Phóng viên TTXVN tại Canada cho biết các đại biểu của Mỹ, Mexico và nước chủ nhà đã khởi động ngày đàm phán đầu tiên của vòng 6 trong bối cảnh có nhiều thông tin không chính thức cho rằng có thể Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ kích hoạt tiến trình rút khỏi NAFTA ngay sau vòng đàm phán này, nếu như không đạt được những bước tiến trong các đề xuất nhằm “tái cân bằng” thương mại quốc tế.
Mỹ yêu cầu nâng tỷ lệ nội địa hóa đối với ôtô, từ bỏ quy chế giải quyết tranh chấp thương mại trong Chương 19 và kích hoạt cơ chế đánh giá lại NAFTA 5 năm/lần.
Đây đều là những vấn đề gai góc đối với Canada và Mexico, hai đối tác phụ thuộc phần lớn vào thị trường Mỹ.
Cùng ngày, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho hay nước này đang nỗ lực thuyết phục Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có lợi cho Washington cũng như nhiều quốc gia khác.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang diễn ra ở Davos (Thụy Sĩ), ông Trudeau nhấn mạnh, Canada “đang rất nỗ lực để thuyết phục người láng giềng phía Nam rằng NAFTA là thỏa thuận tốt, có lợi không chỉ với nền kinh tế Canada mà còn với cả nền kinh tế Mỹ cũng như toàn thế giới.”
Trước thềm vòng đàm phán, một quan chức Canada yêu cầu giấu tên cho biết cả 4 nguyên lý của thương mại tiến bộ - bao gồm giới, lao động, môi trường và các vấn đề về người bản địa - đều nằm trong chương trình nghị sự cho các cuộc đàm phán trong tuần này.
Trước khi vòng 6 chính thức khởi động, 3 nước đã tiến hành một số cuộc đàm phán kỹ thuật về năng lượng, nông nghiệp, đầu tư và dịch vụ tài chính.
Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland cũng đã có cuộc hội đàm song phương với Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo ở thành phố Toronto vào ngày 22/1 nhằm ghi nhận lập trường của nhau tại vòng đàm phán được cho là sẽ mang tính quyết định này.
Cùng ngày, Bộ trưởng Môi trường Canada Catherine McKenna cũng đã tới Mexico City thảo luận với Bộ trưởng Môi trường nước chủ nhà Rafael Pacchiano Alamán về nội dung môi trường trong NAFTA.
NAFTA là hiệp định thương mại tự do giữa Mexico, Mỹ và Canada, có hiệu lực từ ngày 1/1/1994.
Theo thống kê, trao đổi thương mại giữa 3 quốc gia này đạt trên 1.200 tỷ USD trong năm 2017.
Mỹ yêu cầu nâng tỷ lệ nội địa hóa đối với ôtô, từ bỏ quy chế giải quyết tranh chấp thương mại trong Chương 19 và kích hoạt cơ chế đánh giá lại NAFTA 5 năm/lần.
Đây đều là những vấn đề gai góc đối với Canada và Mexico, hai đối tác phụ thuộc phần lớn vào thị trường Mỹ.
Cùng ngày, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho hay nước này đang nỗ lực thuyết phục Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) có lợi cho Washington cũng như nhiều quốc gia khác.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang diễn ra ở Davos (Thụy Sĩ), ông Trudeau nhấn mạnh, Canada “đang rất nỗ lực để thuyết phục người láng giềng phía Nam rằng NAFTA là thỏa thuận tốt, có lợi không chỉ với nền kinh tế Canada mà còn với cả nền kinh tế Mỹ cũng như toàn thế giới.”
Trước thềm vòng đàm phán, một quan chức Canada yêu cầu giấu tên cho biết cả 4 nguyên lý của thương mại tiến bộ - bao gồm giới, lao động, môi trường và các vấn đề về người bản địa - đều nằm trong chương trình nghị sự cho các cuộc đàm phán trong tuần này.
Trước khi vòng 6 chính thức khởi động, 3 nước đã tiến hành một số cuộc đàm phán kỹ thuật về năng lượng, nông nghiệp, đầu tư và dịch vụ tài chính.
Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland cũng đã có cuộc hội đàm song phương với Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo ở thành phố Toronto vào ngày 22/1 nhằm ghi nhận lập trường của nhau tại vòng đàm phán được cho là sẽ mang tính quyết định này.
Cùng ngày, Bộ trưởng Môi trường Canada Catherine McKenna cũng đã tới Mexico City thảo luận với Bộ trưởng Môi trường nước chủ nhà Rafael Pacchiano Alamán về nội dung môi trường trong NAFTA.
NAFTA là hiệp định thương mại tự do giữa Mexico, Mỹ và Canada, có hiệu lực từ ngày 1/1/1994.
Theo thống kê, trao đổi thương mại giữa 3 quốc gia này đạt trên 1.200 tỷ USD trong năm 2017.