Nội dung tường thuật
Chủ tịch FLC: “Làm bất động sản cũng như kinh doanh bánh kẹo”
Đầu tư lĩnh vực bất động sản, với sản phẩm có giá lên tới hàng tỷ đồng, nhưng FLC lại có quan điểm kinh doanh bất động sản cũng như… sản xuất bánh kẹo.Tất nhiên, đằng sau quan điểm “dị” ấy là một góc nhìn rất kinh tế, là lý do giúp FLC sở hữu danh mục dự án khổng lồ và tự tin sẽ thu về gần 20.000 tỷ đồng bán bất động sản trong thời gian ngắn.
>> Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: Kinh doanh như một ván cờ
Nhà đầu tư: Xin thưa Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, tỉnh làm gì để hỗ trợ cho DN tư nhân như FLC khi tham gia đầu tư tại Thanh Hóa?
Nhà đầu tư: FLC có kế hoạch tăng vốn, nhưng thị giá cổ phiếu đang loanh quanh ở mức 7.000 đồng/cp. Vậy liệu phát hành có thành công?
Nếu 2016, cổ phiếu FLC vẫn dưới mệnh giá, thì tôi sẽ huy động mọi nguồn lực cá nhân, thậm chí cầm cố tài sản để mua lại cổ phiếu FLC. Bởi vì hơn ai hết, tôi biết rất rõ hoạt động kinh doanh của FLC, số nợ nằm ở đâu,tổng tài sản thực là bao nhiêu.
Nhà đầu tư: Xin hỏi ông Trần Du Lịch, là thành viên tổ tư vấn kinh tế miền Trung, ông đánh giá như thế nào về tiềm năng khu vực này và cơ hội của FLC khi đầu tư vào đây?
TS. Trần Du Lịch: Tôi đến rất nhiều quốc gia, ví dụ như một quốc gia có độ phát triển tốt về du lịch như Indonesia, thì tôi thấy rằng, tiềm năng của các du lịch ven biển của họ không là gì so với khu vực miền Trung, nhưng tại sao họ lại hơn mình.
Cứ thử nhìn Bình Định, được 1 tổ chức của Anh đánh giá đẹp nhất Đông Nam Á, sao lại không quan tâm nhiều, bỏ hoang từ đầu nọ đến đầu kia. Đấy là cơ hội vàng và tôi cho rằng, FLC đang đi đúng hướng khi đã chọn khu vực này để đầu tư. Cái mà chúng ta cần làm là chờ và sẽ nhìn thấy sự thay đổi tích cực.
Nhà đầu tư: Với hàng loạt dự án đã và đang triể khai, FLC chuẩn bi nguồn lực tài chính như thế nào?
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT FLC: Tôi đã nhận được nhiều câu hỏi tương tự. Trước khi đầu tư quần thể này, FLC không nợ ngân hàng đồng nào. Khi chúng tôi đầu tư và đã giải ngân đủ trên 5.500 tỷ đồng, hiện đang hoàn thiện 500 căn biệt thự để bàn giao cho khách hàng. Nếu khách không mua thì có thể FLC khai thác du lịch, nhưng đáng mừng là FLC đã bán trên 300 căn biệt thự.
Tôi tin rằng, năm 2015, FLC sẽ bán hết những căn biệt thự hoàn thiện. Đến giờ phút này, hiện FLC vay nợ Vietinbank Thanh Hóa khoảng 800 tỷ đồng. Đây là đơn vị sợ FLC trả tiền. Hiện Vietinbank kiểm soát nguồn đầu vào, đầu ra tại quần thể này và tôi tin tưởng với diện tích các căn biệt thự, các căn phòng khách sạn bán thì việc giải quyết nợ ngân hàng là đơn giản.
Còn các quần thể mà FLC đang đầu tư thì chúng tôi đang làm việc với ngân hàng và BIDV đã có cam kết tài trợ 30 -70, tức có 3 tỷ đồng thì ngân hàng cho vay 7 tỷ đồng. Tuy nhiên, mới đây nhất, FLC đã quyết định không vay 30-70, mà chỉ vay tỷ lệ an toàn 50-50. FLC có cơ sở để tính toán tài chính để đáp ứng việc thi công, hoàn thành vượt tiến độ tài Bình ĐỊnh, Quảng Bình.
