Chú hải cẩu đặc biệt, có tỷ lệ xuất hiện chỉ 1/100.000

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Để bảo vệ chú hải cẩu, các nhà khoa học đã lên phương án di chuyển nó khỏi cộng đồng để đến nơi ở mới an toàn hơn
Chú hải cẩu đặc biệt, có tỷ lệ xuất hiện chỉ 1/100.000

Mới đây, một chú hải cẩu bị bạch tạng được phát hiện bởi nhà sinh vật học người Nga Vladimir Burkanov đang thu hút được nhiều sự chú ý của dư luận.

Chú hải cẩu bạch tạng nổi bật giữa màu đen của đồng loại được tìm thấy ở hòn đảo Tyuleny tại biển Okhotsk, Nga.

Với vẻ ngoài khác biệt, lông vàng, mắt xanh và chân chèo màu hồng so với bình thường, chú hải cẩu trông như không được đồng loại xung quanh chấp nhận.

Nhìn vào những hình ảnh được Burkanov chụp lại, hầu như chú hải cẩu này chỉ lủi thủi chơi một mình trong khi những con khác đều có bạn có bè, tụ tập thành từng nhóm nhỏ tiếp xúc với nhau.

Bộ lông màu khác biệt đã khiến chú hải cẩu bị chính đồng loại của mình xa lánh.

Bộ lông màu khác biệt đã khiến chú hải cẩu bị chính đồng loại của mình xa lánh.

Để dễ dàng phân biệt, các nhà khoa học đã đặt biệt danh cho chú hải cẩu là "con vịt xấu xí". Thật ra, dưới mắt nhìn của chúng ta chú hải cẩu này không hề xấu xí mà có nhiều nét dễ thương, đáng yêu, chỉ là sự khác biệt quá lớn khiến đồng loại của nó có phần dè chừng khi tiếp xúc, do đó các nhà khoa học mới đặt biệt danh như thế.

Bạch tạng khiến chú hải cẩu có thị lực rất kém.

Bạch tạng khiến chú hải cẩu có thị lực rất kém.

Các nhà khoa học đã thống kê, tỷ lệ để sinh ra một con hải cẩu bạch tạng trong tự nhiên vô cùng hiếm, chỉ rơi vào khoảng 1/100.000 cá thể.

Vladimir Burkanov sau đó đã đăng tải một đoạn clip ngắn về chú hải cẩu bạch tạng lên trang cá nhân của mình và nhận được nhiều lời ca ngợi từ cộng đồng mạng.

Clip nguồn: bigdaddivladi.

Anh Burkanov cho biết, "vịt xấu xí" là trường hợp bạch tạng hoàn toàn bởi có màu lông đỏ hơn là trắng và sự biến đổi thể hiện không còn bất kỳ sắc tố nào trong mắt của nó. Điều này sẽ khiến cho con hải cẩu có thị lực kém, cũng như khả năng sinh sản không cao.

Và khó có thể sinh sản một cách bình thường.

Và khó có thể sinh sản một cách bình thường.

Khác với các trường hợp hải cẩu bạch tạng bị cả đàn xua đuổi, ruồng bỏ, trường hợp của "vịt xấu xí" có vẻ may mắn hơn rất nhiều. Nó vẫn được ở trong đàn và trông dáng vẻ vẫn rất "đẫy đà", nhiều năng lượng. Đây là dấu hiệu cho thấy chú hải cẩu đã được mẹ bao bọc và chăm sóc rất tốt.

Hiện tại, "vịt xấu xí" đang được các các nhà sinh vật học theo dõi sát sao. Nếu trong trường hợp xấu xảy ra, con hải cẩu bạch tạng bị đàn của nó từ chối và xua đuổi, các chuyên gia này sẽ đem nó đến một thủy cung trong thành phố để chăm sóc.

Sau khi những hình ảnh của "vịt xấu xí" được lan truyền trên mạng, nhà sinh vật học Vladimir Burkanov còn tiếp tục đăng tải những hình ảnh về một trường hợp hải cẩu bạch tạng khác. Theo đó con hải cẩu được tìm thấy vào năm 2017, cũng bị biến đổi màu lông và mắt kém, do đó không thể tham gia sinh sản. Tuy nhiên trong trường hợp này nó vẫn tiếp tục sống khỏe mạnh đến hiện tại là khoảng 5 - 6 tuổi và được ghi nhận là con hải cẩu bị bạch tạng ở phương Bắc sống sót đầu tiên khi qua tuổi trưởng thành.

Anh Quý

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục