Từ các nhà sản xuất nệm, các nhà sản xuất ô tô, cho đến các nhà sản xuất lá nhôm đang mua nhiều nguyên liệu hơn mức họ cần để tồn tại với nhu cầu hàng hóa tăng chóng mặt.
Hoạt động mua và tích trữ của các doanh nghiệp đang đẩy chuỗi cung ứng đến bờ vực bị co hẹp. Tình trạng thiếu hụt, tắc nghẽn giao thông và giá cả tăng vọt đã làm dấy lên lo ngại rằng nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng sẽ gây ra lạm phát.
Đồng, quặng sắt và thép; ngô, cà phê, lúa mì và đậu nành; gỗ xẻ, chất bán dẫn, nhựa và bìa cứng để đóng gói... Tất cả đều đang tăng giá.
Hàng loạt sự cố với chuỗi cung ứng đã xảy ra từ đầu năm tới nay. Sự cố nghiêm trọng ở kênh đào Suez vào tháng 3 đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng. Hạn hán đã tàn phá các loại cây nông nghiệp. Một đợt đóng băng sâu và mất điện hàng loạt đã quét sạch các hoạt động năng lượng và hóa dầu trên khắp miền Trung nước Mỹ trong tháng 2. Tin tặc đã đánh sập đường ống dẫn nhiên liệu lớn nhất ở Mỹ, khiến giá xăng lần đầu tiên lên trên 3 USD/gallon kể từ năm 2014. Hiện tại, đợt bùng phát Covid-19 lớn của Ấn Độ đang đe dọa các cảng lớn nhất của nước này.
Chỉ số các nhà quản lý hậu cần của Mỹ là một công cụ đo lường được xây dựng dựa trên một cuộc khảo sát hàng tháng đối với các giám đốc cung ứng của công ty để khảo sát ba thành phần quan trọng của việc quản lý chuỗi cung ứng gồm hàng tồn kho, vận chuyển và chi phí kho hàng hiện tại và trong 12 tháng tới.
Chỉ số này hiện tại đang ở mức cao thứ hai trong các kỷ lục từ năm 2016 và dự báo cho 12 tháng tới cho thấy khả năng giảm xuống là rất thấp. Chỉ số này đã được chứng minh là chính xác đáng kinh ngạc trong quá khứ khi khớp với chi phí thực tế khoảng 90% thời gian.
“Về cơ bản, những gì mọi người đang nói với chúng tôi là sẽ khó có được nguồn cung đến nơi phù hợp với nhu cầu và do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục chứng kiến một số đợt tăng giá 12 tháng tiếp theo”, Zac Rogers, Giám đốc quản lý chuỗi cung ứng Colorado State University cho biết.
Các phong vũ biểu nổi tiếng hơn đang bắt đầu phản ánh chi phí cao hơn cho các hộ gia đình và công ty. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ không bao gồm thực phẩm và nhiên liệu đã tăng vọt trong tháng 4 so với mức cao nhất kể từ năm 1982. Trừ khi các công ty chuyển chi phí đó cho người tiêu dùng và tăng năng suất, nếu không nó sẽ ăn vào biên lợi nhuận của họ.
Ngày càng có nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, lạm phát chắc chắn sẽ tăng nhanh. Mối đe dọa đã đủ để gây chấn động đến các thủ đô, ngân hàng trung ương, nhà máy và siêu thị trên thế giới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang phải đối mặt với những câu hỏi mới về việc khi nào họ sẽ tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát và rủi ro chính trị được nhận thức đã đe dọa làm đảo lộn các kế hoạch chi tiêu của Tổng thống Joe Biden.
David Landau, Giám đốc sản phẩm của BluJay Solutions, một nhà cung cấp dịch vụ và phần mềm hậu cần có trụ sở tại Anh cho biết: “Bạn mang tất cả những yếu tố này vào và đó là môi trường chín muồi cho lạm phát đáng kể với đòn bẩy hạn chế”.
Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách đã đưa ra một số lý do khiến họ tin rằng áp lực lạm phát không vượt khỏi kiểm soát. Thống đốc Fed, Lael Brainard gần đây đã nói rằng các quan chức nên “kiên nhẫn mặc dù sự gia tăng tạm thời”.
Các đợt tăng giá mạnh gần đây một phần được cho là do so sánh với đợt giảm mạnh của một năm trước. Hơn nữa, doanh số bán lẻ của Mỹ đã bị đình trệ trong tháng 4 sau khi tăng mạnh trong tháng trước đó và giá hàng hóa gần đây đã giảm từ mức cao nhất trong nhiều năm.
Wolkin, Phó chủ tịch hoạt động của Colgate Mattress có trụ sở tại Atlanta cho biết: “Nó đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát, đặc biệt là trong tháng qua. Chúng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này”.
Ngay cả các công ty đa quốc gia với hệ thống quản lý cung ứng kỹ thuật số và đội ngũ người giám sát chúng cũng đang cố gắng đối phó. Giám đốc điều hành của Whirlpool, Marc Bitzer nói với Bloomberg Television rằng, chuỗi cung ứng của họ đang "đảo lộn khá nhiều" và nhà sản xuất thiết bị này đang dần tăng giá.
Sự căng thẳng kéo dài đến tận sản lượng nguyên liệu thô toàn cầu và có thể vẫn tồn tại vì khả năng sản xuất nhiều hơn. Giá gỗ xẻ, đồng, quặng sắt và thép đều tăng trong những tháng gần đây do nguồn cung hạn chế do nhu cầu mạnh hơn từ Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Dầu thô cũng đang tăng, giá nguyên liệu công nghiệp từ nhựa đến cao su và hóa chất cũng tăng theo. Một số sự gia tăng đã được đưa vào giá hàng hóa. Reynolds Consumer Products, nhà sản xuất giấy nhôm cùng tên và túi đựng rác Hefty đang lên kế hoạch tăng giá một đợt nữa và đây là lần thứ 3 trong năm nay.
Chi phí thực phẩm cũng đang tăng cao. Dầu ăn được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, dầu cọ đã tăng hơn 135% trong năm qua lên mức kỷ lục. Đậu nành lần đầu tiên đạt mức 16 USD/giạ kể từ năm 2012. Giá ngô kỳ hạn đạt mức cao nhất trong 8 năm trong khi giá lúa mỳ kỳ hạn tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2013.
Một chỉ số của Liên hợp quốc về chi phí lương thực thế giới đã tăng trong tháng thứ 11 liên tiếp tính tới tháng 4/2021 lên mức cao nhất trong 7 năm. Giá lương thực đang ở mức tăng lâu nhất trong hơn một thập kỷ trong bối cảnh lo lắng về thời tiết và làn sóng thu mua cây trồng ở Trung Quốc đang thắt chặt nguồn cung và đe dọa lạm phát nhanh hơn.