Chứng khoán tuần mới: Chờ đón ETF

(ĐTCK) Thị trường sẽ hứa hẹn nhiều bất ngờ theo diễn biến giao dịch nhà đầu tư ngoại khi các quỹ ETF sẽ tiến hành công bố kết quả xem xét thay đổi cơ cấu danh mục cho kỳ review đầu tiên trong năm 2015. Tuy nhiên, hầu hết các công ty chứng khoán đều cho rằng mốc 600 điểm vẫn là ngưỡng cản tâm lý khá lớn của thị trường.
Chứng khoán tuần mới: Chờ đón ETF

Diễn biến giao dịch chứng khoán tuần qua:

Trên sàn HOSE, VN-Index có 2 phiên giảm và 3 phiên tăng. Tính chung cả tuần, VN-Index tăng 5,33 điểm, tương ứng tăng 0,92%, chốt tuần ở mức 592,57 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 82,59 triệu đơn vị/phiên, với tổng giá trị giao dịch bình quân đạt 1.429,58 tỷ đồng, tăng 8,81% về lượng và 9,7% về giá trị so với tuần trước Tết.

Giao dịch trên HOSE trong tuần qua

Ngày

VN-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

27/2

592,57

-4,15(-0,70%)

78.310.062

1.366.930

26/2

596,72

+4,06(+0,69%)

89.935.440

1.449.780

25/2

592,66

-4,29(-0,72%)

99.237.866

1.754.310

24/2

596,95

+9,71(+1,65%)

62.893.419

1.147.280

Tổng

330.376.787

5.718.300

Trong khi đó, trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index có 2 phiên tăng và 2 phiên giảm. Kết thúc tuần, HNX-Index tăng 5,33 điểm, tương ứng tăng 0,92% đứng ở mức 83,87 điểm. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 39,45 triệu đơn vị/phiên và tổng giá trị đạt 497,39 tỷ đồng, hơn 12% về lượng và 9,67% về giá trị so với tuần trước Tết.

Giao dịch trên HNX trong tuần qua

Ngày

HNX-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

27/2

85,77

-0,28(-0,33%)

38.771.976

486.380

26/2

86,06

+0,39(+0,46%)

39.730.848

503.970

25/2

85,66

-0,73(-0,84%)

53.640.192

668.910

24/2

86,39

+1,13(+1,32%)

25.668.811

330.310

Tổng

157.811.827

1.989.570

Nhà đầu tư nước ngoài tuần sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài vẫn duy trì lực mua vào sôi động. Khối này đã liên tiếp mua ròng qua từng phiên trong tuần với giá trị khá tích cực, trong đó, các cổ phiếu ngân hàng vẫn giữ được sức hấp dẫn của dòng vốn ngoại.

Tổng cộng tuần qua trên hai sàn, khối ngoại đã mua ròng 23,83 triệu đơn vị với tổng giá trị tương ứng 496,69 tỷ đồng, giảm 35,84% về lượng và 34,46% về giá trị so với tuần trước Tết.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên 2 sàn trong tuần

Ngày

Khối lượng

Giá trị (tr.đồng)

Mua

bán

Mua-Bán

Mua

Bán

Mua-Bán

27/2

10.156.162

7.862.574

2.293.588

306.250

269.860

36.390

26/2

10.217.930

5.017.586

5.200.344

283.340

196.520

86.820

25/2

16.327.286

3.813.576

12.513.710

379.710

133.290

246.420

24/2

7.390.239

3.563.079

3.827.160

258.710

131.650

127.060

Tổng

44.091.617

20.256.815

23.834.802

1.228.010

731.320

496.690

Trong đó, khối này mua vào hơn 44 triệu đơn vị, trị giá 1.228,01 tỷ đồng và bán ra 20,26 triệu đơn vị, trị giá 731,32 tỷ đồng.

Nhận định của công ty chứng khoán

Vẫn tích cực trong ngắn hạn và trung hạn

CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS)

Nối tiếp đà tăng mạnh mẽ từ những phiên giao dịch trước tết, tuần giao dịch đầu tiên của năm Ất Mùi nói chung diễn ra khá tích cực về cả điểm số và thanh khoản. Giao dịch khối nội đã dần tích cực trở lại với lượng giao dịch bình quân tăng khá mạnh so với 2 tuần trước Tết cho thấy dòng tiền đang có xu hướng dần quay trở lại thị trường.

Tuy vậy áp lực điều chỉnh đã xuất hiện tại các mốc cản kỹ thuật 600 điểm của VN-Index và 86.5 điểm của HNX-Index. Áp lực chốt lời diễn ra là điều bình thường khi nhiều nhà đầu tư bắt đầu hiện thực hóa lợi nhuận sau 9 phiên tăng liên tiếp của thị trường tính từ thời điểm trước Tết.

Điểm đáng chú ý nhất trong tuần qua tiếp tục là diễn biến mua ròng mạnh mẽ của khối ngoại, đặc biệt tại các mã Bluechips đã tạo lực hỗ trợ tích cực lên thị trường chung.

Theo số liệu thống kê, tính tới ngày 26/2 quỹ ETF VNM đã tiếp tục tăng quy mô thêm 150 nghìn chứng chỉ quỹ phiên thứ 8 liên tiếp, đưa tổng lượng chứng chỉ quỹ lên mức 26,9 triệu đơn vị với mức chênh lệch giữa thị giá và giá trị tài sản ròng (NAV) ở mức tương đối cao (1,8%).

Tuần tới những diễn biến giao dịch của khối ngoại nhiều khả năng sẽ tiếp tục tác động tới biến động của thị trường khi quỹ ETF FTSE Vietnam index sẽ tiến hành công bố kết quả xem xét danh mục vào ngày 7/3/2015 cho kỳ review đầu tiên trong năm 2015. Nhiều khả năng HSG và CSM sẽ bị loạt khỏi danh mục do 2 mã này không còn đáp ứng yêu cầu về khối lượng giao dịch bình quân.

Chúng tôi đánh giá xu hướng trong ngắn và trung hạn vẫn đang trong trạng thái tích cực. Nhà đầu tư đã kiên trì mua vào từ giai đoạn trước Tết Nguyên Đán có thể xem xét chốt lời từng phần các mã đã tăng khá trong danh mục. Đối với các nhà đầu tư mới quay lại thị trường, có thể tận dụng các nhịp điều chỉnh để giải ngân dần tại các mốc hỗ trợ kỹ thuật trong điều kiện dòng tiền vẫn giữ được trạng thái tích cực.

Pha điều chỉnh vẫn còn hiệu lực

CTCK MayBank KimEng (MBKE)

Quan điểm lạc quan của chúng tôi cho toàn bộ Quý I/2015 không có gì thay đổi, khả năng thị trường sẽ tiệm cận trở lại vùng cao nhất đã có ở năm 2014, khu vực 640 điểm. Ngắn hạn hơn, thị trường đang cho thấy pha điều chỉnh vẫn còn duy trì hiệu lực.

Chúng tôi tiếp tục khuyến khích nhà đầu tư duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao hơn tiền mặt trong thời điểm hiện nay. Với các nhà đầu tư còn tỷ trọng tiền mặt cao, quý vị có thể tận dụng pha điều chỉnh hiện nay để tham gia thị trường.

Ngưỡng cản tâm lý 600 điểm

CTCK Bảo Việt (BVSC)

Thị trường diễn biến tăng điểm trên cả 2 sàn với thanh khoản trung bình phiên tăng nhẹ so với tuần trước tết. Diễn biến của 2 chỉ số trong tuần qua tương đối giằng co với các nhịp tăng giảm đan xen. Nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng tiếp tục đóng vai trò chính chi phối diễn biến của thị trường do đặc tính vốn hóa lớn và đang thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư, đặc biệt là các mã VCB, CTG, BID.

Khối nhà đầu tư nước ngoài có tuần mua ròng với giá trị ở mức cao, gần 436 tỷ đồng trên HoSE, tiếp tục tập trung ở các mã tài chính, bất động sản vốn hóa lớn như VCB, STB, VIC, BVH... Xét về diễn biến chỉ số ngành trong tuần, ngành ngân hàng có mức tăng mạnh nhất (+4,95%) trong khi công nghiệp đa ngành có mức giảm sâu nhất (-4,15%).

Mốc điểm 600 tiếp tục là ngưỡng cản tâm lý của thị trường và áp lực bán chốt lời gia tăng đáng kể mỗi khi VNINDEX tiếp cận mốc điểm này. Mặc dù vậy, điểm tích cực là lực cầu bắt đáy vẫn được duy trì và hoạt động khá tích cực tại các vùng giá thấp trong các phiên điều chỉnh của 2 chỉ số.

Chúng tôi cho rằng các phiên rung lắc xuất hiện sau nhịp tăng mạnh hơn 10 phiên trước đó là có thể hiểu được và nhịp điều chỉnh này là cần thiết trước khi 2 chỉ số có thể tiếp tục đi lên. Bên cạnh đó, hoạt động tích cực mua ròng của khối ngoại được kỳ vọng sẽ vẫn là yếu tố hỗ trợ thị trường trong các phiên tới. Các thông tin chính thức về kỳ tái cơ cấu danh mục của hai quỹ ETFs sẽ có thể tác động và tạo ra sự phân hóa đối với các mã liên quan.

