Biện pháp này là một phần của nỗ lực nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ cho đến khi Quốc hội Mỹ nâng trần nợ từ mức hiện tại hơn 20.000 tỷ USD.
Trong thư gửi giới lãnh đạo Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã yêu cầu cơ quan lập pháp này nhanh chóng nâng mức trần nợ công.
Trong thư gửi giới lãnh đạo Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã yêu cầu cơ quan lập pháp này nhanh chóng nâng mức trần nợ công.
Ông nhấn mạnh cần nâng mức giới hạn nợ cho phép "càng sớm càng tốt" để bảo vệ "uy tín và lòng tin vào nước Mỹ," cũng như tránh các hậu quả kinh tế khác.
Hồi tuần trước, ông Mnuchin cũng đã thông báo với quốc hội rằng Bộ Tài chính sẽ phải bắt đầu triển khai các biện pháp can thiệp cứng rắn để tránh nguy cơ vỡ nợ, trong đó bao gồm việc ngừng chi trả cho các quỹ hưu trí cho đến khi quốc hội hành động.
Tuần trước, nhằm tránh việc chính phủ phải đóng cửa, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu tạm thời, theo đó cung cấp ngân sách cho các cơ quan chính phủ cho đến ngày 22/12, song vẫn chưa thống nhất về việc nới rộng quyền vay mượn của Mỹ.
Trong bối cảnh thâm hụt ngân sách Mỹ tăng cao trong năm tài khóa 2017, chính phủ liên bang không còn sự lựa chọn ngoài việc vay mượn để chi trả cho các hoạt động của chính phủ, bao gồm việc trả lương cho nhân viên, trợ cấp hưu trí, chi tiêu xã hội và các khoản phí khác.
Hồi tháng Chín vừa qua, nợ công của Mỹ đã chính thức vượt qua mức 20.000 tỷ USD chỉ ít ngày sau khi Nhà Trắng cho phép Bộ Tài chính được vay thêm tiền để dùng cho hoạt động của chính phủ.
Hồi tuần trước, ông Mnuchin cũng đã thông báo với quốc hội rằng Bộ Tài chính sẽ phải bắt đầu triển khai các biện pháp can thiệp cứng rắn để tránh nguy cơ vỡ nợ, trong đó bao gồm việc ngừng chi trả cho các quỹ hưu trí cho đến khi quốc hội hành động.
Tuần trước, nhằm tránh việc chính phủ phải đóng cửa, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu tạm thời, theo đó cung cấp ngân sách cho các cơ quan chính phủ cho đến ngày 22/12, song vẫn chưa thống nhất về việc nới rộng quyền vay mượn của Mỹ.
Trong bối cảnh thâm hụt ngân sách Mỹ tăng cao trong năm tài khóa 2017, chính phủ liên bang không còn sự lựa chọn ngoài việc vay mượn để chi trả cho các hoạt động của chính phủ, bao gồm việc trả lương cho nhân viên, trợ cấp hưu trí, chi tiêu xã hội và các khoản phí khác.
Hồi tháng Chín vừa qua, nợ công của Mỹ đã chính thức vượt qua mức 20.000 tỷ USD chỉ ít ngày sau khi Nhà Trắng cho phép Bộ Tài chính được vay thêm tiền để dùng cho hoạt động của chính phủ.
Theo đó, đến ngày 12/9, nợ công của Chính phủ Mỹ đã đạt 20.160 tỷ USD, đồng nghĩa trung bình mỗi người Mỹ đang phải gánh một món nợ tương đương 62.000 USD.
Trên thực tế, con số nợ công đã vượt trần từ tháng Ba, tuy nhiên thời điểm đó, Bộ Tài chính chưa được phép vay thêm tiền và phải sử dụng các biện pháp can thiệp để giữ mức nợ ở quanh mức dưới 20.000 tỷ USD.
Tuy nhiên, đến hôm 9/9, Tổng thống Trump đã ký phê chuẩn các biện pháp rót ngân sách cho chính phủ liên bang và cho phép tạm thời đình chỉ các biện pháp giới hạn trần nợ tới ngày 8/12.
Tuy nhiên, đến hôm 9/9, Tổng thống Trump đã ký phê chuẩn các biện pháp rót ngân sách cho chính phủ liên bang và cho phép tạm thời đình chỉ các biện pháp giới hạn trần nợ tới ngày 8/12.
Điều này cho phép Bộ Tài chính vay thêm ngân sách cho tới thời gian đó, khiến số nợ của chính phủ tăng thêm khoảng hơn 300 tỷ USD, kéo theo nợ công vượt mức 20.000 tỷ USD.
Việc nợ gia tăng một lần nữa khiến Bộ Tài chính buộc phải sử dụng các biện pháp can thiệp nhằm đảm bảo số nợ không tiếp tục vượt trần. Các biện pháp này có thể kéo dài ít nhất tới tháng Ba tới hoặc có thể là hết mùa Hè năm 2018.
Việc điều chỉnh giới hạn nợ của chính phủ phải được cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua trước khi Tổng thống ký ban hành thành luật. Kể từ năm 1962 đến nay, Quốc hội Mỹ đã hơn 70 lần điều chỉnh ngưỡng an toàn đối với nợ công.
Việc điều chỉnh giới hạn nợ của chính phủ phải được cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua trước khi Tổng thống ký ban hành thành luật. Kể từ năm 1962 đến nay, Quốc hội Mỹ đã hơn 70 lần điều chỉnh ngưỡng an toàn đối với nợ công.
Tần suất điều chỉnh tăng cao kể từ năm 2002 đến nay. Giới chuyên gia nhận định việc Chính phủ Mỹ vỡ nợ sẽ châm ngòi cho sự hoảng loạn và dẫn tới những hậu quả "thảm khốc" đối với hệ thống tài chính toàn cầu.