Chứng khoán Mỹ có nửa đầu năm tồi tệ nhất kể từ năm 1970

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Nhiều yếu tố khó lường đã tạo ra nửa đầu năm tồi tệ nhất của thị trường chứng khoán Mỹ kể từ năm 1970, nhưng tất cả đều xuất phát từ lạm phát.
Chứng khoán Mỹ có nửa đầu năm tồi tệ nhất kể từ năm 1970

Chi phí sinh hoạt đầu năm nay với mức tăng ở mức mà Mỹ chưa từng thấy kể từ đầu những năm 1980. Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) gần như không dự báo chính xác về lạm phát và đã tụt lại phía sau đường cong lãi suất, gây nguy hiểm cho thị trường và nền kinh tế vẫn còn mong manh sau đại dịch Covid.

Sáu tháng sau, thiệt hại đã trở nên nghiêm trọng với chỉ số S&P 500 giảm gần 20%, một biểu tượng cho thấy mức độ rủi ro khi đầu tư trên phố Wall, từ tiền điện tử đến IPO và thậm chí một số lĩnh vực của thị trường hàng hóa đã sụp đổ.

“Đó là lạm phát. Đó là kẻ thù không đội trời chung của Fed. Đó là Fed vẫn duy trì tư duy lạm phát chỉ là nhất thời. Đó là do sự mở rộng của ngân hàng trung ương, là sự mở rộng của chính phủ. Fed đã rất ngạc nhiên về lạm phát thậm chí chỉ vài ngày trước cuộc họp gần đây nhất. Đó là cách mà thị trường đi đến thời điểm hiện tại”, Quincy Krosby, chiến lược gia cổ phiếu của LPL Financial cho biết.

Những hạn chế trong chuỗi cung ứng mà Fed cho rằng sẽ giảm bớt là nguyên nhân dẫn đến phần lớn sự gia tăng của lạm phát. Xung đột của Nga-Ukraine đã làm trầm trọng thêm một số vấn đề đó, làm tăng giá năng lượng và lương thực. Niềm tin của người tiêu dùng đã sụp đổ và kỳ vọng lạm phát, trong số người tiêu dùng và niềm tin của nhà đầu tư đã sụt giảm.

Sau khi tụt lại phía sau đường cong lạm phát, Fed hiện đã buộc phải chơi trò đuổi kịp bằng hình thức tăng lãi suất 1,5% và nhiều hơn nữa sẽ xảy ra. Nhiều người ở Phố Wall đã đặt câu hỏi tại sao Fed không quyết liệt hơn nữa.

Bên cạnh những thiệt hại đối với các chỉ số chứng khoán lớn như S&P 500 và Dow Jones, giảm hơn 14% so với năm trước. Nasdaq đã giảm gần 30%. Bitcoin đã giảm gần 60%. Đồng, thường được coi là đồng tiền kinh tế cũng đã giảm hơn 15% và bông giảm hơn 13%.

Các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) từng gây tiếng vang vào năm ngoái, đã rơi vào thời kỳ khó khăn. Chỉ số Post SPAC Index của CNBC theo dõi các cổ phiếu niêm yết thông qua mục tiêu sáp nhập hoặc thỏa thuận trực tiếp, đang có tháng tồi tệ nhất kể từ khi phổ biến vào tháng 11/2020, giảm gần 25%.

Đối với thị trường, cách diễn đạt cũ là thị trường đang chờ nhận được tin tức đầu tiên. Tất cả những gì thị trường đang chờ đợi là lời hùng biện của Fed dịu đi. Điều đó sẽ khiến thị trường hướng tới việc kỳ vọng có thể tạm dừng hoặc thậm chí có thể lãi suất tăng tiếp tục 50 điểm cơ bản hoặc 25 điểm cơ bản, tùy thuộc vào vị thế của thị trường”, chiến lược gia Quincy Krosby cho biết.

Những yếu tố có hiệu quả trong năm nay là một số lĩnh vực nhất định của thị trường hàng hóa, chẳng hạn như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và một số sản phẩm nông nghiệp.

Tuy nhiên, vẫn có lý do để lạc quan khi chỉ số S&P 500 giảm 21% trong nửa đầu năm 1970, nó đã nhanh chóng đảo ngược những mất mát đó để tăng 26,5% trong nửa cuối năm và tạo ra mức tăng trong cả năm.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục

VNIndex 1,290.18 7.09 0.55% 258,687 tỷ
HNX 243.92 1.07 0.44% 1,863 tỷ
UPCOM 91.48 0.35 0.39% 587 tỷ