Ngoài ra, trong 2015, FLC sẽ thực hiện nghị quyết ĐHCD là sẽ tăng vốn, nhưng chỉ tăng gấp rưỡi so với hiện nay thay vì tăng lên gấp đôi, hiện vốn điều lệ là 5.200 tỷ đồng, tăng lên trên 7.000 tỷ đồng trong 2015. Đó là nguồn vốn cũng như cơ sở để tập đoàn hoàn thành các dự án lớn trên cả nước
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: Kinh doanh như một ván cờ
Điềm tĩnh, nhẹ nhàng, Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC dễ khiến người gặp lần đầu liên tưởng đến một thầy giáo. Nhưng những câu chuyện về con đường khởi nghiệp, những dự án đã, đang và sẽ triển khai mà ứng viên xuất sắc của Giải thưởng EOY- Bản lĩnh Doanh nhân Lập nghiệp 2014 chia sẻ lại cho thấy một chân dung Trịnh Văn Quyết hoàn toàn khác: táo bạo và rất linh hoạt. >> Chi tiết
TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, chuyên gia tư vấn phát triển kinh tế các tỉnh miền Trung cho rằng, mỗi NĐT, mỗi DN theo đuổi những sứ mệnh kinh doanh của mình nhưng việc để lại một công trình cho địa phương, cho đất nước mới là điều đáng quý. Hiện FLC đang đi một con đường đánh thức những vùng đất tiềm năng, biến những vùng tiềm năng phát triển hơn.
Từ năm 2016, Việt Nam đang có hành trang nền kinh tế ổn định về vĩ mô, với niềm tin và xúc tác mạnh mẽ trong hội nhập sắp tới và tôi tin rằng, Việt Nam bắt đầu thời kỳ phát triển bền vững hơn so với thời kỳ bất ổn năm 2011-2015.
Khi thị trường bất động sản đóng băng, tôi gặp anh Quyết, tôi có nói rằng, làm bất động sản hiện đóng băng cục bộ nhưng vẫn có thị trườngng, vẫn làm được. Bí quyết chính là chọn đúng địa điểm đầu tư, hai là cách sử dụng đồng tiền trong kinh doanh để chi phí tài chính thấp nhất. Và nay, tôi học thêm ở FLC là tốc độ xây dựng.
Giai đoạn tới này chính là cơ hội, hội nhập cho NĐT biết sử dụng yếu tố quý nhất là thời gian để chạy đua trên thị trường, chậm tức thua. Vậy không phải người ít tiền sẽ thua, mà ít tiền nhưng biết cách chạy nhanh vẫn thắng. Nói rộng hơn, Việt Nam mặc dù đang là nước kém phát triển nhất trong trong thành viên của TPP, nhưng nếu tìm được cách đi nhanh, biết đi nhanh thì ta sẽ thắng.
Thứ hai, từ lâu nay, Việt Nam đang có tiềm năng rất lớn là du lịch. Tuy nhiên, ta chưa biết khai thác, mới làm du lịch kiểu nghiệp dư. Cách đay 20 năm ở Sầm Sơn không thay đổi là mấy cho đến khi có các dự án, các công trình như của FLC ở đây.
Có những DN như FLC là làm du lịch chuyên nghiệp, sự phát triển đồng bộ sẽ là phát triển bền vững cho DN. Sắp tơi, Chính phủ đưa ngành du lịch trở thành ngành mũi nhọn, tôi tin rằng, lĩnh vực này sẽ phát triển và bất động sản dọc miền trung sẽ phát triển vì đây mới là ngành tạo giá trị gia tăng lớn nhất.
Thứ ba, chính là sự nhất quán về chính sách. Từ năm 2016, CHính Phủ đã đặt tầm, vị trí của kinh tế tư nhân, tạo điều kiện môi trường để DN tư nhất phát triển đúng hướng. Đó chính là lợi thế của DN tư nhân.
Ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Thanh Hóa là một trong những tỉnh có nhiều lợi thế trên cả nước với 255 nghìn héc-ta đất rừng, hơn 530 nghìn héc-ta đất nông nghiệp, với các di tích lịch sử, tiềm năng từ bãi biển dài đã có thương hiệu như Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hoàng, bên cạnh hệ thống giao thông đường coi là phát triển nhất trong cả nước. Tôi cho rằng, đây là cơ hội cho Thanh Hóa thu hút sự quan tâm của NĐT trong và ngoài nước, điển hình như FLC.
Bên cạnh việc chú trọng xúc tiến đầu tư, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa luôn cho rằng, cần phải có sự phối kết hợp, tạo điều kiễn hỗ trợ tối đa cho sự tham gia của các NĐT. Mới đây nhất, tỉnh đã tạo điều kiện dành cho FLC hơn 1.000 héc-ta đất nông trường để đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và sắp tới, sẽ tiếp tục trao cơ hội cho FLC đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa trong nhiều lĩnh vực khác.
Trong bối cảnh, Việt Nam vừa ký kết vào Hiệp định TPP, cùng với quyết tâm của tỉnh Thanh Hóa và các nhà đầu tư, tôi hy vọng sẽ hợp tác của chúng ta sẽ thành công tốt đẹp.
Bà Hương Trần Kiều Dung, Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC: trước đây, khu đất phát triển Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Samson Beach & Golf Resort chỉ là vùng đầm lầy, ao hồ, nhưng nay đã trở thành khu nghỉ dưỡng đẳng cấp 5 sao quốc tế có quy mô lớn nhất nhì ở Việt Nam. Thành quả này đến tự sự lao động miệt mài của hàng nghìn cán bộ, công nhân, kỹ sư…đã làm việc không kể ngày đêm, 24/7.
Kông chỉ định hướng phát triển với phương châm “thần tốc”, quyết liệt trong hành động, chất lượng từng sản phẩm, mà FLC còn luôn đề cao giá trị cốt lõi cho sự thành công của doanh nghiệp đại chúng chính là minh bạch thông tin đảm bảo tốt nhất quyền lợi của cổ đông và nhà đầu tư.
Ông Đặng Tất Thắng: Một trong những yếu tố làm lên thành công của dự án bất động sản là tốc độ triển khai. Điển hình FLC Samson Resort, sau 9 tháng triển khai đã hoàn thành gần như toàn bộ quần thể với 1 sân golf, 2 khu resort và 1 phòng hội nghị quốc tế.
Tại Quy Nhơn, hiện tại đang triển khai từ tháng 5/2015, quý I/2016 sẽ đưa vào hoàn thiện, sẽ xác lập kỷ lục thế giới thi công sân golf (sau có 5 tháng).
Doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn có sự tăng trưởng hàng năm. Riêng năm 2015, Tập đoàn ước đạt doanh thu 4.510 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2014; lợi nhuận 9 tháng đã đạt 70% kế hoạch cả năm đề ra là 1.000 tỷ đồng. Với các dự án đang triển khai và quyết tâm của tập đoàn thì kế hoạch đạt lợi nhuận 1.500 tỷ đồng trong năm 2016.
Mở đầu buổi gặp mặt, ông Đặng Tất Thắng, Phó tổng giám đốc FLC cho biết:
FLC Sầm Sơn resort là một công trình tiêu biểu, minh chứng cho sự thành công của Tập đoàn.
Sau hơn 15 năm hình thành phát triển, FLC tự hào trở thành một trong những Tập đoàn bất động sản hàng đầu Việt Nam. Trong sơ đồ tổ chức của Tập đoàn, cổ đông ở trên cùng, dưới là HĐQT và ban quản trị.
Rất nhiều người hỏi Tại sao FLC lại phát triển mạnh mẽ như vậy. Nguyên do là do sự quản trị của một ban lãnh đạo trẻ, mạnh mẽ, năng động. FLC ngoài là một tập đoàn xây dựng, còn là kinh doanh đa ngành đa nghề.
Ngành kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn gồm 3 mảng là bất động sản, khu công nghiệp và nông nghiệp.
Với lĩnh vực bất động sản, FLC hiện đang thực hiện các dự án nhà ở tại Hà Nội, như Landmark Tower, cao 32 tầng; FLC 36 Phạm Hùng; Dự án Residental Projects Hà Đông cao 41 tầng; Dự án Twin Tower Cầu giấy cao 54 tầng chung cư, 68 tầng văn phòng; Dự án FLC Garden City; Dự án FLC Green Home.
Cuộc gặp mặt nhà đầu tư được tổ chức nằm trong chuỗi gặp gỡ nhà đầu tư và các doanh nghiệp niêm yết do HOSE tổ chức. Tham dự sự kiện có đại diện UBCK, đại diện HOSE, các thành viên thị trường của HOSE và hàng trăm nhà đầu tư tổ chức.
Ngoài phần giới thiệu chiến lược phát triển và các dự án của FLC, cuộc gặp còn có tọa đàm về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của FLC, với diễn giả gồm: TS. Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu quốc hội TP. HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, chuyên gia tư vấn phát triển kinh tế các tỉnh miền Trung, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường, UBCK, ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch Sở GDCK TP.HCM (HOSE), ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC.