Cần thẩm định kỹ việc điều chỉnh dự án tuyến Metro Bến Thành - Tham Lương

Bộ Kế hoạch và đầu tư cho rằng việc điều chỉnh Dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Tham Lương cần phải thẩm định kỹ các nội dung và lý do điều chỉnh khi suất đầu tư cao gấp 1,9 lần bình quân thế giới.
Với việc tăng tổng mức đầu tư nêu trên, suất đầu tư của dự án (đã trừ chi phí GPMB) là 171 triệu USD Với việc tăng tổng mức đầu tư nêu trên, suất đầu tư của dự án (đã trừ chi phí GPMB) là 171 triệu USD

Đây là ý kiến của Bộ Kế hoạch và đầu tư phúc đáp văn bản số 8378/VPCP – KTN ngày 14/10/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc điều chỉnh tổng mức đầu tưDự án đường sắt đô thị Bến Thành - Tham Lương (giai đoạn I) do UBND TP.HCM làm chủ đầu tư.

Liên quan đến thủ tục điều chỉnh, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho rằng, với việc tổng mức đầu tư dự kiến điều chỉnh lên tới 2.074 triệu USD, tăng 51%, đối chiếu với quy định của Luật Đầu tư công năm 2014, Dự án là công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Quốc hội.

Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã đồng ý về nguyên tắc: UBND TP.HCM tiến hành điều chỉnh Dự án theo đúng quy định và giao thành phố chuẩn bị hồ sơ báo cáo Quốc hội cho phép điều chỉnh Dự án tại Kỳ họp thứ 10 tháng 10 năm 2015.

“Đề nghị UBND TP.HCM thực hiện theo đúng yêu cầu của Luật Đầu tư công và chỉ đạo của Phó Thủ tướng”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Văn Trung đề nghị.

Trước đó, theo báo cáo của lãnh đạo TP.HCM, việc điều chỉnh Dự án không làm thay đổi  phạm vi, quy mô chiều dài tuyến mà chỉ thay đổi một số yếu tố mang tính cục bộ và chi tiết kỹ thuật của công trình mà chỉ tập trung vào các vấn đề chủ yếu như: điều chỉnh thiết kế các nhà ga ngầm; bổ sung xây dựng phần kết cấu nối với các tuyến đường sắt đô thị khác; thay đổi, tối ưu hóa giải pháp gia cố đất nền… Tuy nhiên, việc điều chỉnh này đã làm tổng mức đầu tư của Dự án tăng từ 1.374,5 triệu USD lên 2.074,8 triệu USD, trong đó chi phí xây dựng và mua sắm tăng từ 740,56 triệu USD lên 1.242 triệu USD (tăng 67,76%).

Bộ Kế hoạch và đầu tư đặc biệt lưu ý đến 2 gói thầu: CP3 (hầm và các nhà ga ngầm) tăng từ 403,79 triệu USD lên 773,99 triệu USD, tăng 91,68%; CP4 (cầu cạn, nhà ga trên cao…) tăng từ 21,17 triệu USD lên 65,56 triệu USD (tăng 209,68%) là rất lớn chỉ trong thời gian 2 năm (2013 – 2015).

Với việc tăng tổng mức đầu tư nêu trên, suất vốn đầu tư của dự án (đã trừ chi phí GPMB) là 171 triệu USD. Nếu so sánh chi phí đầu tư bình quân cho 1 km đường sắt của một số nước trên thế giới được quy đổi về năm 2012 như Pháp 93,98% (93% ngầm); Italia 98,87% (100% ngầm); Hàn Quốc 80,74 triệu USD (80% ngầm)… thì suất đầu tư trung bình của Dự án điều chỉnh cao  hơn khoảng 1,9 lần. “Suất đầu tư như vậy là quá cao”, Thứ trưởng Trung nhận định.

Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng cho biết là do Dự án không có các tài liệu chi tiết liên quan đến tổng mức đầu tư nên chưa đủ cơ sở để nhận xét cụ thể về sự cần thiết cũng như nội dung điều chỉnh.

Tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Tham Lương do UBND TP.HCM làm chủ đầu tư có điểm đầu tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) và điểm cuối ở Bến xe An Sương (quận 12).

Trong giai đoạn đầu TP.HCM sẽ xây dựng đoạn từ Bến Thành đến Tham Lương dài 11km. Đoạn Bến Thành - Tham Lương bắt đầu từ nhà ga Bến Thành (quận 1) rồi đi ngầm 9,3 km trước khi chạy lên mặt đất tại quận Tân Phú, xuyên qua một cửa ngầm dài 0,2 km rồi chạy trên cao 0,8 km để vào nhà ga số 11. Sau đó, chạy qua đoạn đường nối dài gần 1 km để vào khu depot ở quận 12.

Tổng vốn đầu tư của dự án trong giai đoạn I được phê duyệt vào năm 2010 là 1,37 tỷ USD Mỹ. Trong đó, Ngân hàng Phát triển châu Á  (ADB) cho vay 540 triệu USD, Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) cho vay 313 triệu USD và Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) cho vay 195 triệu USD.

Số còn lại trên 326 triệu USD từ nguồn vốn đối ứng của Việt Nam.dài toàn tuyến 20 km (Thủ Thiêm - Bến xe Tây Ninh), chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn một dài 11,3 km (Bến Thành - Tham Lương) đi qua các quận 1,3, 10, 12, Tân Bình và Tân Phú; trong đó có 9,3 km đi ngầm với độ sâu trung bình 18 m. Toàn tuyến có 10 ga ngầm và một ga trên cao, tổng mức đầu tư được phê duyệt năm 2010 là hơn 26.110 tỷ đổng (hơn 1,3 tỷ USD).

Dự án được chia làm 8 gói thầu xây lắp, 4 gói thầu tư vấn giám sát chính. Hiện gói thầu xây lắp đầu tiên do Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình thi công đã được khởi công vào ngày 36/3/2015 (Xây dựng tòa nhà).

Anh Minh
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục