“Buôn Ma Thuột - điểm đến của cà phê thế giới”

0:00 / 0:00
0:00
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 là “bước đệm” đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới, góp phần nâng tầm giá trị, khẳng định vị thế cà phê Việt Nam.
Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, Buôn Ma Thuột được mệnh danh là thủ phủ cà phê của Việt Nam, có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất cả nước. Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, Buôn Ma Thuột được mệnh danh là thủ phủ cà phê của Việt Nam, có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất cả nước.

Đó là thông tin được chia sẻ tại buổi Họp báo Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột 2023, tại Thủ đô Hà Nội do tỉnh Đắk Lắk tổ chức.

Thông tin về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, diễn ra từ ngày 10 - 14/3/2023, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội cho biết, cà phê là nông sản đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, mang lại nguồn kinh tế lớn cho người dân tỉnh Đắk Lắk nói riêng, vùng Tây Nguyên nói chung.

Việc tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ hội cà phê với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” nhằm tiếp tục quảng bá thương hiệu cà phê của Buôn Ma Thuột nói riêng, cũng như phát triển cà phê đặc sản Việt Nam.

Lễ hội cũng là dịp để tỉnh Đắk Lắk giới thiệu hình ảnh, thế mạnh, tiềm năng, du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh, chế biến cà phê và các sản phẩm nông nghiệp khác trên địa bàn tỉnh.

“Buôn Ma Thuột được mệnh danh là thủ phủ cà phê của Việt Nam, có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất cả nước, với diện tích khoảng 210.000 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm đạt hơn 520.000 tấn, chiếm hơn 30% sản lượng toàn quốc. Cà phê của tỉnh xuất khẩu đến hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, ông Nguyễn Tuấn Hà chia sẻ.

Hoạt động pha cà phê và thưởng thức cà phê tại Họp báo.
Hoạt động pha cà phê và thưởng thức cà phê tại Họp báo.

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk, qua 7 lần tổ chức, lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành sự kiện nổi bật của ngành cà phê Việt Nam, có ảnh hưởng lớn và để lại ấn tượng tốt đẹp đối với người dân, du khách trong nước và quốc tế.

Lễ hội năm nay sẽ được tổ chức với quy mô lớn hơn so với những lần trước, hình thức thể hiện theo xu hướng hội nhập quốc tế, với phong cách hiện đại làm nổi bật chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”.

18 hoạt động chính của lễ hội đều xoay quanh mục tiêu quảng bá, tạo điều kiện thưởng ngoạn, nắm bắt rõ hơn cho du khách và các nhà đầu tư về các chủng loại, tiêu chí sản phẩm cà phê địa phương.

Bên cạnh các nội dung chính như Lễ Khai mạc và Lễ Bế mạc, lễ hội lần này sẽ có một số hoạt động mới như: Cuộc thi video clip giới thiệu về cà phê Buôn Ma Thuột với chủ đề: “Chuyện kể về cà phê Buôn Ma Thuột”; biểu diễn vở ca kịch Khát vọng Dam Săn; lễ hội ánh sáng; triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề: “Văn hóa cà phê Việt Nam - hành trình kiến tạo văn hóa thế giới” và “Lịch sử cà phê thế giới”; hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê...

Đây là năm thứ hai, Ban Tổ chức tiếp tục mời Hoa hậu H’Hen Niê làm đại sứ truyền thông của Lễ hội.
Đây là năm thứ hai, Ban Tổ chức tiếp tục mời Hoa hậu H’Hen Niê làm đại sứ truyền thông của Lễ hội.

Đặc biệt, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 được mở rộng phạm vi trên toàn tỉnh, với sự góp sức của tất cả các huyện thành, mà chương trình cộng đồng tiêu biểu là thử nghiệm cà phê Đắk Lắk miễn phí ở hầu hết các nơi. Đây là sự khác biệt rất lớn so với các kỳ lễ hội trước, khi hoạt động chỉ mới giới hạn ở phạm vi thành phố trung tâm.

Điều này giúp các tổ chức canh tác cà phê địa phương và người dân được tiếp xúc trực tiếp với những du khách gần xa, qua đó tự động hình thành những cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu về quy trình canh tác và chế biến cà phê.

Ở chiều ngược lại, Lễ hội giúp du khách cũng như các tín đồ đam mê cà phê tìm hiểu quy trình trồng trọt, thu hoạch, bảo quản, chế biến và phân phối hạt cà phê ở Đắk Lắk và Tây Nguyên.

Ông Thái Hồng Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk cho biết, để “thiết đãi” các du khách, nhà đầu tư đến Lễ hội, ngành kinh tế xanh Đắk Lắk đã chuẩn bị 52 tour du lịch hấp dẫn, hứa hẹn mang đến những trải nghiệm không thể nào quên cho du khách trong nước và quốc tế.

Những trang trại, thương hiệu, nhãn hàng cà phê cơ sở tại các địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ cùng tụ hội tại Buôn Ma Thuột để quảng bá, thực sự chứng tỏ Buôn Ma Thuột là thủ phủ hợp tác phát triển và thương mại hóa thành công sản phẩm cà phê cao nguyên và hướng đến tầm vóc quốc gia, thế giới.

Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội cơ bản đã hoàn tất, cho thấy tinh thần đầu tư nghiêm túc, với kế hoạch xúc tiến phải hiệu quả hơn, về cơ hội kết nối du lịch, thương mại cà phê, hướng đến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa thật chất lượng, đang được chính quyền tỉnh Đắk Lắk và cộng đồng các doanh nghiệp địa phương quan tâm.

Trong đó, Hội nghị kết nối giao thương quốc tế hứa hẹn tạo nhịp cầu kết nối giao thương giữa các nhà cung cấp cà phê và các sản phẩm nông sản, với các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu được xem là điểm nhấn nổi bật. Sự kiện cũng được Đắk Lắk định vị là chương trình mở đầu cho hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư của địa phương năm 2023. Những tổ chức, doanh nghiệp được mời tham dự đều định vị rõ năng lực và điều kiện hợp tác, kết nối và chia sẻ tốt nhất các cơ hội mà hạt cà phê Đắk Lắk sẽ mang lại, không chỉ là giá trị lợi nhuận mà còn là điều kiện tăng tầm vóc thương hiệu kinh doanh.

Ban Tổ chức dự kiến, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 sẽ đón khoảng 50.000 du khách, tương đương Lễ hội lần thứ 7 năm 2019; trong đó sẽ có khoảng 160 cơ quan, đơn vị là khách mời quốc tế.

Hồng Hạnh
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục