Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, các thông tin có được cho thấy, kể từ ngày 1/6/2007, Chính phủ Trung Quốc có quy định mới về việc tăng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng thép thành phẩm và phôi thép. Theo đó, mức thuế xuất khẩu dao động từ 5% đến 10% sẽ được áp dụng đối với hơn 80 sản phẩm thép, bao gồm dây thép và thép tấm. Thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm như sắt thanh, gang và phôi thép cũng sẽ được tăng lên từ 10% lên 15%. Biện pháp này nhằm giảm việc tiêu thụ năng lượng ở Trung Quốc, đồng thời giảm ô nhiễm cũng như góp phần giảm tốc nền kinh tế đang phát triển nóng nhất thế giới hiện nay. Được biết, sản xuất thép tại Trung Quốc tiêu hao tới 15% tổng tiêu thụ năng lượng trong nước và thải ra 14% tổng lượng (khí, nước thải) gây ô nhiễm.
Có lẽ vì vậy, nên đợt điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu thép lần này của Trung Quốc là biện pháp mới nhất nhằm khống chế hoạt động xuất khẩu thép, sau khi xuất khẩu thép của nước này tăng 132%, lên tới 21,28 triệu tấn trong 4 tháng đầu năm 2007. Tuy nhiên, trước khi các biện pháp này có hiệu lực, có không ít DN Việt
Cửa khẩu Lào Cai, một trong những cửa khẩu quốc tế ghi nhận lượng thép và phôi nhập khẩu từ Trung Quốc tăng đột biến những ngày cuối tháng 5 vừa qua trước thông tin Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu thép. Tại cửa khẩu này có 12 DN tham gia nhập khẩu thép và lượng thép thành phẩm, phôi thép nhập qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai từ đầu năm đến nay tăng mạnh. Đặc biệt, là trong 2 tháng 4 và 5/2007, mỗi ngày bình quân nhập khẩu tới 1.000 tấn thép, cao gấp 3 lần so với những tháng trước.
Chắc chắn với những chính sách mới của Trung Quốc nhằm hạn chế xuất khẩu thép, mức độ “tấp nập” nhập khẩu thép Trung Quốc vào Việt Nam cũng sẽ giảm xuống. Vui mừng nhất trước việc đánh thuế xuất khẩu phôi và thép của Trung Quốc cũng như không khuyến khích cách làm của VIS có lẽ là các DN thép Việt Nam, bởi thép nhập khẩu sẽ có giá cao hơn và cơ hội cạnh tranh của thép sản xuất trong nước cũng tốt hơn. Ông Cường cho biết, với lô hàng 10.000 tấn thép cây, VIS đã lãi khoảng 5 tỷ đồng sau khi bán lô thép trên với thấp hơn thép sản xuất trong nước khoảng 150.000 đồng/tấn. Theo tính toán của VSA, tại thời điểm đó, giá thép trong nước đang dao động ở mức tương đương 505 USD/tấn, nếu trừ đi phần giá thấp hơn cùng các chi phí có liên quan tổng cộng vào cỡ 80 USD/tấn thì VIS đã mua thép với giá khoảng 420-425 USD/tấn.
“Mức lãi khoảng 500.000 đồng/tấn của
Dẫu vậy, các DN sản xuất thép trong nước vẫn chưa hoàn toàn yên tâm, bởi DN thương mại vẫn có thể nhập khẩu thép về tiêu thụ, vì ngay cả khi mức thuế xuất khẩu mới tăng thì giá thép nhập khẩu vẫn có thể rẻ hơn thép trong nước. Theo các chuyên gia ngành thép, hiện các DN thương mại vẫn nhập khẩu thép cuộn, bởi loại này người tiêu dùng chưa nhận dạng được đâu là thép sản xuất trong nước, đâu là thép nhập khẩu do ký hiệu trên cuộn thép không đơn giản như thép thanh. Dĩ nhiên, thép loại này nhập khẩu vẫn có giá bán cạnh tranh so với thép cuộn sản xuất trong nước. Cũng chính vì vậy, mà nhiều DN trong nước đã không sản xuất thép cuộn nữa.
Đánh giá về thị trường thời gian tới, ông Cường cũng cho rằng, từ tháng 6/2007, giá thép trong nước có thể sẽ có nhích lên chút ít do giá phôi nhập khẩu lên. Mặc dù chưa có thông tin chính thức về giá thép trên thị trường những ngày đầu tháng 6 này, nhưng điều này hoàn toàn có thể xảy ra, bởi nếu chỉ có một nguồn cung thì người tiêu dùng khó có cách lựa chọn nào khác.