể linh hoạt về thời gian ra – vào.

Thanh Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục