Chạm trán ở... sàn vàng

(ĐTCK-online) Ngày 28/7, Hà Nội đón nhận thêm một sàn giao dịch vàng khi CTCK VNS bắt tay cùng CTCP Vàng Phố Wall khai trương dịch vụ này, đưa tổng số sàn vàng đang hoạt động lên con số 5. Tại TP. HCM, trong tương lai gần cũng sẽ có khoảng đó sàn vàng ra đời (hiện có Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Việt Á, Eximbank và Sacombank đang xin Ngân hàng Nhà nước mở sàn giao dịch vàng), bên cạnh sàn giao dịch vàng Sài Gòn đã hoạt động từ tháng 6/2007. Điều đáng nói là một số CTCK đã và đang chuẩn bị cho việc liên kết với các tổ chức được kinh doanh sàn vàng để mở thêm sàn giao dịch vàng bên cạnh sàn giao dịch chứng khoán.
Để một sàn vàng đi vào hoạt động không hề dễ dàng, đòi hỏi phải đầu tư lớn về thời gian và tiền bạc. Để một sàn vàng đi vào hoạt động không hề dễ dàng, đòi hỏi phải đầu tư lớn về thời gian và tiền bạc.

Sau CTCK Hà Thành, CTCK Phố Wall (đã tách riêng bộ phận kinh doanh vàng thành CTCP Vàng Phố Wall), đến nay, CTCK VNS kết hợp với CTCP Vàng Phố Wall khai trương sàn giao dịch vàng VNS Phố Wall tại trụ sở VNS. Lạm phát cao, kinh tế khó khăn, giá xăng dầu tăng là những yếu tố hỗ trợ giá vàng trong dài hạn, khiến vàng trở thành kênh đầu tư hấp dẫn hơn. Trong khi đó, các CTCK đứng trước áp lực tìm kiếm lợi nhuận, duy trì bộ máy hoạt động, trả cổ tức cho cổ đông... Đó là lý do khiến ngày càng nhiều CTCK có xu hướng tìm kiếm cơ hội kinh doanh dịch vụ sàn vàng. Các CTCK mở dịch vụ này còn nhằm tận dụng đội ngũ môi giới chuyên nghiệp, hệ thống công nghệ hiện đại đã được trang bị phục vụ cho NĐT chứng khoán, đón bắt tâm lý nhanh nhạy với cơ hội đầu tư mới, sẵn sàng tham gia đầu tư vào vàng nếu thấy hấp dẫn.

Tuy nhiên, để một sàn vàng đi vào hoạt động, đòi hỏi CTCK phải đầu tư lớn về thời gian và tiền bạc. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa có quy định chính thức về hoạt động của sàn vàng. Đây là rủi ro pháp lý mà cả những DN chủ trì mở sàn giao dịch vàng và những DN tham gia liên kết mở sàn vàng đang phải đối mặt.

Hiện nay, để "chính danh" đưa sàn vàng vào hoạt động, CTCK phải liên kết với công ty kinh doanh vàng hoặc ngân hàng được phép kinh doanh vàng để xin giấy phép. Đặc thù của giao dịch vàng qua sàn là giao dịch ký quỹ (NĐT được vay đến 93% tổng giá trị đầu tư), trong khi CTCK không đủ tiềm lực tài chính cũng như không được phép cho vay, nên phải lựa chọn một ngân hàng cung cấp tín dụng. Ngoài ra, CTCK cần liên kết với đơn vị kinh doanh vàng hoặc doanh nghiệp có sản phẩm vàng để phục vụ NĐT khi họ có nhu cầu rút vàng vật chất, như CTCK Hà Thành liên kết với SJC, CTCP Phố Wall liên kết với Bảo Tín Minh Châu…

Mặc dù cùng là giao dịch qua sàn, nhưng đặc thù của vàng khác chứng khoán nên các CTCK phải xây dựng hệ thống công nghệ riêng cho sàn vàng, chi phí lên tới hàng tỷ đồng. Bên cạnh đầu tư vào công nghệ, việc đào tạo nhân sự cũng tốn kém không nhỏ, vì đầu tư vàng qua sàn vẫn là khái niệm tương đối mới tại Việt Nam. Đồng thời, để cạnh tranh với các sàn vàng khác thì mỗi sàn phải có đội ngũ phân tích nhằm tư vấn, thu hút NĐT.

Ngoài rủi ro pháp lý, các đơn vị liên kết kinh doanh dịch vụ sàn vàng còn phải đối diện với rủi ro về công nghệ, do việc đầu tư lớn vào công nghệ lúc này có thể sẽ không phù hợp với mô hình sàn giao dịch vàng mà NHNN xây dựng và cho phép vận hành sau này.

Rủi ro tiếp theo là do chưa có chuẩn mực chung, mỗi nơi làm một kiểu, tính công khai, minh bạch chưa cao, nên không phải cứ mở sàn vàng là có khách. Tính sơ bộ, cả nước hiện có 10 sàn vàng đã và sắp đi vào hoạt động trong khi mới chỉ có vài nghìn tài khoản đầu tư vàng. Trước đây, nhiều chuyên gia đã cảnh báo về tình trạng thành lập CTCK tràn lan và đến nay, cảnh báo này đã thành hiện thực khi TTCK khó khăn, không ít CTCK thua lỗ. Theo thống kê, không dưới 30 CTCK đang muốn tìm đối tác để bán bớt cổ phần hoặc bán cả công ty. Câu chuyện khủng hoảng thừa CTCK vẫn còn nguyên giá trị cho những đơn vị đã và đang có ý định liên kết mở sàn vàng.       

Ngân Giang
Ngân Giang

Tin cùng chuyên mục