Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

0:00 / 0:00
0:00
(ĐTCK) Với việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) kiên quyết cam kết tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát ngay cả với cái giá phải trả là suy giảm tăng trưởng kinh tế, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào báo cáo việc làm tháng 8 vào tuần này để biết được sức mạnh của thị trường lao động và dự đoán về đợt tăng lãi suất sắp tới của Fed.
Các sự kiện và thông tin nhà đầu tư chứng khoán không thể bỏ qua tuần này

Báo cáo việc làm của Mỹ

Báo cáo việc làm trước cuộc họp ngày 20/9 và 21/9 của Fed sẽ được các nhà đầu tư quan tâm vì sẽ có ảnh hưởng tới việc liệu ngân hàng trung ương có thể ngăn chặn lạm phát mà không gây ra suy thoái hay không.

Nguy cơ suy thoái càng gia tăng khi Fed mạnh tay tăng lãi suất, đè nặng lên nhu cầu tiêu dùng và thị trường nhà ở. Fed đã tăng lãi suất chính sách lên 225 điểm cơ bản kể từ tháng 3.

Trong khi một số khu vực của nền kinh tế đang hạ nhiệt, thị trường lao động cho đến nay vẫn còn mạnh mẽ. Trong tháng 7, nền kinh tế có thêm 528.000 việc làm, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 2.

Các nhà kinh tế đang kỳ vọng nền kinh tế sẽ có thêm 285.000 việc làm trong tháng 8. Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến ​​sẽ giữ ổn định ở mức thấp nhất trong 5 thập kỷ là 3,5% trong khi thu nhập trung bình hàng giờ được dự báo sẽ tăng mạnh.

Thị trường chứng khoán biến động

Phố Wall kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu (26/8) với cả ba chỉ số chứng khoán đều giảm hơn 3% sau bài phát biểu của ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed tại Jackson Hole.

Chỉ số S&P 500 đã ở trong thị trường giá xuống sau khi lao dốc trong nửa đầu năm khi các nhà đầu tư đánh giá cao việc Fed tăng lãi suất mạnh mẽ, nhưng chỉ số này đã phục hồi kể từ tháng 6 và lấy lại một nửa khoản sụt giảm trong năm.

Sự phục hồi của thị trường gần đây đã được thúc đẩy bởi sự kết hợp của báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp mạnh mẽ và sự lạc quan rằng lạm phát có thể đã đạt đến đỉnh điểm, điều này sẽ cho phép Fed giảm tốc độ tăng lãi suất. Tuy nhiên với kỳ vọng về sự xoay trục ôn hòa từ Fed hiện đã biến mất, thị trường có thể sẽ bước vào giai đoạn khó khăn trong tháng 9.

CPI khu vực đồng tiền chung châu Âu

Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ công bố số liệu CPI cho tháng 8 vào thứ Tư (31/8) với lạm phát hàng năm dự kiến ​​sẽ tăng tốc lên 9% từ 8,9% trong tháng 7, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của ECB.

Dữ liệu có thể sẽ gây thêm áp lực buộc ECB phải tăng lãi suất mạnh mẽ tại cuộc họp sắp tới vào tháng 9, ngay cả trong bối cảnh nguy cơ suy thoái đang gia tăng.

ECB đã tăng lãi suất thêm 0,5% vào tháng 7 và dự kiến sẽ có mức tăng tương tự hoặc lớn hơn ​​vào tháng tới, một phần do lạm phát tăng cao và một phần do Fed cũng đang thực hiện các đợt tăng lãi suất lớn.

PMI của Trung Quốc

Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu PMI chính thức của tháng 8 vào thứ Tư (31/8) sau khi hoạt động sản xuất bị thu hẹp bất ngờ vào tháng 7 được kích hoạt bởi việc phong toả theo chính sách Zero Covid.

Đây không phải là thách thức duy nhất mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt. Cuộc khủng hoảng bất động sản đang diễn ra ở Trung Quốc đã ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp trong khi đợt nắng nóng kỷ lục dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất cho vay trong những tuần gần đây để giúp thúc đẩy tăng trưởng và chính phủ tuần trước đã công bố các biện pháp nhằm củng cố thị trường lao động.

Nga đóng cửa đường ống dẫn khí đốt để bảo trì

Thị trường khí đốt sẽ càng thắt chặt hơn khi Tập đoàn năng lượng Gazprom PJSC của Nga ngừng dòng chảy trên đường ống dẫn khí Nord Stream 1 quan trọng trong 3 ngày bảo trì bắt đầu từ ngày 31/8 đến ngày 2/9. Các nhà chức trách châu Âu hiện đang lo ngại dòng chảy có thể không tiếp tục sau khi thời gian bảo trì kết thúc.

Động thái này có thể sẽ tiếp thúc đẩy giá khí đốt và làm tăng áp lực lạm phát lên châu Âu.

Hạc Hiên
Theo báo chí nước ngoài

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục