Bộ Tài chính “truy tìm” cán bộ để doanh nghiệp xăng dầu hưởng lợi 3.500 tỷ đồng

Người phát ngôn Bộ Tài chính cho biết, hiện cơ quan này đang tiến hành thanh tra, kiểm tra để xử lý trách nhiệm đối với cán bộ đã để xảy ra lỗ hỏng thuế xăng dầu vừa qua khiến doanh nghiệp đút túi khoảng 3.500 tỷ đồng.
Trụ sở Bộ Tài chính

Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho hay, cơ quan này đang kiểm tra để xử lý trách nhiệm cán bộ trong việc để xảy ra lỗ hổng này.

Tuy nhiên, “việc xử lý cán bộ như thế nào sẽ phải theo quy định về công tác cán bộ” – người phát ngôn Bộ Tài chính nói.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng cho rằng, trong nền kinh tế hiện nay những biến động phát sinh trong thực tiễn luôn đi trước chính sách, do đó chính sách phải điều chỉnh kịp thời để thúc đẩy nền kinh tế. Song quy trình xây dựng chính sách cũng phải đảm bảo theo văn bản quy phạm pháp luật.

Mục tiêu đặt ra là chính sách theo kịp thực tế, tuy nhiên, cũng có những trường hợp phát sinh trên thực tế rồi cơ quan điều hành mới đưa ra được những chính sách phù hợp.

Cũng theo bà Mai, hiện tại Bộ Tài chính đang chỉ đạo các đơn vị có liên quan của Bộ rà soát và sẽ thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra để thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Cụ thể kiểm tra các doanh nghiệp nào, kết quả ra sao còn chờ quyết định thành lập đoàn thanh tra và kết luận thanh tra.

Bà cũng nhấn mạnh, không phải tới khi lỗ hổng thuế xăng dầu được “khui” ra thì Bộ Tài chính mới tiến hành thanh tra,kiểm tra các DN kinh doanh xăng dầu, mà đây là công tác thường niên của Bộ.

“Xăng dầu là loại hang hoá quan trọng, đầu vào của sản xuất kinh doanh và tác động đến đông đảo đời sống nhân dân. Nên để minh bạch, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo việc chấp hành pháp luật tài chính, pháp luật về thuế thì hàng năm Bộ Tài chính vẫn có chỉ đạo thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp xăng dầu.

Giờ có việc chênh lệch thuế giúp doanh nghiệp thu lợi nhuận ước tính 3.500 tỷ đồng thì lại càng cần thiết phải thanh tra, kiểm tra. Nội dung thanh tra, kiểm tra là việc chấp hành pháp luật tài chính, pháp luật về thuế của doanh nghiệp" – người phát ngôn Bộ Tài chính chia sẻ thêm.

Cũng tại phiên họp báo, trả lời câu hỏi về cơ sở chuyển thuế môn bài sang phí và mức phí này lên gấp 2-3 lần so với trước đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay, mức thuế môn bài hiện hành đã lạc hậu khi ban hành năm 2020 với mức lương tối thiểu 290.000 đồng/tháng.

Nhưng mức lương tối thiểu hiện tại đã tang gấp gần 4 lần, mức 1.150.000 đồng/tháng và sắp tới tăng lên 1.210.000 đồng/tháng nên sẽ không còn phù hợp. Vì thế, Bộ Tài chính đề xuất đổi tên thuế môn bài thành phí và mức thu cũng nâng lên từ 300.000 đồng – 1.000.000 đồng/năm với cá nhân và 2 -10 triệu đồng/năm với tổ chức. Còn các hộ kinh doanh vẫn giữ nguyên mức thu cao nhất là 1 triệu đồng/năm

Ngoài ra, hộ kinh doanh có doanh thu 1 năm nếu dưới 100 triệu đồng/tháng cũng không phải nộp lệ phí môn bài.

Trước lo lắng của báo chí, rằng cân đối thu chi ngân sách quá “căng” nên Bộ Tài chính tính tới chuyện điều chỉnh 1 số sắc thuế, trong đó có phí môn bài, bà Mai “bác” lập luận này.

“Toàn bộ lệ phí môn bài để cân đối ngân sách địa phương nên không phải vì ngân sách “căng” mới nghĩ tớ việc sẽ tang thuế này” – Thứ trưởng Mai khảng khái.

Theo Infonet

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục