Thứ Sáu (9/7) khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để thúc đẩy cho vay. Mặc dù PBOC cho biết động thái này không phải là một động thái kích thích mới, nhưng phạm vi của việc cắt giảm 0,5% đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã gây bất ngờ.
Dữ liệu tăng trưởng GDP quý II của Trung Quốc sẽ được công bố hôm thứ Năm (15/7). Theo một cuộc thăm dò ý kiến của các nhà kinh tế Bloomberg, tăng trưởng GDP quý II của Trung Quốc được dự báo ở mức 8% từ mức tăng kỷ lục 18,3% trong quý I. Các chỉ số chính về doanh số bán lẻ, sản xuất công nghiệp và đầu tư tài sản cố định đều được ở mức vừa phải.
Động thái nhanh chóng của PBOC đối với việc hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một cách để đảm bảo đà phục hồi kinh tế vẫn sẽ tiếp tục diễn ra.
Trên thực tế, nền kinh tế luôn được kỳ vọng sẽ đi xuống từ những đỉnh cao đã đạt được trong lần phục hồi ban đầu và khi hiệu ứng cơ bản thấp của năm ngoái đã biến mất. Tuy nhiên, các nhà kinh tế nói rằng, việc tăng trưởng chậm lại đến sớm hơn dự kiến và hiện có thể lan rộng trên toàn thế giới.
Rob Subbaraman, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu tại Nomura Holdings cho biết: “Không có nghi ngờ gì về tác động của nền kinh tế Trung Quốc chậm lại sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu với phạm vi lớn hơn so với 5 năm trước. Tình trạng hồi phục từ đại dịch Covid-19 cũng có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng của thị trường rằng nếu nền kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt, thì những nước khác cũng sẽ tương tự”.
Bên cạnh đó, sự phục hồi chậm lại cũng củng cố quan điểm rằng, lạm phát có thể đã lên đến đỉnh điểm và giá hàng hóa có thể điều chỉnh hơn nữa.
Wei Yao, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Societe Generale SA cho biết: “Tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đồng nghĩa với áp lực giảm phát trong ngắn hạn trên toàn cầu, đặc biệt là nhu cầu về kim loại công nghiệp và hàng hóa tư bản”.
Ở Trung Quốc, câu hỏi lớn tiếp tục là tại sao doanh số bán lẻ vẫn ở mức thấp khi Covid-19 vẫn được kiểm soát. Theo Bloomberg Economics, có khả năng doanh số bán hàng chậm lại vào tháng 6 là do tâm lý bị đè nặng bởi các biện pháp kiểm soát nhằm ngăn chặn sự bùng phát lẻ tẻ của virus.
Ngay cả với sự hỗ trợ của PBOC đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng trước đó không có dấu hiệu cho thấy sự đảo ngược trên diện rộng trong cách tiếp cận về biện pháp kích thích mà các nhà chức trách đã thực hiện kể từ khi cuộc khủng hoảng Covid-19 bắt đầu.
Bruce Pang, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu chiến lược và vĩ mô tại China Renaissance Securities Hong Kong cho biết, việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc một phần là để “quản lý kỳ vọng” trước dữ liệu kinh tế quý II trong tuần này.
"Động thái này cũng cung cấp nhiều dư địa chính sách hơn trong tương lai vì đà phục hồi kinh tế chắc chắn đã chậm lại”, ông cho biết.