Phố Wall bước vào phiên giao dịch thứ Tư đón nhận nhiều thông tin khả qua. Đầu tiên là báo cáo GDP quý II tăng tới 4%, cao hơn so với mức dự báo 3% của giới phân tích và bù đắp cho mức sụt giảm 2,1% trong quý II, đã được điều chỉnh lại từ mức công bố 2,9% ban đầu.
Đúng như dự báo của mọi người, FED đã cắt giảm thêm gói kích thích kinh tế của mình thêm 10 tỷ USD/tháng, xuống còn 25 tỷ USD/tháng, đồng thời cơ quan này cho biết, sẽ không sớm tăng lãi suất dù lạm phát và thất nghiệp đạt đến mức mục tiêu đặt ra trước đó.
Những thông tin này giúp chứng khoán Mỹ tăng ngay đầu phiên, tuy nhiên, kết quả kinh doanh yếu kém của một số doanh nghiệp đã khiến Dow Jones và S&P 500 quay đầu giảm sau đó, trong khi Nasdaq được hỗ trợ bởi cổ phiếu công nghệ sinh học, đặc biệt là cổ phiếu của Twitter tăng tới 20% khi mạng xã hội này công bố số người dùng trong quý II tăng mạnh hơn dự báo với mức tăng dự kiến 24%. S&P 500 cũng có mức tăng nhờ sự hỗ trợ của cổ phiếu ngân hàng, trong khi Dow Jones giảm nhẹ.
Kết thúc phiên 30/7, chỉ số Dow Jones giảm 31,75 điểm (-0,42%), xuống 16.912,11 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,12 điểm (+0,01%), lên 1.970,07 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 20,20 điểm (+0,45%), lên 4.462,90 điểm.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu đồng loạt đảo chiều khi tin tức tích cực từ Mỹ và kết quả kinh doanh khả quan không đủ đề bù đắp lại những lo lắng của nhà đầu tư về cuộc căng thẳng leo thang giữa Nga và phương Tây.
Một thông tin tích cực nữa cũng được bỏ qua là chỉ số niềm tin kinh doanh của Liên minh châu Âu tăng nhẹ, lên mức 102,2 trong tháng 7, từ mức 102,1 của tháng 6.
Kết thúc phiên 30/7, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 34,31 điểm (-0,50%), xuống 6.773,44 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 59,95 điểm (-0,62%), xuống 9.593,68 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 53,28 điểm (-1,22%), xuống 4.312,30 điểm.
Chứng khoán châu Á tiếp tục có phiên giao dịch tích cực với việc chứng khoán Nhật Bản có phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp nhờ lết quả kinh doanh khả quan của Honda và Tokyo Electron Ltd, bù đắp lại dữ liệu công nghiệp yếu kém được công bố đầu ngày. Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc điều chỉnh nhẹ sau chuỗi ngày tăng mạnh.
Kết thúc phiên 30/7, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 28,16 điểm (+0,18%), lên 15.646,23 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 91,68 điểm (+0,37%), lên 24.732,21 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc giảm 1,95 điểm (-0,09%), xuống 2.181,24 điểm.
Giá vàng có những biến động mạnh đầu phiên, sau đó giảm trở lại và đi ngang trong biên độ hẹp quanh mức 1.292 - 1.296 USD/ounce khi GDP quý II của Mỹ được công bố cao hơn dự báo và đồng USD lên mức cao nhất 6 tháng.
Kết thúc phiên 30/7, giá vàng giao ngay giảm 4,3 USD (-0,33%), xuống 1.294,50 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 giảm 3,4 USD (-0,26%), xuống 1.294,9 USD/ounce.