Mặc dù diễn biến điều chỉnh có thể còn tiếp diễn trong một vài phiên tới, triển vọng tăng điểm của thị trường trong ngắn hạn vẫn được chúng tôi đánh giá ở mức cao. Nhà đầu tư tiếp tục được khuyến nghị tích lũy cổ phiếu ở những phiên rung lắc, tập trung ở các mã, ngành được khối ngoại tăng cường mua ròng, được hưởng lợi trong kỳ review danh mục của các quỹ ETFs hoặc có triển vọng KQKD Quý I tích cực.

Vẫn trong quá trình điều chỉnh

CTCK MaritimeBank (MSBS)

Xu hướng tuần mới, test lại vùng 580-585 điểm. Cụm nến ngày của VN-index đã cho tín hiệu điều chỉnh và xác nhận bằng phiên giảm điểm ngày cuối tuần. Do đó thứ 2 sẽ tiếp tục là phiên giảm điểm và quá trình điều chỉnh có thể kéo dài 2-3 phiên giao dịch đầu tuần đẩy chỉ số về khoảng 580 điểm, thậm chí thấp nhất trong phiên có thể về 575 điểm. Thị trường sẽ ổn định và tăng điểm trở lại vào những ngày giao dịch cuối tuần.

MSBS khuyến nghị nhà đầu tư giao dịch thận trọng, xu hướng dài hạn của thị trường vẫn tích cực, tuy nhiên cần cân nhắc điểm mua và lựa chọn những cổ phiếu thực sự mạnh, mua gom khi VN-index tiến sát 580 điểm.

VN-Index sẽ giảm về ngưỡng hỗ trợ 590 điểm

CTCK BIDV (BSC)

Khối ngoại giảm mua đã ảnh hưởng đáng kể tới thị trường trong phiên cuối tuần qua ngày 27/2. Trong khi đó lực cầu nội tỏ ra chưa đủ mạnh để hấp thụ lượng cung chốt lãi tại vùng kháng cự mạnh quanh 600 điểm. Thanh khoản tiếp tục thu hẹp cho thấy động lượng thị trường giảm sút và ngưỡng hỗ trợ trước mắt 590 điểm chỉ đáng tin cậy khi khối ngoại giữ được đà mua ròng trong tuần sau. Khả năng cao hơn VN-Index sẽ giảm về quanh vùng 580 điểm và cân bằng lại tại đó.

Khuyến nghị đầu tư: Nhà đầu tư nên cân nhắc hạn chế mở vị thế mua mới và giảm tỷ trọng danh mục xuống mức an toàn khi rủi ro ngắn hạn đang tăng lên.

Diễn biến sẽ ẩn chưa nhiều bất ngờ theo giao dịch khối ngoại

CTCK MB (MBS)

Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 27/2, sự suy giảm giao dịch của khối ngoại khiến các cổ phiếu nhóm này mua thời gian qua đồng loạt giảm giá (MSN, HPG, BVH, HAG, BID, VCB, VIC…) kéo theo su suy giảm của đa số bluechip trong nhóm VN30, HNX30, trong diễn biến tâm lý thận trọng thì nhóm cổ phiếu dầu khí và các cổ phiếu đầu cơ cũng giảm giá trở lại sau phiên tăng điểm trước đó.

Về cơ bản, lực cầu ngoại không được duy trì, dòng tiền nội thận trọng trở lại và tâm lý chung chưa thực sự lạc quan đã khiến thị trường trở lại trạng thái giao dịch yếu. Việc thị trường phụ thuộc lớn vào giao dịch của khối ngoại đang khiến việc dự báo bị nhiễu và diễn biến chung ẩn chứa nhiều bất ngờ theo hiện tượng mua bán của khối ngoại.

Về mặt kỹ thuật, các chỉ số vẫn suy yếu trở lại trong phiên kiểm nghiệm đỉnh cũ, những bất lợi về dòng tiền và sự thiếu hụt thông tin hỗ trợ đang khiến các ngưỡng kháng cự ngắn hạn mạnh hơn dự kiến, việc chưa thể vượt qua vùng 600 điểm với VN-Index và 87,5 điểm với HNX-Index có thể khiến các chỉ số hình thành trạng thái điều chỉnh rõ nét hơn trong tuần tới và vùng hỗ trợ gần nhất của VN-Index là 580 điểm và của HNX-Index là 85 điểm.

Sự suy yếu của thị trường hôm nay một lần nữa kích thích hoạt động bán giảm tỷ trọng cổ phiếu theo khuyến nghị ở bản tin trước, chúng tôi tiếp tục duy trì trạng thái thận trọng với thị trường và khuyến nghị nhà đầu tư duy trì danh mục cân bằng 50% cổ phiếu và 50% tiền mặt.

Thanh Thúy

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục