Châu Á
Các chỉ số châu Á đã giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2013 khi có những lo ngại rằng, sự phục hồi của kinh tế thế giới sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư bán đi các tài sản rủi ro hơn.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm 2,2% xuống còn 134,62 điểm vào cuối giờ chiều qua trên sàn Tokyo, mức giảm lớn nhất kể từ ngày 6/9/2013. Chỉ số này đã giảm 4 tuần liên tiếp. Chỉ số Japan’s Topix cũng giảm 2,8% trong ngày.
Chỉ số chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương đã có tháng giảm lớn nhất kể từ tháng 5/2013 sau khi một báo cáo tư nhân cho thấy, chỉ số sản xuất của Trung Quốc trong tháng 1 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tháng, góp thêm vào các dấu hiệu về việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang chậm lại.
Chỉ số Hang Seng China Enterprises của các công ty đại lục Trung Quốc niêm yết trên TTCK Hồng Kông đã giảm 2,2% xuống mức thấp nhất trong vòng 5 tháng, trong khi chỉ số cơ bản Hang Seng Index (HSI) của TTCK này giảm 2,1%. Chỉ số China’s Shanghai Composite giảm 1%.
Khối lượng giao dịch của Hang Seng Index tăng 56% so với mức trung bình 30 ngày, trong khi thanh khoản của Topix tăng 23%; của Singapore’s benchmark index tăng 70%.
Chứng khoán toàn cầu đã giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2013 vào ngày 24/1 khi các nhà đầu tư bán tháo đồng tiền của các thị trường mới nổi để tìm đến nơi an toàn hơn.
Châu Âu
Chứng khoán châu Âu có ngày giảm thứ 3 liên tiếp, đưa chỉ số Stoxx Europe 600 xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng, với sự sụt giảm mạnh giá cổ phiếu của các công ty lớn như BG Group Plc và Vodafone Group Plc.
BG Group đã giảm 14% sau khi nhà sản xuất dầu và gas của Anh cho biết thu nhập năm 2013 của họ sẽ thấp hơn dự báo. Vodafone mất 3,9% sau khi AT&T Inc. nói rằng, họ không có ý định mua lại công ty điện thoại lớn nhất châu Âu.
Chỉ số Stoxx 600 đã giảm 0,8% xuống còn 322,02 điểm ngày hôm qua trên thị trường London, kéo dài lên 3 ngày giảm với tổng cộng 4,2%. Chỉ số Euro Stoxx 50 của các cổ phiểu trong khu vực đồng euro giảm ngày thứ 6 liên tiếp, chuỗi ngày giảm dài nhất kể từ tháng 11/2011.
Khối lượng giao dịch của các công ty trong chỉ số Stoxx 600 tăng 40% so với mức trung bình 30 ngày.
Mỹ
Chứng khoán Mỹ giảm tiếp trong ngày đầu tuần này sau một tuần giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2012 ở các chỉ số cơ bản trước lo ngại về kế hoạch cắt giảm chương trình nới lỏng định lượng của Fed và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc.
Visa Inc., Microsoft Corp. và Goldman Sachs Group Inc. đều giảm hơn 1,7% và là mức giảm lớn nhất trong số các công ty lớn. Cả Google Inc. và Facebook Inc. cũng không nằm ngoài xu hướng này. Duy nhất cổ phiếu Caterpillar Inc. (CAT) tăng 5,9% sau công bố của Công ty về việc mua lại cổ phiếu và dự báo lợi nhuận vượt con số ước tính của giới phân tích do nhu cầu cao về các thiết bị xây dựng.
Chỉ số Standard & Poor’s 500 giảm 0,5% xuống còn 1.781,56 điểm vào lúc 4h chiều New York sau khi đã giảm tổng cộng 2,6% trong tuần trước. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 41,23 điểm, tương đương 0,3%, xuống còn 15.837,88 điểm. Cả hai chỉ số này đều đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ giữa tháng 12/2013. Khoảng 8 tỷ cổ phiếu đã được sang tay trên TTCK Mỹ, tăng 30% so với mức trung bình 3 tháng.
“Tôi không nghĩ câu chuyện ở các thị trường mới nổi đã kết thúc”, Wayne Lin, một nhà quản lý danh mục đầu tư của Baltimore-based Legg Mason Inc., công ty đang quản lý 680 tỷ USD, nói. “Câu hỏi lớn bây giờ là, liệu đó là sự khởi đầu của một sự kiện vĩ mô khác, hay chỉ là sự lo lắng của mọi người về lợi tức của họ mà bán chốt lời”.
Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số S&P 500 đã giảm tổng cộng 3,6%; trong khi Dow Jones giảm 4,5%.
Các chỉ số chứng khoán châu Âu và Mỹ tính đến hết ngày 27/1