“Nếu thị trường tăng cao hay giảm sâu thì không nên vội vàng mua đuổi hay bán tháo. Lời khuyên của vị môi giới đã giúp tôi mua được mức giá thấp trong phiên chiều đầu tuần và lướt sóng thành công trong một số phiên sau đó”, một nhà đầu tư chia sẻ về hoạt động đầu tư chứng khoán phái sinh tuần qua đối với mã đáo hạn tháng 3.
Theo nhà đầu tư này, anh tin tưởng ngưỡng 1.100 điểm của chỉ số VN30 sẽ là ngưỡng hỗ trợ mạnh, nhưng cũng không kỳ vọng thị trường có thể tăng cao, nên quyết định lựa chọn thời điểm giá thấp trong phiên để mở vị thế mua; nếu giá trong phiên tăng cao sẽ mở vị thế bán; trường hợp giá biến động ngược dự đoán sau khi mở vị thế, anh sẽ kiên quyết duy trì vị thế, chờ đến khi có lãi.
“Mã đáo hạn tháng 3 đã ngừng giao dịch, nhưng kinh nghiệm đầu tư mã này trong tuần qua sẽ được tôi áp dụng vào mã đáo hạn tháng 4 trong những phiên tới, bởi dự báo thị trường nhiều khả năng có những diễn biến tương tự”, nhà đầu tư nói.
Mức tăng/giảm giá của các mã chứng khoán phái sinh và VN30
Ngày |
VN30F1803 |
VN30F1804 |
VN30F1806 |
VN30F1809 |
VN30 |
12/3 |
+5,8 |
+7,3 |
+10,6 |
+4,0 |
+0,43 |
13/3 |
+4,2 |
+7,7 |
+6,4 |
+4,0 |
+4,41 |
14/3 |
-2,1 |
-1,0 |
+0,7 |
+4,5 |
+3,62 |
15/3 |
-3,7 |
-1,8 |
0,0 |
+0,1 |
-4,74 |
16/3 |
Ngừng GD |
+4,4 |
+1,9 |
+1,4 |
+2,67 |
Tổng |
+4,2 |
+16,5 |
+19,6 |
+14 |
+6,39 |
Một nhà đầu tư khác cho hay, thanh khoản của VN30 ở mức thấp trong 2 phiên cuối tuần trước đó khiến anh thận trọng và quyết định sẽ ưu tiên mở vị thế bán trong tuần qua.
Phiên đầu tuần (12/3), giá mở cửa của mã đáo hạn tháng 3 tăng 11 điểm và đi ngang cho đến hết phiên sáng. Đầu phiên chiều, chỉ số tăng, nhưng giá phái sinh không tăng như thường lệ. Khi thấy chỉ số có dấu hiệu điều chỉnh, anh quyết định mở vị thế bán và nắm giữ qua đêm. Sáng thứ Ba (13/3), giá giảm, anh mua vào để đóng vị thế, hiện thực hóa lợi nhuận.
Diễn biến VN30-Index 3 tháng qua.
“May mà chốt lãi kịp thời, bởi phiên chiều (13/3) giá tăng”, anh nói và cho biết, phiên thứ Tư (14/3), thị trường rất thận trọng, chỉ số VN30 dao động lên xuống trong sắc xanh nhưng giá mã đáo hạn tháng 3 luôn ở mức thấp hơn chỉ số, nên anh lại mở vị thế bán. Phiên này, VN30 tăng điểm, nhưng giá phái sinh giảm điểm, giúp anh có thêm một khoản lãi nhỏ.
“Thị trường lình xình nên chỉ cần có lãi là hiện thực hóa lợi nhuận, dù nhỏ. Nếu không nhanh chóng chớp thời cơ thì có thể đang lãi thành lỗ. Phiên thứ Năm (15/3), tôi cũng lướt sóng thành công”, nhà đầu tư phấn khởi nói.
Mức biến động giá trong phiên
Ngày |
VN30F1803 |
VN30F1804 |
VN30F1806 |
VN30F1809 |
VN30 |
12/3 |
13,3 |
10,2 |
11,9 |
9,3 |
11,53 |
13/3 |
17,8 |
16,8 |
13,0 |
11,8 |
14,40 |
14/3 |
7,4 |
6,7 |
7,3 |
28,8 |
10,16 |
15/3 |
6,0 |
10,6 |
8,0 |
10,5 |
9,64 |
16/3 |
Ngừng GD |
5,5 |
3,2 |
2,2 |
8,51 |
* Giá cao nhất trừ giá thấp nhất
Theo nhà đầu tư trên, phiên thứ Năm, hợp đồng tương lai tháng 3 giao dịch phiên cuối cùng, nên nhiều nhà đầu tư chuyển hướng sang mã đáo hạn tháng 4 khiến lực cầu giảm, dẫn đến giá thường xuyên thấp hơn chỉ số VN30 từ 1,5 - 2 điểm.
Phiên cuối tuần (16/3), hợp đồng đáo hạn tháng 5 được niêm yết, thay thế mã đáo hạn tháng 3, với giá tham chiếu 1.117 điểm (do Trung tâm Lưu ký chứng khoán xác định theo lý thuyết). Giá tham chiếu này thấp hơn thị giá của mã đáo hạn tháng 4 một mức 5,2 điểm. Thực tế, thị giá các mã đáo hạn càng dài thì càng cao nên mở cửa phiên giao dịch, giá mã đáo hạn tháng 5 đã tăng 11 điểm, trong khi giá các mã khác dao động quanh tham chiếu.
Kết thúc phiên chiều, giá các mã phái sinh tăng nhẹ theo diễn biến tăng điểm của VN30, riêng mã đáo hạn tháng 5 tăng 6,7 điểm so với giá mở cửa.
Giá thanh toán cuối ngày và VN30
Ngày |
VN30F1803 |
VN30F1804 |
VN30F1806 |
VN30F1809 |
VN30 |
12/3 |
1.111,8 |
1.117,3 |
1.129,6 |
1.149,0 |
1.106,97 |
13/3 |
1.116,0 |
1.125,0 |
1.136,0 |
1.153,0 |
1.111,38 |
14/3 |
1.113,9 |
1.124,0 |
1.136,7 |
1.157,5 |
1.115,00 |
15/3 |
1.110,2 |
1.122,2 |
1.136,7 |
1.157,6 |
1.110,26 |
16/3 |
Ngừng GD |
1.126,6 |
1.138,6 |
1.159,0 |
1.112,93 |
Hiện giá hợp đồng chứng khoán phái sinh đáo hạn tháng 4 đang cao hơn VN30 gần 14 điểm, mã đáo hạn tháng 5 cao hơn gần 22 điểm, mã đáo hạn tháng 6 cao hơn gần 26 điểm, mã đáo hạn tháng 9 cao hơn 46 điểm.
“Mức chênh về giá của các mã chứng khoán phái sinh so với VN30 hiện cao hơn mức chênh trong những phiên cuối tuần trước đó, cho thấy nhà đầu tư có tâm lý lạc quan hơn về triển vọng tăng điểm”, môi giới tại một công ty chứng khoán nhận xét.
Theo vị môi giới này, nhiều khả năng chỉ số VN30 tiếp tục dao động trên ngưỡng 1.100 điểm trong tuần giao dịch mới, trong bối cảnh chỉ số VN-Index cuối tuần qua đạt ngưỡng 1.150 điểm và có dấu hiệu tiến lên ngưỡng cao hơn, hướng đến mục tiêu vượt ngưỡng cao lịch sử 1.170 điểm. Tuy nhiên, động lực tăng điểm của VN30 không mạnh bằng VN-Index.
Giá chứng khoán phái sinh so với VN30
Ngày |
VN30F1803 |
VN30F1804 |
VN30F1806 |
VN30F1809 |
12/3 |
+4,83 |
+10,33 |
+22,63 |
+42,03 |
13/3 |
+4,62 |
+13,62 |
+24,62 |
+41,62 |
14/3 |
-1,10 |
+9,00 |
+21,70 |
+42,50 |
15/3 |
-0,76 |
+11,94 |
+26,44 |
+47,34 |
16/3 |
Ngừng GD |
+13,67 |
+25,67 |
+46,07 |
Vẫn theo vị môi giới, cuối tuần qua, VN-Index tăng 1%, nhưng VN30 chỉ tăng 0,3%. So với ngày 5/3 - ngày mà thị trường sụt giảm mạnh, VN-Index tăng 5,2%. Trong cùng khoảng thời gian, chỉ số VN30 tăng 3%, trong đó BID tăng 21,6%, CTG tăng 20,3%, SSI tăng 16%, GAS tăng 14,3%, MBB tăng 10,8%, VCB tăng 9,9%, STB tăng 9%, REE tăng 6%,6...; ngược lại, GDM giảm 28%, BMP giảm 14,9%, CTD giảm 9,5%, ROS giảm 8,4%...
“Các cổ phiếu trong VN30 đang có sự phân hóa nên chỉ số khó có sự bứt phá, dự báo sẽ tăng giảm đan xen, trong xu hướng tăng nhẹ”, vị môi giới nhận định.
Do đó, cơ hội sẽ tiếp tục đến với các nhà đầu tư bên bán cũng như bên mua nếu chọn được thời điểm giao dịch tốt, trong đó ưu tiên mở vị thế mua ở mức giá thấp trong phiên.
Về tính thanh khoản thấp trong phiên cuối tuần qua, vị môi giới cho rằng, mức biến động giá thấp trong phiên khiến hoạt động lướt sóng gặp khó khăn nên thanh khoản giảm. Thanh khoản trên thị trường phái sinh hầu như không ảnh hưởng đến giá. Thanh khoản cao hay thấp là do mức biến động của chỉ số cơ sở mạnh hay yếu. Bên cạnh đó là diễn biến tâm lý và dự báo của nhà đầu tư về thị trường. Khi chỉ số tăng, giá phái sinh sẽ tăng và ngược lại.
Khối lượng và giá trị giao dịch chứng khoán phái sinh
Ngày |
Khối lượng (hợp đồng) |
Giá trị (tỷ đồng) |
Khối lượng hợp đồng mở (OI) |
12/3 |
24.676 |
2.750,1 |
8.716 |
13/3 |
31.478 |
3.484,1 |
9.176 |
14/3 |
21.698 |
2.425,0 |
9.766 |
15/3 |
21.941 |
2.449,3 |
11.671 |
16/3 |
14.786 |
1.660,9 |
7.622 |