Đó là đá vôi, phụ gia nằm trong quy hoạch khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; đá xây dựng thuộc các mỏ tại Đông Nam bộ và Tây Nam bộ; đá khối; cát nhiễm mặn; cát xây dựng (cát tự nhiên); cuội, sỏi các loại; felspat (trường thạch); các loại đất sét, đất đồi.
Những loại khoáng sản kể trên chỉ được phép xuất khẩu trong trường hợp đặc biệt cần thiết, và chỉ được phép xuấ khẩu sau khi Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
So với quy định hiện hành tại Thông tư 18/2009/TT-BXD thì quy định mới nghiêm cấm việc xuất khẩu cát nhiễm mặn. Trước đó, cát nhiễm mặn nếu tận thu từ việc nạo vét, khơi thông luồng lạch sông, cửa sông, cảng sông giáp biển theo dự án thì vẫn được xuất khẩu.
Bộ Xây dựng cũng công bố 10 nhóm khoáng sản được phép xuất khẩu làm vật liệu xây dựng và điều kiện xuất khẩu đối với những loại hàng hoá này.
Theo đó, kể từ ngày 6/11/2012, cát các loại (cát vàng làm khuôn đúc, lọc nước; cát trắng; cát nghiền và cát nhiễm mặn thuộc các dự án được Thủ tướng Chính phủ cho phép và địa phương không có nhu cầu sử dụng); đá vôi; đá ốp lát; đá hạt (đá vôi, đá hoa...); đá phiến lợp, đá phiến cháy; đá xây dựng; đolomit; thạch anh; cao lanh và cao lanh pyrophyllite.
Các loại khoáng nêu trên chỉ được xuất khẩu trong trường hợp khai thác từ mỏ có giấy phép khai thác còn hiệu lực; khoáng sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại hoặc đấu giá; khoáng sản là hàng tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để chế biến và xuất khẩu. Đối với đá vôi, ngoài những điều kiện trên còn phải đáp ứng điều kiện không nằm trong Quy hoạch khoáng sản làm nguyên liệu xi măng và khoáng sản làm vật liệu xây dựng.