Trong trường hợp này, câu nói ẩn dụ đại diện cho sự kết thúc của kỷ nguyên lãi suất thấp ở Mỹ khi chi phí đi vay hiện đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ do lạm phát.
Mục tiêu lãi suất chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dường như sẽ hướng tới mức 4% vào tháng 11, đây cũng là một mức mà một số người nói là đủ để khiến hệ thống tài chính phải hoảng sợ. Nếu lãi suất hướng tới 5% thì điều đó có thể gây ra nhiều rắc rối hơn cho thị trường.
Nhiều câu hỏi đã được đưa ra về việc liệu chuỗi tăng lãi suất mạnh mẽ của Fed có thể đẩy Mỹ vào cuộc suy thoái hay không, nhưng cũng có nhiều lo ngại về những gì sẽ ảnh hưởng tới một loạt các loại tài sản.
Theo Scott Minerd, Giám đốc đầu tư toàn cầu của Guggenheim Partners, các vết nứt đã xuất hiện ở mọi thứ, từ thị trường tín dụng đến dòng vốn; đồng đô la; chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp; và sự biến động của thị trường trái phiếu, cổ phiếu và tiền tệ. Và cho đến nay, Fed mới chỉ nâng mục tiêu lãi suất cho vay trong khoảng từ 3 - 3,25%, tăng từ mức gần như bằng 0 vào đầu năm.
Lịch sử cho thấy rằng, các cuộc khủng hoảng tài chính có xu hướng phát triển do kết quả của việc sử dụng các công cụ phái sinh, mặc dù tính thanh khoản và đòn bẩy cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Sự hoảng loạn trên thị trường trái phiếu Anh là một ví dụ điển hình gần đây. Sự hoảng loạn đó đã được kích hoạt bởi kế hoạch chính sách tài khóa cắt giảm thuế của chính phủ mới được công bố vào ngày 23/9 dẫn đến tình trạng bán tháo nghiêm trọng khi các nhà quản lý giám sát các quỹ hưu trí phải bổ sung tiền ký quỹ khi gặp “margin call”.
Hiện có nhiều câu hỏi về việc liệu một sự kiện tương tự có thể xảy ra trên thị trường trái phiếu Kho bạc Mỹ, vốn đã bị cản trở bởi những lo ngại về tính thanh khoản hay không.
Marc Chandler, Giám đốc điều hành kiêm nhà kinh tế trưởng tại Bannockburn Global Forex cho biết: “Tất cả mọi người đã tham gia trò chơi lãi suất thấp trong một thời gian và thật khó để biết tất cả các khoản lạm dụng đang ở đâu. Khi thủy triều rút, chúng tôi có thể nhìn thấy ai không mặc đồ bơi. Nó sẽ chiếu sáng rất nhiều nơi có thể là nguồn gốc của rủi ro tài chính”.
Tuy nhiên, quá trình khám phá đó diễn ra nhanh chóng không vẫn còn là vấn đề thời gian. Về phần mình, ông Chandler nhận thấy, rủi ro sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ trong hai quý đầu năm có thể chuyển thành một cuộc suy thoái thông thường tương tự như những gì xảy ra trước năm 2000, trước khi cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra. Tuy nhiên, ông không loại trừ khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính bất ngờ với tốc độ nhanh - giống như ở Anh - trước bất kỳ cuộc suy thoái kinh tế nào.
“Khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính càng lớn khi Fed tăng lãi suất càng nhiều, Fed tăng lãi suất càng lâu và lạm phát càng tăng. Tuy nhiên, một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra mà không cần cảnh báo trước”, ông cho biết.
Cú sốc lớn gần nhất xảy ra với thị trường tài chính Mỹ là vào tháng 3/2020, khi đại dịch Covid-19 khiến các nhà đầu tư rơi vào tình trạng hoảng loạn và kích hoạt sự can thiệp của Fed khiến chi phí đi vay gần như bằng không. Lãi suất đã duy trì ở mức gần 0 cho đến tháng 3/2022.
Trước đó, cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn và khủng hoảng niềm tin của các ngân hàng toàn cầu đã lên đến đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng và suy thoái tài chính 2007-2009, sau đó trở thành cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái.
Siddharth Singhai, Giám đốc đầu tư của quỹ đầu cơ IronHold Capital có trụ sở tại New York cho biết: “Tỷ lệ an toàn vốn đã được duy trì nghiêm ngặt ở hầu hết các ngân hàng lớn. Rắc rối sẽ là từ các công cụ phái sinh: Chúng đại diện cho đòn bẩy tiềm ẩn và đây là những hộp đen rất phức tạp. Chúng tôi nghĩ rằng, các hợp đồng phái sinh có thể sẽ khiến một số ngân hàng gặp rắc rối. Tuy nhiên, không thể nói chính xác vì chúng là hộp đen và thường thì bản thân các ngân hàng cũng không thể hiểu được các hợp đồng này”.
Trong khi đó, Michael Franzese, người đứng đầu bộ phận giao dịch thu nhập cố định của Công ty tài chính MCAP có trụ sở tại New York tin tưởng rằng, Mỹ có thể tránh được khủng hoảng tài chính vì “các cường quốc sẽ hỗ trợ định giá tài sản để bảo vệ hệ thống giống như cách mà Ngân hàng Trung ương Anh đã làm vào tháng 9”.
“Nếu bạn nhìn vào cách người Anh xử lý thị trường trái phiếu chính phủ Anh và ổn định nó bằng cách mua trái phiếu, thị trường đã quay đầu nhanh chóng. Tôi lo lắng hơn về những phát triển địa chính trị và các quốc gia lớn đang đề cao khả năng hạt nhân. Đó là điều khiến tôi lo lắng hơn bất cứ điều gì trong hệ thống tài chính”, ông cho biết.