Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Thu hồi nợ đọng thuế chuyển biến tích cực

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đinh Tiến Dũng, để thu hồi nợ đọng thuế, thời gian qua, Bộ triển khai nhiều biện pháp để thu hồi, công tác quản lý nợ thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực, số thu hồi nợ đọng tăng lên qua các năm, bình quân hàng năm đã thu đạt khoảng 82% số nợ có khả năng thu hồi.
Ngày 31/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội khóa XIV tiếp tục họp phiên toàn thể tại hội trường chất vấn các thành viên Chính phủ. Ngày 31/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội khóa XIV tiếp tục họp phiên toàn thể tại hội trường chất vấn các thành viên Chính phủ.

Ngày 31/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội khóa XIV tiếp tục họp phiên toàn thể tại hội trường chất vấn các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đinh Tiến Dũng là thành viên Chính phủ đăng đàn đầu tiên giải trình về các giải pháp nào đột phá để giảm nợ đọng thuế và làm rõ lý do vì sao Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch chậm được ban hành.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đinh Tiến Dũng, để thu hồi nợ đọng thuế, thời gian qua, Bộ triển khai nhiều biện pháp để thu hồi, công tác quản lý nợ thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực, số thu hồi nợ đọng tăng lên qua các năm, bình quân hàng năm đã thu đạt khoảng 82% số nợ có khả năng thu hồi.

Trong đó, năm 2016 ngành Thuế thu đạt 40.049 tỷ đồng, tăng 6,6%; năm 2017 thu đạt 44.773 tỷ đồng, tăng 11,9%; tính đến ngày 30/9/2018, đã thu nợ đạt 25.382 tỷ đồng. Hàng năm, Bộ có đôn đốc thu hồi thuế theo kết luận của cơ quan kiểm toán.

Nếu so với các nước ASEAN, tỷ lệ nợ đọng thuế của Việt Nam khoảng 7,5%, các nước ASEAN khoảng 8,5%.

Tuy nhiên số thuế nợ đọng vẫn còn trên 80.000 tỷ. Nguyên nhân do nhiều người nộp thuế đã chết, mất tích, phá sản... Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ đang tiến hành phân tích để có giải pháp phù hợp.

Cũng theo Bộ Tài chính, tỷ trọng nợ thuế trên tổng thu nội địa cũng có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong đó, năm 2016 giảm 8,5%; năm 2017 nợ thuế giảm 7,6%; đến 30/9/2018 nợ thuế đã giảm xuống ở mức 7,5%. Riêng tỷ lệ nợ có khả năng thu trên tổng thu nội địa đã giảm mạnh, năm 2016 là 5,6%, năm 2017 là 4,3%, thì tính đến 30/9/2018 đã giảm xuống ở mức 4,2%.

Trước đó, ngày 30/10/2018, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Quốc hội đã nghe Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Thế Hải
baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục