Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận hơn 12.000 tỷ đồng chính thức thông xe

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 27/4, UBND tỉnh Tiền Giang và Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận tổ chức khánh thành cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận với vốn đầu tư là 12.668 tỷ đồng.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là dự án đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội khu vực ĐBSCL. Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là dự án đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội khu vực ĐBSCL.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đưa vào lưu thông 2 chiều trên tuyến chính không thu phí từ 07h30, ngày 30/4/2022, dự kiến trong 60 ngày với tốc độ tối thiểu 60 km/h, tối đa 80 km/h.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đưa vào lưu thông 2 chiều trên tuyến chính không thu phí từ 07h30, ngày 30/4/2022, dự kiến trong 60 ngày với tốc độ tối thiểu 60 km/h, tối đa 80 km/h.

Đây là tuyến cao tốc dài 51 km nằm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (tiếp nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương) điểm cuối là nút giao An Thái Trung, được đầu tư bằng hình thức PPP do doanh nghiệp tư nhân đầu tư có sự tham gia vốn đối ứng của Nhà nước.

Các phương tiện được lưu thông trên đường cao tốc trừ : Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h; Máy kéo, xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ, súc vật; Xe máy thi công tự hành, xe bánh xích.

Các phương tiện được lưu thông trên đường cao tốc trừ : Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h; Máy kéo, xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, người đi bộ, súc vật; Xe máy thi công tự hành, xe bánh xích.

Dự án khởi công lần đầu từ tháng 11/2009, sau 13 năm đình trệ với 2 lần thay đổi nhà đầu tư, 3 lần thay đổi tổng mức đầu tư, 4 lần lùi thời hạn hoàn thành và đến hết năm 2018, dự án chỉ mới hoàn thành được hơn 10% tiến độ.

Tuyến đường đưa vào sử dụng dịp lễ 30-4 sẽ giúp đường về miền Tây bớt kẹt xe. Rút thời gian từ TP.HCM đi Mỹ Thuận từ ba tiếng còn 1 tiếng 45 phút.

Tuyến đường đưa vào sử dụng dịp lễ 30-4 sẽ giúp đường về miền Tây bớt kẹt xe. Rút thời gian từ TP.HCM đi Mỹ Thuận từ ba tiếng còn 1 tiếng 45 phút.

Tháng 3/2019, khi Chính phủ chuyển Cơ quan Quản lý Nhà nước có thẩm quyền từ Bộ GTVT sang UBND tỉnh Tiền Giang, liên danh các nhà đầu tư đã mời Tập đoàn Đèo Cả tham gia quản trị, điều hành dự án thông qua doanh nghiệp dự án là Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận.

Lễ cắt băng khánh thành sáng ngày 27/4/2022.

Lễ cắt băng khánh thành sáng ngày 27/4/2022.

Tiếp sau đó, Ban điều hành dự án đã giải quyết hàng loạt vấn đề khác liên quan đến nguồn vốn. Tháng 8/2019, UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt điều chỉnh hồ sơ Dự án với tổng mức đầu tư là 12.668 tỷ đồng.

Đây là thời gian để Công ty triển khai các bước thử nghiệm vận hành, kiểm soát tải trọng, đánh giá các khâu kỹ thuật trước khi chính thức đưa vào thu phí hoàn vốn cho dự án.

Đây là thời gian để Công ty triển khai các bước thử nghiệm vận hành, kiểm soát tải trọng, đánh giá các khâu kỹ thuật trước khi chính thức đưa vào thu phí hoàn vốn cho dự án.

Làm cao tốc thì thực hiện theo phương thức PPP như lời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nói. Ngay khi các nhà đầu tư, nhà thầu gặp khó khăn về tài chính do ảnh hưởng của đại dịch, Tập đoàn Đèo cả đã huy động nguồn lực ứng trước cho dự án 500 tỷ đồng thông qua hình thức hợp đồng hợp tác BCC (áp dụng quy định của luật PPP) để đảm bảo nguồn vật liệu, chi trả chi phí nhân công, không để dự án vì thiếu tiền dẫn tới đình trệ.

Đoàn xe đầu tiên lăn bánh ngày khánh thành.
Đoàn xe đầu tiên lăn bánh ngày khánh thành.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã thông tuyến đúng theo cam kết với Chính phủ. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục phối hơp cùng UBND tỉnh Tiền Giang giải quyết các tồn tại, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn giao thông, tố chức đánh giá quá trình khai thác để hiệu chỉnh trước khi đi vào thu phí hoàn vốn cho Dự án.

Lê Toàn
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục