Cảm thấy cuộc sống quá tẻ nhạt, loài động vật chỉ to bằng mèo nhà tìm đến rắn hổ mang để "va chạm"

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Có đâu ai ngờ rắn hổ mang khét tiếng lại có thể chịu thua trước loài động vật có thể hình chỉ xấp xỉ mèo nhà như cầy mangut.
Cảm thấy cuộc sống quá tẻ nhạt, loài động vật chỉ to bằng mèo nhà tìm đến rắn hổ mang để "va chạm"

Rắn hổ mang là loài rắn cực độc có thể được tìm thấy ở khắp châu Phi. Tên gọi này thường dùng để ám chỉ chung những loài rắn hổ Elapidae và hầu hết chúng đều thuộc vào chi Naja. Dĩ nhiên, những loài rắn này đều mang trong mình nọc độc và có thể gây nguy hiểm đến con người.

Điểm dễ nhận dạng nhất chính là phần cơ thể có thể nâng lên vuông góc với mặt đất và phần cổ phình to ra khi chúng cảm thấy bị nguy hiểm.

Chi rắn hổ mang khá thanh mảnh cùng chiều dài đa dạng, kích thước khác nhau. Chúng có thể đạt chiều dài lên đến 2 m thậm chí có loài dài hơn 3m. Và phân chi Boulengerina thường có kích thước lớn nhất, sinh sống ở những cánh rừng châu Phi. Mỗi khi bị đe dọa, cơ thể chúng vươn cao lên và phần da cổ phình to nhằm mục đích cảnh báo kẻ thù nếu như cảm thấy có sự đe dọa.

Đa phần những loài rắn này thường có rất nhiều cách để tấn công và tiêm chất độc vào nạn nhân. Chúng thường sử dụng dùng răng nanh để cắn đối phương và qua đó tiêm chất độc qua răng nanh đi vào vết thương, xâm nhập vào đường máu. Một số ít như rắn hổ phì thường sử dụng cách phun nọc độc ra phía trước khoang miệng để đe dọa và tấn công kẻ thù.

Một điểm lưu ý quan trọng về loài rắn này đó là ở bên ngoài, hổ mang thường khá nhút nhát, và nếu như có động tĩnh nguy hiểm với chúng, rắn thường tìm cách để lẩn trốn, bỏ đi. Chỉ trong trường hợp bị đe dọa liên tục, chúng mới tấn công đối phương.

Với hình dáng đáng sợ cùng kỹ năng sử dụng độc thuộc vào hàng "thượng thừa" như thế, hầu hết các sinh vật trên thế giới khi gặp phải rắn hổ mang đều phải né, ngoại trừ một số loài động vật "bất cần đời" như cầy mangut. Đây là loài động vật có kích thước nhỏ, tương đương mèo nhà và thuộc động vật có vú.

Hầu hết các loài mangut đều có đầu nhỏ dài và dẹt và nhọn dần về phía mũi, hai tai ngắn và vành tai tròn. Vũ khí chiến đấu của loài mangut này là những bộ móng vuốt dài, nhọn kết hợp với bộ hàm chắc khỏe, cùng với sự nhanh trí và nhạy bén, khiến bất kể đối thủ nào cũng phải dè chừng.

Nhưng, điểm nổi trội có thể khiến cầy magut không phải ngại "va chạm" với rắn hổ mang nằm ở cơ chế kháng độc đặc biệt. Được bao bọc bởi những màng miễn dịch nọc độc, khiến những loài rắn độc của vùng đất châu phi cũng phải trở thành tâm điểm bữa ăn của chúng. Bên cạnh cơ thể tiết ra hệ miễn dịch với nọc độc thì chiêu thức tiếp cận và hạ sát con mồi một cách khôn khéo và tinh tế.

Khi tấn công rắn hổ mang, cầy mangut thường dựng đứng phần đuôi khiến con rắn độc bối rối. Cầy mangut, giống như nhiều loài săn rắn khác, sẽ cố cắn vào con rắn hổ mang từ phía sau đầu.

Mặc dù có khả năng "kháng độc" cao, tuy nhiên điều đó không có nghĩa cầy mangut có thể xem nhẹ sức mạnh của rắn hổ mang.

Qui Ánh

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục