Ông Nguyễn Ngọc Bách, Tổng giám đốc Tập đoàn AsiaInvest cho biết, dưới tác động từ chính sách thắt chặt tín dụng với bất động sản, doanh nghiệp, nhất là những công ty có quy mô vừa và nhỏ rất khó tiếp cận trực tiếp với nguồn vay từ các các tổ chức tài chính trong nước. Hoạt động lừa đảo trong môi giới, tư vấn thu xếp vốn phát triển dự án do đó có cơ hội hoành hành, gây tổn thất cho doanh nghiệp.
Các dạng chào phổ biến là tập đoàn X,Y,Z nào đó có trụ sở ở nước ngoài, ủy quyền cho một đối tác Việt Nam đứng ra tư vấn, thu xếp cho vay vốn. Mỗi khoản vay cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Ông Bách cảnh báo các hội viên, cần kiểm tra kỹ năng lực đối tác, thận trọng trong hợp tác và tìm kiếm các nguồn vay ưu đãi từ nước ngoài, đặc biệt không ứng trước tiền phí khi sử dụng dịch vụ thu xếp vốn. Các hội viên Câu lạc bộ cũng chia sẻ thực tế, ngân hàng ngừng, giảm cho vay lĩnh vực bất động sản đang khiến nhiều doanh nghiệp thiếu vốn để hoàn thành dự án, dự án dở dang tăng gánh nặng cho doanh nghiệp trong ngắn hạn, kéo dài có thể dẫn đến phá sản. Biện pháp được các doanh nghiệp tại đây chia sẻ là hoãn, giãn tiến độ triển khai các dự án cần sử dụng số vốn lớn, chưa cấp thiết. Đồng thời, thận trọng trong các quyết định đầu tư, tập trung tài lực vào lĩnh vực cốt lõi và không đầu tư dàn trải. Trong đó, DN chủ động tìm nguồn vốn thông qua các kênh như phát hành trái phiếu, liên doanh liên kết, M&A…
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư và phân phối DTJ, Sàn BĐS DTJ chia sẻ, nhằm đối phó với khủng hoảng, NĐT nên mạnh dạn cắt lỗ hoặc cơ cấu lại danh mục đầu tư, tối ưu chi phí hoạt động bằng cách tăng cường tự quản và khả năng làm việc độc lập của đội ngũ nhân sự. Khi thị trường giảm giá, NĐT có tiềm lực nên nắm bắt cơ hội đầu tư bằng cách đón bắt những khu vực mới có cơ sở hạ tầng tốt, hướng tới những bất động sản có nhu cầu ở thực, đánh giá bất động sản bằng giá trị sinh lời trong tương lai và chú ý đầu tư vào các thị trường mới nổi có tính thanh khoản cao.