Tuy gặp phải những khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng nền kinh tế Việt
Giá xăng, dầu có ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế, hiện đang có chiều hướng giảm khi giá dầu trên thế giới sụt giảm, giúp các doanh nghiệp vận tải, sản xuất giảm chi phí đầu vào.
Tình hình lạm phát cao không còn đe dọa khi chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 10 giảm 0,19% so với tháng trước, còn những tháng trước đó đứng ở mức thấp cho thấy việc kiểm soát giá cả của Nhà nước là hiệu quả.
Thâm hụt thương mại đã giảm đáng kể trong 5 tháng qua, từ tháng 6 đến tháng 10, nhập siêu mỗi tháng dưới mức 1 tỷ USD (tổng cộng 5 tháng chưa đến 3 tỷ USD).
Nhập siêu thấp chủ yếu là do hạn chế nhập khẩu và xuất khẩu đạt kết quả tích cực. 10 tháng qua, nhiều mặt hàng xuất khẩu đạt quy mô và tốc độ tăng khá so với cùng kỳ năm 2007, như dệt may đạt 7,6 tỷ USD, tăng 20,3%; giày dép 3,7 tỷ USD, tăng 16,9%; thủy sản 3,8 tỷ USD, tăng 23,7%; gạo 2,6 tỷ USD, tăng 83,4%; sản phẩm gỗ 2,3 tỷ USD, tăng 18,6%… Những mặt hàng này không bị ảnh hưởng quá lớn bởi khủng hoảng vì đó là những mặt hàng thiết yếu.
Lãi suất cơ bản đã giảm từ 14%/năm xuống 11%/năm, nhiều khả năng sẽ giảm xuống 10%/năm trong thời gian tới, đồng nghĩa với lãi suất cho vay tối đa là 15%/năm. Thực tế hiện nay, lãi suất cho vay của các ngân hàng đã giảm 4 - 5%/năm so với hai tháng trước, một số ngân hàng đang cho vay ở mức 13%/năm.
Lãi suất giảm đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ tiếp cận nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh dễ dàng hơn, chi phí vốn rẻ hơn, triển vọng lợi nhuận trong tương lai của các doanh nghiệp sẽ tăng…
Hiện nay, giá của cổ phiếu trên thị trường tương đối hấp dẫn. Tuy có những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, song xét về lâu dài thì triển vọng kinh tế của Việt
Theo nhận định của cá nhân tôi thì đây là thời điểm thuận lợi để đầu tư dài hạn.