Tuần qua (6-10/11), giá các mã chứng khoán phái sinh tiếp tục xu hướng tăng, khiến nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán thua lỗ, còn nhà đầu tư nắm giữ vị thế mua có lãi.
Tuy nhiên, phiên cuối tuần, dù VN30 liên tục tăng điểm kể từ khi mở cửa, chốt phiên tăng 5 điểm, nhưng bên mua thận trọng, khiến giá hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn tháng 11 đóng cửa ở mức tham chiếu (trong phiên có diễn biến tăng).
3 mã chứng khoán phái sinh khác giảm giá nhẹ, theo đó, nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán ghi nhận mức lãi khiêm tốn, sau nhiều phiên trước đó thua lỗ lớn.
Mức tăng/giảm giá của chứng khoán phái sinh và VN30
Ngày |
VN30F1711 |
VN30F1712 |
VN30F1803 |
VN30F1806 |
VN30 |
6/11 |
+7,0 |
+6,4 |
+8,9 |
+5,6 |
+4,69 |
7/11 |
+2,0 |
+4,0 |
+3,8 |
+3,2 |
+1,30 |
8/11 |
+10,0 |
+9,6 |
+18,9 |
+10,7 |
+7,54 |
9/11 |
+0,3 |
+3,9 |
+0,9 |
+8,3 |
-0,52 |
10/11 |
0 |
-2,0 |
-0,8 |
-0,4 |
+5,50 |
Tính chung, trong tuần qua, nhà đầu tư nắm giữ vị thế mua hợp đồng đáo hạn tháng 11 từ phiên cuối tuần trước đó lãi 19,3 điểm, tương đương 1,93 triệu đồng/hợp đồng (giá trị mỗi hợp đồng khoảng 84 triệu đồng, nhưng tỷ lệ ký quỹ giao dịch ở mức thấp, nên giá trị vốn đầu tư ban đầu chỉ khoảng 11 triệu đồng). Ngược lại, nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán thua lỗ 1,93 triệu đồng/hợp đồng.
Tương tự, nhà đầu tư nắm giữ vị thế mua hợp đồng đáo hạn tháng 12 lãi 2,19 triệu đồng/hợp đồng; nắm giữ vị thế mua hợp đồng đáo hạn tháng 3/2018 lãi 3,17 triệu đồng; nắm giữ vị thế mua hợp đồng đáo hạn tháng 6/2018 lãi 2,74 triệu đồng (các mức lãi này là mức lỗ của nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán - những người dự báo giá sẽ giảm nên bán ra hợp đồng).
Giá thanh toán cuối ngày của chứng khoán phái sinh và VN30
Ngày |
VN30F1711 |
VN30F1712 |
VN30F1803 |
VN30F1806 |
VN30 |
3/11 |
838,0 |
840,0 |
840,3 |
843,6 |
840,04 |
6/11 |
845,0 |
846,4 |
849,2 |
849,2 |
844,73 |
7/11 |
847,0 |
850,4 |
853,0 |
852,4 |
846,03 |
8/11 |
857,0 |
860,0 |
871,9 |
863,1 |
853,57 |
9/11 |
857,3 |
863,9 |
872,8 |
871,4 |
853,05 |
10/11 |
857,3 |
861,9 |
872,0 |
871,0 |
858,55 |
Trong tuần, một số mã cổ phiếu lớn tiếp tục tác động mạnh đến chỉ số chứng khoán chung (VN-Index, VN30), khiến giá chứng khoán phái sinh liên tục tăng giảm với biên độ khá lớn trong phiên, đặc biệt là phiên giữa tuần, 8/11. Trong phiên này, giá cổ phiếu ROS và SAB liên tục trồi sụt.
Một mã khác đáng chú ý là VIC, liên tục tăng giá mạnh, đóng góp lớn vào mức tăng của chỉ số VN-Index, nhất là phiên thứ Tư (8/11) và thứ Năm (9/11). Hai phiên này, giá VIC tăng lần lượt 5,6% và 4,7%, mức đóng góp vào chỉ số tương ứng là 3,8 điểm và 3,2 điểm. Phiên thứ Sáu (10/11), giá VIC giảm 3,8%, xuống 66.000 đồng/cổ phiếu, sau khi liên tục tăng giá từ ngưỡng 55.000 đồng/cổ phiếu ngày 26/10.
Trong phiên thứ Sáu, VIC, SAB, hai mã có giá trị vốn lớn lớn thứ hai và thứ ba trên sàn HOSE giảm giá, nhưng mã có giá trị vốn hóa lớn nhất là VNM tăng giá mạnh. Cụ thể, VNM tăng giá trần, lập kỷ lục mới tại mức giá 173.800 đồng/cổ phiếu. Diễn biến này diễn ra ngày trước thời điểm đấu giá 3,33% cổ phần VNM do SCIC thoái vốn, với kết quả giá trúng là 186.000 đồng/cổ phiếu.
Một số mã cổ phiếu lớn biến động mạnh, kéo theo biến động giá của các mã chứng khoán phái sinh, khiến nhiều nhà đầu tư liên tục mua vào, bán ra nhằm hưởng chênh lệch giá trong phiên, tập trung vào mã có tháng đáo hạn gần nhất là tháng 11.
Diễn biến giá hợp đồng phái sinh đáo hạn tháng 11
Ngày |
Cao nhất |
Thấp nhất |
Mở cửa |
Đóng cửa |
Khối lượng |
3/11 |
838,0 |
828,2 |
828,7 |
838,0 |
20.823 |
6/11 |
845,0 |
838,3 |
841,0 |
845,0 |
16.841 |
7/11 |
850,6 |
844,0 |
846,1 |
847,0 |
20.580 |
8/11 |
857,0 |
846,5 |
846,5 |
857,0 |
20.034 |
9/11 |
860,9 |
856,2 |
856,8 |
857,3 |
18.926 |
10/11 |
861,0 |
855,5 |
857,0 |
857,3 |
18.344 |
Tuần qua, thanh khoản trên thị trường chứng khoán phái sinh duy trì ở mức cao, tổng cộng có 96.363 hợp đồng phái sinh được khớp lệnh (hợp đồng đáo hạn tháng 11 chiếm 98,3%), trị giá gần 8.207 tỷ đồng, cao hơn so với tuần trước đó.
Diễn biến chỉ số VN30 trong 3 tháng qua.
Diễn biến đứng giá của hợp đồng phái sinh đáo hạn tháng 11 trong phiên cuối tuần và các mã khác giảm giá, trong bối cảnh VN-Index cũng như VN30 tăng điểm, cho thấy bên mua có phần thận trọng. Đặc biệt, nhiều mã cổ phiếu vốn hóa lớn có ảnh hưởng đến chỉ số có dấu hiệu chững lại đà tăng, thậm chí điều chỉnh. Chẳng hạn, mã ROS và SAB gần đây có xu hướng giảm, mã VIC sau khi liên tục tăng đã giảm trong phiên cuối tuần. Trong khi đó, mã VNM đang đứng ở mức giá cao kỷ lục.
Tuy nhiên, một số mã khác được kỳ vọng sẽ “kích” chỉ số, trong đó có tân binh VRE. Mã này chào sàn ngày 6/11, giá tăng hết biên độ trong phiên giao dịch đầu tiên, sau đó không có giao dịch do không có lệnh bán, bởi nhu cầu mua rất lớn, hơn 10 triệu đơn vị được đặt mua với giá trần mỗi phiên. Phiên cuối tuần qua, VRE có giao dịch do có lệnh bán ra. Dự báo, mã này sẽ tiếp tục tăng giá, khi có dư mua hơn 20 triệu đơn vị ở mức giá trần.
“Các mã lớn như VNM, VIC, SAB, VRE, ROS nhiều khả năng sẽ có biến động giá mạnh và tác động lớn đến diễn biến thị trường. Nhà đầu tư chứng khoán phái sinh cần theo dõi chặt chẽ các mã này để đưa ra quyết định giao dịch kịp thời”, môi giới một công ty chứng khoán khuyến nghị.