Về vấn đề đảm bảo áp dụng pháp luật thống nhất, đây là vấn đề chúng ta đã trình bày nhiều, thảo luận nhiều. Tòa án qua tổng kết xét xử đã ban hành nghị quyết hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất nhằm xử lý các vấn đề chưa được đầy đủ cần hướng dẫn.
Hai là Tòa án cùng Viện kiểm sát và Chính phủ có thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng pháp luật. Tòa án Nhân dân Tối cao thực hiện nhiệm vụ phát hành án mẫu để các tòa án tham khảo, hàm chứa nôi dụng giải thích vấn đề sự kiện pháp lý, chỉ ra nguyên tắc, quy phạm pháp luật cần áp dụng giải quyết thống nhất cho các vụ án tương tự.
Về tình hình tồn đọng đơn giám đốc thẩm, tái thẩm, ở đây phải làm rõ, nếu quá thời hạn luật định chưa được giải quyết thì tồn đọng, còn trong thời hạn thì chưa được giải quyết.
Với ngành tòa án, chúng tôi đã giải quyết 63,3% đơn, hơn 7.000 đơn, còn lại hơn 4.000 đơn còn thời hạn luật định là 3 năm. Về số đơn của Viện Kiểm sát chưa giải quyết thì đương sự thường gửi 2 đơn nên đơn Viện kiểm sát chưa giải quyết Tòa án đã giải quyết.
Đơn thư nhiều có nguyên nhân chất lượng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm chưa đạt yêu cầu. Quy định tố tụng mở rộng quyền gửi đơn như không cần nộp án phí, xét xử xong gửi đơn ngay, nhiều đơn không nêu được căn cứ.
Căn cứ kháng nghị luật cho quá rộng: cả xem xét lại chứng cứ đã được tòa án các cấp giải quyết, vi phạm tố tụng, vi phạm quy định pháp luật. Nếu đúng có sai thì phải quyết tâm sửa, sửa đến cùng nhưng nếu không có căn cứ phải có điểm dừng. Đề nghị quy định chặt chẽ hơn.
Về vụ án Nguyễn Thanh Chấn, ngày 6/11, Hội đồng thẩm phán Toàn án Nhân dân Tối cao đã họp trên cơ sở xem xét kháng nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Đã xem xét thận trọng khách quan toàn diện nhằm giải quyết triệt để vụ án, thấy kháng nghị phù hợp Điều 220, 221, 222, 223 của Luật Tố tụng Dân sự, nên Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao đã chấp nhận kháng nghị.
>> Đã điều tra xong các trọng án tham nhũng
>> Kỳ họp Quốc hội thứ 6 - Nóng bỏng các vấn đề kinh tế