Chưa có lời giải cho sản lượng xi măng thừa

(ĐTCK) Số liệu thống kê từ Bộ Xây dựng cho thấy, hiện Việt Nam có 75 dây chuyền sản xuất xi măng đang vận hành với tổng công suất thiết kế 80,96 triệu tấn.
Số liệu thống kê từ Bộ Xây dựng cho thấy, hiện Việt Nam có 75 dây chuyền sản xuất xi măng đang vận hành với tổng công suất thiết kế 80,96 triệu tấn. Trong vòng 5 năm tới sẽ có thêm 6 dây chuyền mới đi vào hoạt động với công suất thiết kế 17,8 triệu tấn. N

Trong vòng 5 năm tới sẽ có thêm 6 dây chuyền mới đi vào hoạt động với công suất thiết kế 17,8 triệu tấn. Như vậy, đến năm 2020, tổng công suất vận hành đạt 98,76 triệu tấn. Lúc đó, nhiều khả năng vị trí các nước sản xuất xi măng trên bản đồ thế giới sẽ phân chia lại. Việt Nam thay vì đứng thứ 5 như hiện nay (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Mỹ) có thể vượt lên xếp thứ 3 hoặc thứ 4. Liệu Việt Nam có tiêu thụ hết sản lượng như công suất thiết kế và nếu dư thừa, xi măng Việt Nam sẽ bán đi đâu?

Hiện các dây chuyền mới đang được đầu tư, xây dựng và một số dây chuyền sẽ đưa vào vận hành trong 1 - 2 năm tới bao gồm: Xi măng Xuân Thành 4,5 triệu tấn/năm, Thanh Liêm 2,3 triệu tấn/năm, Sông Lam (giai đoạn 1) 4 triệu tấn/năm, Công Thanh 3,6 triệu tấn/năm, FICO 1,4 triệu tấn/năm, Tân Thắng 2 triệu tấn/năm.

Theo ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, trong 1 - 2 năm tới, lượng xi măng cấp ra thị trường và năng lực sản xuất có thể cân bằng với khả năng hấp thụ, còn những năm tiếp theo thì chưa thể dự báo chính xác.

Với mức tăng dự kiến từ 7 - 9% cho các năm tiếp theo và tỷ lệ nội địa tăng bình quân từ 4,5 - 5 triệu tấn/năm, thì Việt Nam vẫn cần xuất khẩu khoảng 25 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu đang bị thu hẹp, nên năm 2015 xuất khẩu khó đạt con số 21,1 triệu tấn như năm 2014. Như vậy, nếu dư thừa xi măng Việt Nam sẽ bán đi đâu vẫn là câu hỏi chưa có đáp án.   

Tình hình tiêu thụ hiện nay cho thấy, dù ngành xi măng đang đạt và vượt con số dự báo, nhưng với việc vượt nhu cầu nội địa 20 triệu tấn và xuất khẩu đang gặp khó khăn, thì khó có thể nói trước điều gì. Khả năng trên lĩnh vực xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất thị trường truyền thống do bị xi măng Trung Quốc “đè” là điều không thể tránh khỏi. Giá bán clinker của Trung Quốc hiện khoảng 31 USD/tấn, trong khi Việt Nam đang đàm phán với giá 34 - 35 USD/tấn.

Ngay như The Vissai - doanh nghiệp hàng đầu về xuất khẩu xi măng cũng thừa nhận, xuất khẩu năm 2015 khó đạt được kết quả như năm 2014. Tuy nhiên, The Vissai lại không mấy lo ngại về thị trường xuất khẩu khi doanh nghiệp này không ngừng gia tăng được thị trường mới. Hơn nữa, The Vissai cũng có giá bán tương đối cạnh tranh và theo ông Hoàng Mạnh Trường, Chủ tịch Tập đoàn The Vissai, thì xuất khẩu của Tập đoàn vẫn mang lại lợi nhuận nhất định.

The Vissai là một trong số ít các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng thu về lợi nhuận, còn đại đa số vẫn coi xuất khẩu chỉ là giải pháp tình thế để tiêu thụ lượng hàng thừa.

Bên cạnh đó, khi các dây chuyền mới đi vào hoạt động, thì khó khăn trong tiêu thụ của ngành xi măng gần như không thuộc về các doanh nghiệp đầu tư mới. Đơn cử như xi măng FICO đang trong giai đoạn đầu tư dây chuyền 2, nhưng doanh nghiệp này đã chuẩn bị tốt thị trường tiêu thụ. Hơn nữa, với công suất thiết kế 1,4 triệu tấn/năm cũng không “thấm gì” so với lượng tiêu thụ tại thị trường phía Nam.

Có lẽ, khó khăn “dồn” về các nhà máy tại phía Bắc và miền Trung. Chẳng hạn, tại khu vực Nghệ An - Thanh Hóa, tổng công suất thiết kế khoảng 20 triệu tấn xi măng/năm, hiện có khoảng gần 10 triệu tấn/năm đang cung ứng sản phẩm ra thị trường. Các dây chuyền đang trong giai đoạn đầu tư có công suất khoảng 6 triệu tấn. Tại Hà Nam, dây chuyền đang xây dựng có tổng công suất 6,8 triệu tấn/năm, chưa kể đến công suất hiện có của khu vực Hà Nam - Ninh Bình khoảng 12 triệu tấn/năm.

Với công suất thiết kế đạt 98,76 triệu tấn xi măng trong vòng 5 năm nữa, liệu Việt Nam có tiêu thụ hết sản lượng trên không? Nhìn vào bức tranh tiêu thụ trong vòng 5 năm trở lại đây (năm 2011 - 2015), tỷ lệ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tương ứng các con số: Năm 2011 là 43,26 triệu tấn và 6 triệu tấn. Năm 2012 là 47,51 triệu tấn và 8,1 triệu tấn. Năm 2013 là 46,4 triệu tấn và 15,1 triệu tấn. Năm 2014 là 50 triệu tấn và 21,1 triệu tấn. 9 tháng đầu năm 2015 là  45,51 triệu tấn và 13,1 triệu tấn.

Tỷ lệ trên cho thấy, tiêu thụ xi măng đang tăng trưởng tại thị trường nội địa, còn xuất khẩu vẫn gặp khó khăn do bị xi măng Trung Quốc chèn ép về giá. Với mức tăng dự kiến từ 7 - 9% cho các năm tiếp theo và tỷ lệ nội địa tăng bình quân từ 4,5 - 5 triệu tấn/năm, thì Việt Nam vẫn cần xuất khẩu khoảng 25 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu đang bị thu hẹp, nên năm 2015 xuất khẩu khó đạt con số 21,1 triệu tấn như năm 2014. Như vậy, nếu dư thừa xi măng Việt Nam sẽ bán đi đâu vẫn là câu hỏi chưa có đáp án.      

Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com

Tham gia cuộc bình chọn Khu đô thị đáng sống 2015 (Báo đầu tư Bất động sản)

Trung Kiên
Báo Đầu tư Bất động sản

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục