Bình quân mỗi tháng, hơn 10.400 doanh nghiệp rút khỏi thị trường

4 tháng đầu năm 2020, cả nước có 41.755 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Người dân được yêu cầu đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Trong ảnh: Khách mua hàng tại cửa hàng thời trang trên đường Đồng Khởi, TP.HCM (ảnh: HP). Người dân được yêu cầu đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Trong ảnh: Khách mua hàng tại cửa hàng thời trang trên đường Đồng Khởi, TP.HCM (ảnh: HP).

Giảm tỷ lệ doanh nghiệp chờ giải thể và đã giải thể

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tình hình doanh nghiệp rút khỏi thị trường thể hiện xu hướng chờ đợi, “đóng băng” hoặc đưa doanh nghiệp vào tình trạng “ngủ đông” để nghe ngóng, xem xét diễn biến của dịch bệnh. 

Sau đó, mới quyết định tiếp tục kinh doanh hay “đóng cửa” doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này. 

Điều này thể hiện ở sự gia tăng mạnh về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn và giảm về số doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể.

Theo đó, trong 4 tháng đầu năm có 41.755 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái), bao gồm gần 22.700 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 33,6%), xấp xỉ 14.000 doanh nghiệp chờ giải thể (giảm 19,2%) và khoảng 5.100 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 3,8%).  

4 tháng đầu năm thường là giai đoạn các doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh cho một năm tài chính mới, nhờ đó, tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thời gian này sẽ cao nhất. 

Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm nay, dù tình hình dịch bệnh COVID-19 ở nước ta đã có dấu hiệu dần được kiểm soát nhưng vẫn chưa được xử lý hoàn toàn nên đa số doanh nghiệp vẫn đang chần chừ, nghe ngóng thông tin để có thể đưa ra phương án tối ưu nhất. 

Cụ thể, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm nay là 17.823 doanh nghiệp, chỉ tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi tỷ lệ này của 4 tháng đầu năm 2019 so với 4 đầu tháng năm 2018 tăng 52,6%.

Ba ngành có số lượng doanh nghiệp quay lại hoạt động nhiều nhất trong 4 tháng đầu năm 2020 gồm bán buôn/ bán lẻ (chiếm 36,4%), xây dựng (chiếm 14,8%) và công nghiệp chế biến/ chế tạo (chiếm 12,4%).

Số tạm ngừng kinh doanh có thời hạn cao kỷ lục 5 năm qua

Theo dữ liệu lịch sử từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh thì tỷ lệ gia tăng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của 4 tháng hàng năm, giai đoạn 2015-2019 không có sự đột biến với mức trung bình khoảng 20%. 

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn 4 tháng đầu năm nay gần 22.700 doanh nghiệp, tăng 33,6% với cùng kỳ năm 2019. 

Đây là mức tăng cao nhất về số lượng đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong 4 tháng giai đoạn 2015-2020, thể hiện sự ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh COVID-19 đến việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.

Một điểm đáng lưu ý là so với cùng kỳ năm 2019, số lượng các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng mạnh, trải dài ở 16/17 lĩnh vực từ bán buôn/bán lẻ đến dịch vụ lưu trú/ăn uống, giáo dục/đào tạo đến y tế/ hoạt động trợ giúp xã hội,…

Bảng: Một số lĩnh vực có số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất so với cùng kỳ năm 2019.

Lĩnh vực

Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh

Tỷ lệ so với cùng kỳ 2019 (%)

Kinh doanhbất động sản

623

109,8

nghệ thuật, vui chơi/giải trí

197

85,8

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

1.358

61,3

Dịch vụ việc làm/ du lịch

1.321

50,5

Giáo dục và đào tạo

405

47,3

Vận tải kho bãi

1.331

34,4

Nếu chia theo địa bàn, tất cả các vùng lãnh thổ đều tăng về số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh. 

Trong đó, khu vực đồng bằng sông Hồng có số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh cao nhất với 7.711 doanh nghiệp, chiếm 34,0% cả nước; tiếp đến là Đông Nam Bộ với 7.527 doanh nghiệp, chiếm 33,2% (tăng lần lượt 33,7% và 37,2% so với cùng kỳ năm 2019).

Hồng Phúc
Baodautu.vn

Tin liên quan

Tin cùng chuyên mục